Bi kịch phát triển ồ ạt điện mặt trời nó nằm ở chỗ đó. Điện mặt trời rất có tác dụng nhưng chỉ ở một số thời điểm trong năm thôi, chủ yếu là một số giờ cao điểm ban ngày mùa khô, nắng nóng. Lúc đó EVN mua điện mặt trời 2.000/số thay vì phải huy động chạy dầu 4000/số. Nhưng nếu chỉ cho phát thời điểm đó thì chả ai đầu tư điện mặt trời làm gì. Thế nên phải khuyến khích bằng cách ưu tiên mua hết quanh năm. Và bi kịch nằm ở chỗ "ưu tiên mua hết"
Dẫn đến khi mùa lũ, nước nôi tràn trề, nhưng nhiều nhà máy thuỷ điện vẫn đắp chiếu, để ưu tiên ông mặt trời, tức là EVN vẫn phải mua điện mặt trời 2000/số thay vì mua thuỷ điện 1.100/số.
Nhưng tiền chỉ là 1 chuyện, chuyện kỹ thuật vận hành và sự ổn định của hệ thống mới đáng bàn. Vì điện mặt là loại ko ổn định, có nắng mới có điện, chỉ cần râm mát, cơn mưa ngang qua là nó tèo. Mà điện thì nguồn và tải luôn phải cân bằng nhau, ko là rã lưới. Nên khi ông mặt trời phát lên lưới 1 lượng công suất thì mấy bố nhiệt, thuỷ, khí...phải dự phòng 1 lượng công suất tương ứng chạy nền song song (chạy không tải, ko có tiền), để phòng trời râm, mưa bất chợt cứu ông mặt trời. Mà trời râm mưa lúc nào thì bố ai biết được, có ngày râm mưa bất chợt chục lần thì mấy bố điện truyền thống cũng phải tắc bụp cả chục lần để chạy theo cứu ông mặt trời.
Nếu ông mặt trời chiếm tỉ trọng nhỏ, thì việc vận hành và cứu ông khi râm mát nó dễ dàng, nhưng giờ ông phình ra chiếm 26% công suất toàn hệ thống thì nó trở thành bi kịch. Để phục vụ đc hết 26% này thì 74% điện truyền thống còn lại nó phát rồ, phát điên.