[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
View attachment 7900198
Số liệu của IEA năm 2019, hệ số công suất của điện gió ngoài khơi so với các công nghệ khác.
Có thể đúng với năm 2019 nhưng ko đúng với 2022, nhưng cảm ơn cụ nhiều thông tin thú vị:

- hệ số công suất than Nhật cực cao gần 80%, nên ý tưởng dỡ 1 nhà máy than Nhật về lắp không phải là ý tưởng tồi, ko phải chuyện đùa. Nhất là nguồn than Nhật khá giống VN

- hệ số công suất gió ngoài khơi TQ Ấn Độ luôn thấp hơn Âu Mỹ. Có nhiều thứ phải đánh đổi khi trình độ thấp tin cậy thấp thì phải lấy lượng, giá rẻ để bù

- Bài học cho VN từ chart này trước khi làm gió ngoài khơi: phấn đấu hiệu suất (hệ số công suất) 35% đã là quá đỉnh.

Một cái chart rất thú vị.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,056
Động cơ
135,433 Mã lực
Có biển mà không làm đc điện gió ngoài khơi cũng phí, pvn với evn nhận kèo khum
Gớm, hoàn vốn dễ, kiếm tiền dễ thì tư nhân, nhà đầu tư ngoại họ nhảy vào ngay, không cần bác set kèo. Cơ bản bây giờ vẫn khó nhằn nên họ chưa vào thôi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Gớm, hoàn vốn dễ, kiếm tiền dễ thì tư nhân, nhà đầu tư ngoại họ nhảy vào ngay, không cần bác set kèo. Cơ bản bây giờ vẫn khó nhằn nên họ chưa vào thôi.
Nếu cho tự hạch toán ko trợ giá với cơ chế giá bây giờ 1800đ/kwh điện gió ngoài khơi thì cam đoan với cụ không ai làm đâu. Kể cả dí súng vào đầu cucng không làm vì đằng nào cũng chết :) dí súng cũng chết mà lỗ giập mẹt cucng chết, đã chết lại còn bị dân chửi dí **** vào làm
 
Chỉnh sửa cuối:

tquang

Xe tăng
Biển số
OF-384024
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
1,124
Động cơ
251,740 Mã lực
Tuổi
36
Bảng này nhà em cũng lưu trữ nhưng em dùng ắc quy 16 con Ắc quy GS7Ah, tổng công suất là 2.7 ký (6 tấm 450Wp). Bọn ắc quy này chủ yếu để nuôi khi mất điện được vài ba tiếng.
Ti diên, em pahri công nhận là con LuxPower cũng chưa đủ khôn, lập trình còn kém. Còn thiếu một chế độ Ưu tiên lưới về ban đêm và chỉ dùng ắc quy khi mất điện lưới và mặt trời. Em đang biên thư cho bọn nó đề nghị bổ sung tính năng!
Bộ em giới thiệu trên này là bộ có lưu trữ với pin SVE5000Wm - 5.12Kw >> pin này mà không chạy điều hoà, đun nước thì quạt, máy giặt chạy hết đêm cũng ok.
Vậy là con lux khoản này này kém deye ạ. Hôm trc cháu có hỏi thì bên kia họ tư vấn nói là cài đặt dc. Khi trời tối thì nó ưu tiên dùng nguồn từ pin lưu trữ, khi cs pin giảm dưới mức đặt 50 70% thì tự chuyển sang dùng điện lưới còn pin để dự phòng lúc mất điện ạ. Cháu có hỏi cài đặt % kia có dễ ko thì ko thấy trả lời.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,791
Động cơ
460,643 Mã lực
Gớm, hoàn vốn dễ, kiếm tiền dễ thì tư nhân, nhà đầu tư ngoại họ nhảy vào ngay, không cần bác set kèo. Cơ bản bây giờ vẫn khó nhằn nên họ chưa vào thôi.
Cụ không thấy em chỉ đích danh 2 tập đoàn năng lượng kia à, tập đoàn mà cứ làm dự án mèo con thì gọi gì là tập đoàn :)) nc ngoài thì xin kiếu, nghi sơn 30% vốn pvn còn lại của anh kuwatt với anh nhật giờ sợ lắm rồi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ không thấy em chỉ đích danh 2 tập đoàn năng lượng kia à, tập đoàn mà cứ làm dự án mèo con thì gọi gì là tập đoàn :)) nc ngoài thì xin kiếu, nghi sơn 30% vốn pvn còn lại của anh kuwatt với anh nhật giờ sợ lắm rồi.
Vậy thì cụ đã thấy động lực năng lượng là tư nhân trong nước chưa? Đã ngộ ra khỏi vùng an toàn "nhà nước", "bao cấp", "FDI" chưa? Con đường mò mẫm, sai, sửa 30 năm. Dù nhà nước vẫn nên nắm hạ tầng lõi như điều độ, truyền tải; nếu cho tư nhân xâm nhập ảnh hưởng hạ tầng lõi sẽ thành loạn, hoang dã.
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Chăc em phải làm một bài giải thích về nguyên tắc và phương pháp hoà lưới một cách nôm na để các cụ thẩm thêm chút:
Điện xoay chiều AC dân dụng có sự biến thiên về điện áp, dao động theo hình sin với tần số 50/60 Hz. Nếu dùng máy hiện sóng để nghiên cứu thì điện xoay chiều sẽ dao động kiểu hình sin dưới đây.
Nguyên lý: để hoà lưới đối với điện xoay chiều thì cần đảm bảo dòng điện cần hoà vào có trùng tần số và kiểu biến thiên (hình sin) với điện lưới. Theo đó, khi đảm bảo trùng về tần số và kiểu biến thiên, sẽ xảy ra mấy tình huông sau:
+ Nếu điện áp nguồn AC (1) muốn hoà lưới cao hơn so với lưới thì điện từ nguồn 1 sẽ chạy vào lưới theo công suất của máy;
+ Nếu điện áp nguồn 1 bằng với điện áp lưới thì không có dòng điện lưu chuyển từ lưới vào máy phát;
+ Nếu điện áp nguồn 1 thấp hơn lưới thì xảy ra hiện tượng điện lưới chạy vào máy phát, tuỳ đặc điểm của nguồn 1 mà sẽ có mấy tình huống sau:
++ Nếu nguồn 1 là máy phát điện hoặc một biến thế cách ly dùng lõi thép silic thông thường: sẽ không xảy ra chuyện gì vì cuộn tiếp xúc trực tiếp với lưới là cuộn cảm, có độ tự cảm nên sẽ điều duy nhất diễn ra là cuộn này sẽ nóng lên (tuỳ độ chênh lệch điện áp) - độ khác biệt về biên độ hình sin.
++ Nếu nguồn 1 là một nguồn xung Inverter thì sẽ rất nguy hiểm vì loại nguồn này thực hiện tạo ra sóng sin dựa vào hình thức băm xung để kích thích cuộn cảm trên máy biến áp xung (tần số cao). Nhiều người đã thử với trường hợp này và gây cháy nổ nếu không lắp thêm một biến áp cách ly thường.

View attachment 7899491
Hoà lưới
View attachment 7899564

Nếu bị lệch tần số thì điện lưới sẽ giết chết nguồn hoà lưới ngay tức khắc - cháy, nổ bùm ngay. Chính vì vậy, các nhà máy khi muốn hoà vào lưới điện họ đều phải đảm bảo quản tần số chuẩn và hiệu chỉnh để hoà vào lưới thông qua sân phân phối (bản chất là các biến áp và các cầu dao điện).
Các biến tần tốt hiện tại có tính năng hoà lưới đều phải làm việc theo nguyên lý này theo các bước sau:
1. Cách ly: chưa nối lưới vội
2. Đánh giá tần số điện lưới, điểm Zero, đường sin đi qua gốc 0
3. Chỉ thị mạch tạo điện xoay chiều hiệu chỉnh tần số, biên độ/ điện áp;
4. Nối lưới khi đường sin đến điểm đi qua gốc 0
Thủ tục này, tuỳ theo máy sẽ mất vài giây. Máy càng tốt thì thời gian này càng ngắn.

Hoà lưới, bám tải:
Đây là tính năng của các biến tần đời mới hiện tại (có tính năng không xuất điện ra lưới - Zero Export). Nó chỉ xuất khi được yêu cầu, còn lại thì nó cố gắng duy trì điện áp ở điểm nối lưới bằng điện áp của lưới, nếu thiếu điện cho tải thì nó sẽ lấy thêm từ lưới để bù, còn dư điện mặt giời thì nó sẽ chuẩn bị đủ điện cho tải mà thôi.
Có khi phải nhờ bác dịch ra tiếng Việt mới hiểu được.
Bỏ học lâu quá rồi bác ạ.
 

Phanhoang154

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835164
Ngày cấp bằng
9/6/23
Số km
351
Động cơ
5,216 Mã lực
Tuổi
48
Mục tiêu 2030 làm tới 7gw chứ thí điểm gì nữa bác. Tui mới google thì thấy vấn đề lớn nhất là chưa có hướng dẫn, thủ tục pháp lý, mà đợi anh Diên ảnh làm chắc 2026 hết nhiệm kỳ chưa xong đâu 😂 .
Cơ chế chính sách còn chưa có thì 7Gw làm vào mắt.

Screenshot_20230613-162942~2.png
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,056
Động cơ
135,433 Mã lực
Cụ không thấy em chỉ đích danh 2 tập đoàn năng lượng kia à, tập đoàn mà cứ làm dự án mèo con thì gọi gì là tập đoàn :)) nc ngoài thì xin kiếu, nghi sơn 30% vốn pvn còn lại của anh kuwatt với anh nhật giờ sợ lắm rồi.
Vâng. Nhưng PVN với EVN thì thường làm khi dự án "an toàn" và không có động lực "kiếm tiền". Đội tư nhân thì ngửi hơi tiền rất nhanh thậm chí còn lobby chính sách để set sẵn kèo (theo ngôn ngữ của cụ) để làm luôn; không cần cụ phải set keo cho họ.
Nên cái điện gió ngoài khơi, cụ không phải mời EVN với PVN vì em biết là hiện nó không ngon không phải vì họ thích làm mèo con mà vì cái "điện gió ngoài khơi" bây giờ là con khủng long nhưng lại không có thật (vì giá thành nó sẽ cao nên nó tuyệt chủng). Hehe.
Nước ngoài nó cũng thế thôi cụ. Mấy cái năng lượng tái tạo, cam kết giảm phát thải, VN mà không cẩn thận thì lại ăn quả đắng giá thành điện cao chót vót, khỏi mơ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấy. Đừng tưởng ngon ăn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phanhoang154

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835164
Ngày cấp bằng
9/6/23
Số km
351
Động cơ
5,216 Mã lực
Tuổi
48
Gớm, hoàn vốn dễ, kiếm tiền dễ thì tư nhân, nhà đầu tư ngoại họ nhảy vào ngay, không cần bác set kèo. Cơ bản bây giờ vẫn khó nhằn nên họ chưa vào thôi.
Chạy mất dép hết cả rồi.





Gã khổng lồ năng lượng Đan Mạch Orsted 'tạm dừng các hoạt động phát triển thị trường' tại Việt Nam

Bởi Tri Đức

Thứ Ba, ngày 13 tháng Sáu năm 2023 | 8:54 sáng GTM+7

Orsted của Đan Mạch đã "tạm dừng các hoạt động phát triển thị trường ở Việt Nam", Per Mejnert Kristensen, phó chủ tịch cấp cao và chủ tịch châu Á-Thái Bình Dương, cho biết tại sự kiện Ngày thị trường vốn của gã khổng lồ năng lượng gió vào thứ Năm tuần trước.

Giám đốc điều hành đã tiết lộ thông tin trong khi xem xét chiến lược của Orsted ở Châu Á-Thái Bình Dương, lưu ý rằng Việt Nam vẫn là "một thị trường nhà cung cấp quan trọng".

Orsted sẽ đấu thầu có chọn lọc và bỏ chọn các cơ hội mà không có đủ giá trị, vì nó đã bỏ chọn các cuộc đấu giá ở Massachusetts, Đài Loan và các thị trường ở Pháp, Việt Nam, ông nói thêm.

Trích dẫn một ví dụ, Kristensen cho biết Orsted "đã không đấu thầu trong vòng trước ở Đài Loan" do những hạn chế được đặt ra bởi các quy định, bao gồm quy mô dự án và các hạn chế về nội dung.

Per Mejnert Kristensen, phó chủ tịch cấp cao của Orsted và chủ tịch Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh lịch sự của Orsted.

Trên quy mô toàn cầu, tại sự kiện này, Orsted đã công bố mục tiêu lắp đặt 50 GW năng lượng tái tạo và đầu tư 475 tỷ DKK (68,52 tỷ đô la) vào năm 2023-2030. Gã khổng lồ cũng nhấn mạnh triển vọng thị trường cho Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm hàng chục GW từ năng lượng gió ngoài khơi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc.

Vào tháng 8 năm 2022, Orsted và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã đề xuất hai dự án gió ngoài khơi có công suất 5 GW ngoài khơi bờ biển tỉnh Ninh Thuận. Việc phát triển dự án 3-GW Ninh Thuận 1 dự kiến bắt đầu từ năm 2029 đến năm 2033 qua ba giai đoạn, với 1 GW cho mỗi giai đoạn. Dự án 2-GW Ninh Thuận 2 sẽ được phát triển từ năm 2030 đến năm 2037 theo hai giai đoạn, cũng với 1 GW cho mỗi giai đoạn.

Sebastian Hald Buhl, giám đốc quốc gia của Orsted tại Việt Nam, đã nói tại một cuộc đối thoại kinh doanh vào tháng 9 năm 2022 rằng công ty dự kiến sẽ tạo ra 2 GW làm năng lượng gió ngoài khơi ban đầu tại Việt Nam trước năm 2030, chi 5,5 tỷ đô la và tạo ra 25.000 việc làm.

Ông ấy đã nói thêm rằng một cơ chế cạnh tranh cho các dự án là cần thiết trên thị trường, vì vậy chính phủ nên đưa ra một cơ chế đấu thầu hiệu quả để hỗ trợ các mục tiêu gió ngoài khơi chính được đặt ra cho năm 2035.

Kế hoạch Phát triển Điện Quốc gia của Việt Nam cho giai đoạn 2021-2030 (PDP VIII), đã được phê duyệt vào tháng trước, có 6.000 MW điện gió ngoài khơi.

Vào tháng Năm, Tập đoàn Dịch vụ Kỹ thuật Petrovietnam (PTSC) đã ký hợp đồng xây dựng nền móng trang trại gió ngoài khơi cho Orsted, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận được đơn đặt hàng loạt cho các thiết bị điện gió ngoài khơi. Chi nhánh kỹ thuật của tập đoàn dầu khí quốc gia, Petrovietnam, sẽ sản xuất 33 nền tảng xô hút để vận hành tuabin theo thiết kế thân thiện với môi trường do gã khổng lồ năng lượng Đan Mạch phát triển.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,056
Động cơ
135,433 Mã lực
Cơ chế chính sách còn chưa có thì 7Gw làm vào mắt.

Screenshot_20230613-162942~2.png
Như em nói ở trên, điện hạt nhân thôi cụ. Điện than ((trừ vụ phát thải thôi) thì nhập với kế hoạch dài hạn hơn vẫn ổn vì nguồn than còn nhiều . Năm nay phát sinh là kế hoạch mình ngắn hạn và không có dự phòng thôi chứ bản chất, thế giới chưa thiếu than.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Chạy mất dép hết cả rồi.





Gã khổng lồ năng lượng Đan Mạch Orsted 'tạm dừng các hoạt động phát triển thị trường' tại Việt Nam

Bởi Tri Đức

Thứ Ba, ngày 13 tháng Sáu năm 2023 | 8:54 sáng GTM+7

Orsted của Đan Mạch đã "tạm dừng các hoạt động phát triển thị trường ở Việt Nam", Per Mejnert Kristensen, phó chủ tịch cấp cao và chủ tịch châu Á-Thái Bình Dương, cho biết tại sự kiện Ngày thị trường vốn của gã khổng lồ năng lượng gió vào thứ Năm tuần trước.

Giám đốc điều hành đã tiết lộ thông tin trong khi xem xét chiến lược của Orsted ở Châu Á-Thái Bình Dương, lưu ý rằng Việt Nam vẫn là "một thị trường nhà cung cấp quan trọng".

Orsted sẽ đấu thầu có chọn lọc và bỏ chọn các cơ hội mà không có đủ giá trị, vì nó đã bỏ chọn các cuộc đấu giá ở Massachusetts, Đài Loan và các thị trường ở Pháp, Việt Nam, ông nói thêm.

Trích dẫn một ví dụ, Kristensen cho biết Orsted "đã không đấu thầu trong vòng trước ở Đài Loan" do những hạn chế được đặt ra bởi các quy định, bao gồm quy mô dự án và các hạn chế về nội dung.

Per Mejnert Kristensen, phó chủ tịch cấp cao của Orsted và chủ tịch Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh lịch sự của Orsted.

Trên quy mô toàn cầu, tại sự kiện này, Orsted đã công bố mục tiêu lắp đặt 50 GW năng lượng tái tạo và đầu tư 475 tỷ DKK (68,52 tỷ đô la) vào năm 2023-2030. Gã khổng lồ cũng nhấn mạnh triển vọng thị trường cho Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm hàng chục GW từ năng lượng gió ngoài khơi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc.

Vào tháng 8 năm 2022, Orsted và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã đề xuất hai dự án gió ngoài khơi có công suất 5 GW ngoài khơi bờ biển tỉnh Ninh Thuận. Việc phát triển dự án 3-GW Ninh Thuận 1 dự kiến bắt đầu từ năm 2029 đến năm 2033 qua ba giai đoạn, với 1 GW cho mỗi giai đoạn. Dự án 2-GW Ninh Thuận 2 sẽ được phát triển từ năm 2030 đến năm 2037 theo hai giai đoạn, cũng với 1 GW cho mỗi giai đoạn.

Sebastian Hald Buhl, giám đốc quốc gia của Orsted tại Việt Nam, đã nói tại một cuộc đối thoại kinh doanh vào tháng 9 năm 2022 rằng công ty dự kiến sẽ tạo ra 2 GW làm năng lượng gió ngoài khơi ban đầu tại Việt Nam trước năm 2030, chi 5,5 tỷ đô la và tạo ra 25.000 việc làm.

Ông ấy đã nói thêm rằng một cơ chế cạnh tranh cho các dự án là cần thiết trên thị trường, vì vậy chính phủ nên đưa ra một cơ chế đấu thầu hiệu quả để hỗ trợ các mục tiêu gió ngoài khơi chính được đặt ra cho năm 2035.

Kế hoạch Phát triển Điện Quốc gia của Việt Nam cho giai đoạn 2021-2030 (PDP VIII), đã được phê duyệt vào tháng trước, có 6.000 MW điện gió ngoài khơi.

Vào tháng Năm, Tập đoàn Dịch vụ Kỹ thuật Petrovietnam (PTSC) đã ký hợp đồng xây dựng nền móng trang trại gió ngoài khơi cho Orsted, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận được đơn đặt hàng loạt cho các thiết bị điện gió ngoài khơi. Chi nhánh kỹ thuật của tập đoàn dầu khí quốc gia, Petrovietnam, sẽ sản xuất 33 nền tảng xô hút để vận hành tuabin theo thiết kế thân thiện với môi trường do gã khổng lồ năng lượng Đan Mạch phát triển.
Sao Orsted không hút vốn từ JETP để bù giá nhỉ? Nếu Orsted cũng chạy làng thì chẳng lẽ JETP nói chơi?
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,791
Động cơ
460,643 Mã lực
Vâng. Nhưng PVN với EVN thì thường làm khi dự án "an toàn" và không có động lực "kiếm tiền". Đội tư nhân thì ngửi hơi tiền rất nhanh thậm chí còn lobby chính sách để set sẵn kèo (theo ngôn ngữ của cụ) để làm luôn; không cần cụ phải set keo cho họ.
Nên cái điện gió ngoài khơi, cụ không phải mời EVN với PVN vì em biết là hiện nó không ngon không phải vì họ thích làm mèo con vì cái "điện gió ngoài khơi" bây giờ là con khủng long nhưng lại không có thật (vì giá thành nó sẽ cao nên nó tuyệt chủng). Hehe.
Nước ngoài nó cũng thế thôi cụ. Mấy cái năng lượng tái tạo, cam kết giảm phát thải, VN mà không cẩn thận thì lại ăn quả đắng giá thành điện cao chót vót, khỏi mơ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấy. Đừng tưởng ngon ăn.
Cụ không cần phải lo, chiến lược phát triển các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước đã được lên khung, chờ các tín hiệu cụ thể thực tiễn để có thể nhảy vào cơ cấu lại các tập đoàn trong đó có bộ 3 năng lượng tkv, evn, pvn. Trước đó đã có tập đoàn dệt may mở bát rồi.
Còn chuyện điện gió ngoài khơi, khẳng định ở đây là có tiềm năng, nội địa hoá về truyền dẫn, hạ tầng phụ trợ hoàn toàn trong tầm tay, chỉ có tua bin là công nghệ đóng thì mình không xơi được thôi. Không ai bảo phải làm luôn mà là nghiên cứu tính khả thi, bóc tách nó thành công ty hạch toán độc lập để đánh giá hiệu quả tài chính. Cái khó ở đây là vết gợn của lợi ích, nhiều anh cảm thấy miếng bánh bé lại thôi.
Tư nhân ở đây chẳng có thằng nào làm vì không thằng nào có năng lực để làm bởi các anh toàn bộ là outsource, có mỗi việc đặt bút ký hợp đồng rồi đút tiền vào túi như dự án bds vậy.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,056
Động cơ
135,433 Mã lực
Cụ không cần phải lo, chiến lược phát triển các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước đã được lên khung, chờ các tín hiệu cụ thể thực tiễn để có thể nhảy vào cơ cấu lại các tập đoàn trong đó có bộ 3 năng lượng tkv, evn, pvn. Trước đó đã có tập đoàn dệt may mở bát rồi.
Còn chuyện điện gió ngoài khơi, khẳng định ở đây là có tiềm năng, nội địa hoá về truyền dẫn, hạ tầng phụ trợ hoàn toàn trong tầm tay, chỉ có tua bin là công nghệ đóng thì mình không xơi được thôi. Không ai bảo phải làm luôn mà là nghiên cứu tính khả thi, bóc tách nó thành công ty hạch toán độc lập để đánh giá hiệu quả tài chính. Cái khó ở đây là vết gợn của lợi ích, nhiều anh cảm thấy miếng bánh bé lại thôi.
Ý em là hiện tại, với đơn giá hiện nay thì điện gió ngoài khơi làm là lỗ nên không ai làm. Khi dự án đã lỗ rồi thì không nên làm chứ em đâu có quyền lo chiến lược phát triển của mấy tập đoàn to đùng đó. Đơn giản vậy thôi cụ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,517
Động cơ
408,789 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có thể đúng với năm 2019 nhưng ko đúng với 2022, nhưng cảm ơn cụ nhiều thông tin thú vị:

- hệ số công suất than Nhật cực cao gần 80%, nên ý tưởng dỡ 1 nhà máy than Nhật về lắp không phải là ý tưởng tồi, ko phải chuyện đùa. Nhất là nguồn than Nhật khá giống VN

- hệ số công suất gió ngoài khơi TQ Ấn Độ luôn thấp hơn Âu Mỹ. Có nhiều thứ phải đánh đổi khi trình độ thấp tin cậy thấp thì phải lấy lượng, giá rẻ để bù

- Bài học cho VN từ chart này trước khi làm gió ngoài khơi: phấn đấu hiệu suất (hệ số công suất) 35% đã là quá đỉnh.

Một cái chart rất thú vị.
Hệ số công suất điện gió offshore của Ấn Trung Hàn Nhật không bằng Âu Mỹ không phải vì công nghệ kém hơn, mà là vì các vùng biển vĩ độ thấp gió không mạnh như ở vĩ độ cao.

Nếu sang Châu Âu các cụ sẽ thấy ở vùng biển Baltic và Biển Bắc (Anh, Scotland) gió thường xuyên và rất mạnh, hơn hẳn so với biển nhiệt đới.

Về hệ số công suất của nhiệt điện Nhật: sở dĩ nó lớn là vì mấy năm trước Nhật ra 1 quy định rất khắc nghiệt là các nhà máy điện than phải đạt hiệu suất 43%. Mà muốn đạt hiệu suất 43% thì phải tối ưu hóa toàn bộ quá trình chạy máy, bao gồm chạy đều gần hết công suất. Đó là lý do hệ số công suất của điện than Nhật cao, chứ máy móc của họ cũng không hơn của Mỹ hay EU.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Như em nói ở trên, điện hạt nhân thôi cụ. Điện than ((trừ vụ phát thải thôi) thì nhập với kế hoạch dài hạn hơn vẫn ổn vì nguồn than còn nhiều . Năm nay phát sinh là kế hoạch mình ngắn hạn và không có dự phòng thôi chứ bản chất, thế giới chưa thiếu than.
Ông orsted bên trên làm đgnk có 1.4 tỉ/gw mà còn bỏ chạy. Ông hạt nhân mà không phải Nga, Hàn, tq, 10 tỉ/gw thì ai làm nổi? Rồi ráng làm cho xong, 2040 có được 1gw, nhiều ghê.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,791
Động cơ
460,643 Mã lực
Ý em là hiện tại, với đơn giá hiện nay thì điện gió ngoài khơi làm là lỗ nên không ai làm. Khi dự án đã lỗ rồi thì không nên làm chứ em đâu có quyền lo chiến lược phát triển của mấy tập đoàn to đùng đó. Đơn giản vậy thôi cụ.
Phương án tài chính là một vấn đề khác, nhiều anh tư nhân chơi tay không bắt giặc, vốn chủ thì ít mà trái phiếu thì vô biên, lãi dài hạn mà 13-14% thì chẳng chết ngắc khi mà biên lơi nhuận của dự án càng lớn càng hẹp. Có khi vốn chủ cũng khống nốt như anh flc vậy.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Hệ số công suất điện gió offshore của Ấn Trung Hàn Nhật không bằng Âu Mỹ không phải vì công nghệ kém hơn, mà là vì các vùng biển vĩ độ thấp gió không mạnh như ở vĩ độ cao.

Nếu sang Châu Âu các cụ sẽ thấy ở vùng biển Baltic và Biển Bắc (Anh, Scotland) gió thường xuyên và rất mạnh, hơn hẳn so với biển nhiệt đới.

Về hệ số công suất của nhiệt điện Nhật: sở dĩ nó lớn là vì mấy năm trước Nhật ra 1 quy định rất khắc nghiệt là các nhà máy điện than phải đạt hiệu suất 43%. Mà muốn đạt hiệu suất 43% thì phải tối ưu hóa toàn bộ quá trình chạy máy, bao gồm chạy đều gần hết công suất. Đó là lý do hệ số công suất của điện than Nhật cao, chứ máy móc của họ cũng không hơn của Mỹ hay EU.
Thêm các yếu tố như cụ nói thì mình phải đánh tụt hệ số công suất (hiệu suất/năm) điện gió ngoài khơi VN dưới 30%. Còn than không biết cụ nói 43% là sản lượng / công suất tối đa hay hệ số gì? Chứ 1 nhà máy than mà ko đạt hệ số công suất 43% thì cho về hưu, tối thiểu phải 60-70% chứ? Phải chăng cụ muốn nói hệ sộ turndown phải chạy duy trì (đáy) tối thiểu 43%?
 

hoangdang2002

Xe tăng
Biển số
OF-181000
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,777
Động cơ
364,649 Mã lực
Qua vụ thiếu điện MB, e nghĩ đang có tay to chủ trương dùng báo chí, dư luận gây áp lực lên EVN, CP nhằm hợp thức hoá các dự án điện mặt trời sai phạm, đầu tư ko đúng quy hoạch! Điểm qua thì các dự án này toàn của các tài phiệt tốp 5-10 VN thôi!
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Có khi phải nhờ bác dịch ra tiếng Việt mới hiểu được.
Bỏ học lâu quá rồi bác ạ.
Thế em viết khó hiểu quá rùi. Túm lại, muốn nối lưới thì nguồn muốn nối phải trùng khớp tần số điện áp/ dòng điện xoay chiều của lưới và phải chọn thời điểm để nối chứ không phải cứ nối bừa là bùm! Trong điện dân dụng thì các máy phát chạy 3 pha và dùng cuộn dây vì thế nên việc hoà lưới sẽ làm các động cơ đồng bộ được về tốc độ một cách dễ dàng nhờ việc chọn thời điểm đóng mạch hoà lưới. Ngày trước họ chưa có máy tính tì họ dùng các biện pháp kiểu này!
cụ có thể xem qua video này - phút 1:30 là lúc hoà lưới
Tại video thứ 2 (phút 2:30), ngay khi nối lưới và quá trình hoà lưới bắt đầu với máy phát điện (bản chất nó là một động cơ ba pha), lúc chưa hoàn toàn đồng bộ thì nó hút điện từ lưới vào để tăng dần tốc độ và sau đó đồng bộ và bắt đầu đấy vào lưới.
còn đây là khởi động quá trình hoà lưới bằng tay cơm ở các nhà máy cũ: Họ đợi đạt được cùng tần số, đồng pha rồi mới dám đóng mạch hoà lưới để sau đó là nhiệm vụ của lưới sẽ điều chỉnh. Thuỷ điện Hoà Bình nhà ta ngày xưa (theo em biết qua một lần đi dịch thì được coi là nhà máy tham chiếu của lưới điện quốc gia sau khi nó hoà lưới vì nó có công suất lớn nên nó kéo các nhà khác phải theo), trước khi hoà lưới điện cũng phải có giai đoạn chuẩn bị kiểu bằng cơm như này để nối lưới. Sau này có nhiều nhà máy to hơn thì việc hoà lưới được thực hiện bằng máy tính hết ạ!
Với 3 pha thì tương đối đơn giản do tính năng đồng bộ của động cơ xoay chiều 3 pha, nhưng với 1 pha thì câu chuyện lại quay về bài viết 151 của tôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top