Công nhận với cụ, cán bộ, công nhân ngành điện làm việc vất vả, nhất là lúc thời tiết khắc nghiệt oi bức, nóng thì phải lao ra ngoài đường. Lúc chập cháy điện phải lao vào xử lý. Em thấy cần giữ nguyên, thậm chí tăng thêm thu nhập cho cán bộ, nhân viên (lãnh đạo thì ngược lại) ngành điện. Tỷ trọng tiền lương và thu nhập của các đối tượng này/tổng chi phí ko cao
Nhưng đọc thi thấy, không chỉ có lý do khách quan giá đầu vào tăng làm tăng giá điện, mà còn cần phải đánh giá nguyên nhân chủ quan mà ở đây theo các ĐBQH em thấy cũng có lý:
- Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nói: “
Việc EVN báo lỗ có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân khách quan như EVN đã giải trình, tuy nhiên theo tôi cũng có nguyên nhân chủ quan nằm ở sự quản trị kinh doanh, tính toán của doanh nghiệp. Cần rà soát, nghiên cứu cẩn trọng nguyên nhân tại sao EVN sản xuất kinh doanh lại thua lỗ trong thời gian dài như thế. Từ đó mới thấy được điểm nghẽn để tháo gỡ, chứ không phải cứ hễ thua lỗ lại tăng giá điện, vô tình phần thiệt thòi lại đổ về người dân”.
- Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nói: "
Người dân không hề liên quan đến việc thua lỗ của EVN, đó là do việc sản xuất điều hành giá điện yếu kém, không chịu tiết kiệm bộ máy dẫn đến phát sinh chi phí cao"
- Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, cử tri rất băn khoăn về việc điều chỉnh giá điện.
"Trong các báo cáo, EVN đều khẳng định về tình hình sản xuất, kinh doanh điện liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 của EVN thì trong báo cáo chưa thấy làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể",
Link:
https://vtc.vn/evn-lai-muon-tang-gia-dien-lan-hai-dbqh-noi-khong-phai-cu-thua-lo-la-xin-tang-ar786123.html