[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

escape2012

Xe buýt
Biển số
OF-484612
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
594
Động cơ
199,242 Mã lực
Tuổi
44
Thỉnh thoảng mới có 1 vài tiếng nói đúng bản chất sự việc. Nhưng vẫn không dám nói hết, nói thật. Comment đầu tiên của bài báo rất đáng quan tâm.
VŨ HÙNG 12 giờ trước
Dự án năng lượng mặt trời bùng nổ là do trục lợi chính sách là chính. Đừng lấy việc bảo vệ môi trường để đánh tráo. Nhìn vào những công ty triển khai dự án năng lượng mặt trời là biết liền. Toàn là công ty chẳng liên quan gì đến năng lượng mặt trời.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Thỉnh thoảng mới có 1 vài tiếng nói đúng bản chất sự việc. Nhưng vẫn không dám nói hết, nói thật. Comment đầu tiên của bài báo rất đáng quan tâm.
Em thấy dọa tăng lên 30-40% thì sao mà trong bài có dòng này "Điện mặt trời lên tới 14% năm 2030 ", thế bao giờ lên được 25% nhỉ? 2050?
Với nói trục lợi chính sách? Nhà đầu tư có phạm luật gì mà dùng từ trục lợi nhể? Chính sách do ai ra thì người đó phải biết hệ/hậu quả chứ? Yêu cầu gì đó về kỹ thuật và tài chính, đại loại các yếu tố đi kèm hay Ai cũng được làm?
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Em thấy dọa tăng lên 30-40% thì sao mà trong bài có dòng này "Điện mặt trời lên tới 14% năm 2030 ", thế bao giờ lên được 25% nhỉ? 2050?
Với nói trục lợi chính sách? Nhà đầu tư có phạm luật gì mà dùng từ trục lợi nhể? Chính sách do ai ra thì người đó phải biết hệ/hậu quả chứ? Yêu cầu gì đó về kỹ thuật và tài chính, đại loại các yếu tố đi kèm hay Ai cũng được làm?
Đến 2025, điện mặt trời 14%, điện gió 13%. Tổng công suất loại điện chất lượng thấp chiếm tới 27% thì là rất cao. Tất nhiên, giá điện cao, chi phí điều độ hệ thống điện sẽ tăng lên theo tỷ lệ tương ứng.
Chính sách mua giá điện gió và điện mặt trời siêu cao như hiện nay có thể hiểu là dùng ngân sách để mua hàng hóa chất lượng thấp, thậm chí là không sử dụng được. Làm lợi cho nhà đầu tư điện gió và điện mặt trời nhưng lại gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước (thất thu) bằng cách lấy tiền của EVN để thanh toán cho nhà đầu tư bán điện mặt trời. Trong khi nguồn thu từ điện mặt trời từ khách hàng (dân) thấp hơn tiền chi cho nhà đầu tư (giá bán điện ra thấp hơn điện mua vào). Để giải quyết chênh lệch giá gây thiệt hại cho EVN thì EVN buộc phải giảm giá đầu vào của thủy điện và nhiệt điện (là nhà máy của nhà nước - nhân dân đã đổ xương máu để xây dựng nên).
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Đến 2025, điện mặt trời 14%, điện gió 13%. Tổng công suất loại điện chất lượng thấp chiếm tới 27% thì là rất cao. Tất nhiên, giá điện cao, chi phí điều độ hệ thống điện sẽ tăng lên theo tỷ lệ tương ứng.
Chính sách mua giá điện gió và điện mặt trời siêu cao như hiện nay có thể hiểu là dùng ngân sách để mua hàng hóa chất lượng thấp, thậm chí là không sử dụng được. Làm lợi cho nhà đầu tư điện gió và điện mặt trời nhưng lại gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước (thất thu) bằng cách lấy tiền của EVN để thanh toán cho nhà đầu tư bán điện mặt trời. Trong khi nguồn thu từ điện mặt trời từ khách hàng (dân) thấp hơn tiền chi cho nhà đầu tư (giá bán điện ra thấp hơn điện mua vào). Để giải quyết chênh lệch giá gây thiệt hại cho EVN thì EVN buộc phải giảm giá đầu vào của thủy điện và nhiệt điện (là nhà máy của nhà nước - nhân dân đã đổ xương máu để xây dựng nên).
Việc của cụ đang trả lời em có phải là cái em đang trao đổi đâu :D
Thế điện gió 13% cụ nói khi mưa là cánh quạt nó tịt không quay được à? Em thấy bài đó nói sự mất an toàn khi mưa, không có nắng cho điện mặt giời nên hỏi mà.
Còn việc EVN gây thiệt hại gì đó, là thằng chuyên môn đề xuất tấu báo thôi. Sếp trưởng mới là người quyết :D mời cụ mắng cụ Thủ.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Việc của cụ đang trả lời em có phải là cái em đang trao đổi đâu :D
Thế điện gió 13% cụ nói khi mưa là cánh quạt nó tịt không quay được à? Em thấy bài đó nói sự mất an toàn khi mưa, không có nắng cho điện mặt giời nên hỏi mà.
Còn việc EVN gây thiệt hại gì đó, là thằng chuyên môn đề xuất tấu báo thôi. Sếp trưởng mới là người quyết :D mời cụ mắng cụ Thủ.
Bài viết dưới đây có nhiều thông tin khách quan và học thuật, tiếc là rất ít người đọc và hiểu.

Biểu đồ so sánh giá thành của 1 MWe các loại hình điện.
gio và mattroi.png

"Giá so sánh tiêu chuẩn của điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo mới (điện gió và điện mặt trời) cao hơn trên 2 lần so với giá điện từ các nguồn năng lượng truyền thống."
 

Idemitsu

Xe điện
Biển số
OF-151363
Ngày cấp bằng
2/8/12
Số km
2,238
Động cơ
375,519 Mã lực
Tuy chất lượng điện của điện mặt trời không cao, nhưng chi phí đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời ngày càng rẻ đã khuyến kích nhiều công ty đàu tư nhà máy điện "xanh" này.
Giá bán điện mặt trời lên lưới ở một số nước:
- UAE: 1.35 US Cents/ kWh.
- Ấn Độ: 6.2 US Cents/ kWh.
- Trung Quốc: 6.8 US Cents/ kWh.
- Thái Lan: 5.2 Cents/ kWh.
- Tây Ban Nha: 3.99 Cents/ kWh. (Giá thấp nhất Châu Âu)
- Anh Quốc: 5.92 Cents/ kWh. (Giá cao nhất Châu Âu, nước Anh có ít ngày nắng, nhiều sương mù)
- Và Việt Nam: 9.35 Cents/ kWh.
Điều kỳ diệu nữa là giá bán điện mặt trời của Việt Nam sẽ không thấp hơn trong 20 năm tới.
Việc mua giá điện cao chót vót cũng tương tự như việc Mobifone mua AVG với giá cao chót vót.
VN là nước có nguồn điện thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, chiếm tỷ trọng từ 30-35% trong cơ cấu nguồn điện. Và nguồn thủy điện có giá rất rẻ.
Việc mua điện chất lượng thấp của điện mặt trời với giá cao, sau đó phải bù lỗ bằng nguồn giá rẻ của thủy điện vô hình chung đang là cách thức "rút ruột ngân sách" cực kỳ tinh vi. 1 kiểu cách AVG dưới vỏ bọc "bảo vệ môi trường" và "bù đắp thiếu điện".
Để việc rút ruột diễn ra thuận lợi thì hệ thống truyền thông tuyên truyền tối đa về "năng lượng xanh", đánh phá các dự án điện giá rẻ (thủy điện, nhiệt điện), tạo sự cố để trì hoãn việc đưa vào vận hành các dự án điện đang xây dựng.
Tóm lại, ngành điện đang có 1 AVG khổng lồ, và sẽ còn bị rút ruột trong lâu dài. Bọn chúng quá tinh vi.
Chưa kể khống đầu tư lên 120% nữa. Ko những ko bỏ ra đồng nào mà còn kéo về 20% tiền đút túi. Cái này cụ ko nên so sánh với AVG vì e thấy nó giống với BOT hơn. Ngân sách bị rút mà dân cũng sẽ bị rút tiền túi vì trước sau j giá điện cũng phải tăng để bù lại :)
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Tiền bù lỗ mua giá cao lấy từ ngân sách hay lấy từ đâu ra?
Không lấy trực tiếp mà lấy dán tiếp bằng cách ép giá mua điện từ thủy điện cụ ạ.
Ví dụ như giá EVN mua điện từ thủy điện Sơn La là 1110 đồng/kWh nhưng bán ra cho dân ở mức 1860 đồng/kWh. Đáng lẽ ra thì nhà máy thủy điện Sơn La có thể bán điện giá cao hơn cả giá điện mặt trời và điện gió vì chất lượng điện của thủy điện Sơn La cao hơn nhiều so với 2 cái kia. Tuy nhiên, EVN chỉ mua với giá rất thấp, sát với giá thành sản xuất của thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La bán dưới giá thành tới 750 đồng/kWh, khoản chênh lệch này chính là lợi nhuận mà thủy điện Sơn La được hưởng, nhưng lợi nhuận đó đã được chuyển sang cho EVN. EVN thay vì sử dụng lợi nhuận khổng lồ mà họ thu được từ nguồn thủy điện để tái đầu tư hoặc nộp về ngân sách thì ở đây, EVN đã sử dụng tiền của chính EVN để thanh toán cho các nhà đầu tư điện mặt trời và điện gió. Chính xác thì nhóm các nhà đầu tư NLMT và gió (tư nhân) đã "ngặm nhấm" lợi nhuận của EVN (và cũng chính là khoản tiền lợi nhuận của các nhà máy thủy điện thuộc sở hữu toàn dân.) Gặm lợi nhuận chưa đã, họ còn tăng công suất đầu tư để gặm luôn vào vốn của EVN. Để có thể vận hành thì bắt buộc EVN phải tăng giá bán điện và giảm giá mua điện từ nguồn khác để bù cho NLMT và điện gió.
 

n12345

Xe hơi
Biển số
OF-52133
Ngày cấp bằng
4/12/09
Số km
148
Động cơ
454,739 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không lấy trực tiếp mà lấy dán tiếp bằng cách ép giá mua điện từ thủy điện cụ ạ.
Ví dụ như giá EVN mua điện từ thủy điện Sơn La là 1110 đồng/kWh nhưng bán ra cho dân ở mức 1860 đồng/kWh. Đáng lẽ ra thì nhà máy thủy điện Sơn La có thể bán điện giá cao hơn cả giá điện mặt trời và điện gió vì chất lượng điện của thủy điện Sơn La cao hơn nhiều so với 2 cái kia. Tuy nhiên, EVN chỉ mua với giá rất thấp, sát với giá thành sản xuất của thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La bán dưới giá thành tới 750 đồng/kWh, khoản chênh lệch này chính là lợi nhuận mà thủy điện Sơn La được hưởng, nhưng lợi nhuận đó đã được chuyển sang cho EVN. EVN thay vì sử dụng lợi nhuận khổng lồ mà họ thu được từ nguồn thủy điện để tái đầu tư hoặc nộp về ngân sách thì ở đây, EVN đã sử dụng tiền của chính EVN để thanh toán cho các nhà đầu tư điện mặt trời và điện gió. Chính xác thì nhóm các nhà đầu tư NLMT và gió (tư nhân) đã "ngặm nhấm" lợi nhuận của EVN (và cũng chính là khoản tiền lợi nhuận của các nhà máy thủy điện thuộc sở hữu toàn dân.) Gặm lợi nhuận chưa đã, họ còn tăng công suất đầu tư để gặm luôn vào vốn của EVN. Để có thể vận hành thì bắt buộc EVN phải tăng giá bán điện và giảm giá mua điện từ nguồn khác để bù cho NLMT và điện gió.
Chắc cụ không phải kỹ sư hệ thống điện, cụ không cả hiểu thế nào là chất lượng điện năng, cụ bảo TĐ Sơn La có thể bán giá cao hơn điện năng lượng tái tạo vì chất lượng điện năng tốt hơn thì em lạy cụ.🙏🙏🙏
Em nghĩ cụ không nên nói nữa, nói thế là đủ rồi. Cụ chẳng hiểu biết cái gì cả 😊😊😊
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Cụ chia sẻ cái "không ngon" cho mọi người biết với. Chứ em thấy thằng UAE bán điện có 1.52 cent/kWh đã có lãi, thằng Ấn Đụa bán có 2.7 cent đã có lãi mà VN mình bán tận 9.38 cent mà vẫn "không ngon" là sao ạ?

Làm điện mặt trời thì cứ làm, nhưng sòng phẳng đê, đừng lấy ngân sách trợ giá.
Thiếu gì cách sản xuất điện vừa rẻ, vừa ổn định. Điện hạt nhân đóng góp được mấy chục % sản lượng điện mà cụ thần thánh thế?
Các nước như Thái, không có điện hạt nhân nó cũng chỉ mua điện mặt trời với giá 5.6 cent, thấp hơn cả giá nhiệt điện bên nó.
Đi 1 vòng thấy bác vẫn luôn ngoan cố sử dụng số liệu sai sau khi bị người khác chỉ ra cái sai nhỉ?

Nếu nói VN mua 9.35 thì phải nói Thái mua giá 11, 12, vì rõ ràng đó là giá nó mua ban đầu và chắc chắn tới giờ những hợp đồng đã kí nó vẫn phải trả mức đó.

Còn bác dùng mức 5.6c của Thái thì phải lấy số 7.09c của VN, vì đó là giá mới nhất, thấp nhất.

Chơi trò gian lận như bác hèn quá.

Ngoài ra là so giá năng lượng làm ơn đừng đưa Ả Rập vào. Họ bán dầu rẻ hơn nước lã thì tất cả các loại hình NL khác đều phải rẻ tương ứng, tìm hiểu chi cho mệt. Có thể nó trợ giá tối đa cho nhà sx đmt để được giá đó, bác rảnh thì google đi. Tui chỉ biết đưa Ả Rập vào là vô nghĩa.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
648,144 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Nửa đêm đang lo chạy tiến độ để kịp FIT2 vào đọc thấy các cụ chém vui thật, người thật việc thật như em thấy càng vui hơn :))
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực

Ấn lúc mới làm có giá 23c. Giờ là 3.7c, không hiểu bác lấy giá 2.7c ở đâu, hay bác nghĩ 2.77 Rupee là 2.7c?

Nó đã lên tới 100GW mới có giá 3.7c. VN mới 9GW bác đã so đo rồi. Muốn biết tại sao Ấn có được giá đó bác phải hỏi:
- chính phủ có trợ giá cho nhà sx theo cách khác không? VD theo bài trên thì nó hỗ trợ quỹ đất đó
- điều kiện nắng 2 bên. Tui chưa tra nhưng tui nghĩ Ấn nhiều giờ nắng hơn VN. Cùng số vốn bỏ ra, 1 bên bán được tổng cộng 1 tỷ kwh, 1 bên được 700tr kwh (ví dụ thôi), thì giá rẻ hơn có gì lạ.

Nên bác thôi cái việc lôi cả chục nước ra so với VN đi. Bác lựa 1 nước nào bác hiểu rõ nhất, thấy cách làm nó tốt hơn VN nhiều, rồi so 1 nước đó thôi, thì người ta còn rảnh tìm hiểu. Đây bác réo cả đám con số mà kiểm tra sơ thấy số nào cũng sai hoặc do bác chưa hiểu rõ cơ chế, phát chán chả buồn check thêm.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Quyết định này đúng về mặt kỹ thuật và kinh tế. Đợi xem anh Nghẹo có dám áp đặt mệnh lệnh hành chính thêm lần nữa không?
Kêu gọi các nhà yêu môi trường tự lắp điện mặt trời dùng ...cho sạch và rẻ!
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,524
Động cơ
258,452 Mã lực
Tuy chất lượng điện của điện mặt trời không cao, nhưng chi phí đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời ngày càng rẻ đã khuyến kích nhiều công ty đàu tư nhà máy điện "xanh" này.
Giá bán điện mặt trời lên lưới ở một số nước:
- UAE: 1.35 US Cents/ kWh.
- Ấn Độ: 6.2 US Cents/ kWh.
- Trung Quốc: 6.8 US Cents/ kWh.
- Thái Lan: 5.2 Cents/ kWh.
- Tây Ban Nha: 3.99 Cents/ kWh. (Giá thấp nhất Châu Âu)
- Anh Quốc: 5.92 Cents/ kWh. (Giá cao nhất Châu Âu, nước Anh có ít ngày nắng, nhiều sương mù)
- Và Việt Nam: 9.35 Cents/ kWh.
Điều kỳ diệu nữa là giá bán điện mặt trời của Việt Nam sẽ không thấp hơn trong 20 năm tới.
Việc mua giá điện cao chót vót cũng tương tự như việc Mobifone mua AVG với giá cao chót vót.
VN là nước có nguồn điện thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, chiếm tỷ trọng từ 30-35% trong cơ cấu nguồn điện. Và nguồn thủy điện có giá rất rẻ.
Việc mua điện chất lượng thấp của điện mặt trời với giá cao, sau đó phải bù lỗ bằng nguồn giá rẻ của thủy điện vô hình chung đang là cách thức "rút ruột ngân sách" cực kỳ tinh vi. 1 kiểu cách AVG dưới vỏ bọc "bảo vệ môi trường" và "bù đắp thiếu điện".
Để việc rút ruột diễn ra thuận lợi thì hệ thống truyền thông tuyên truyền tối đa về "năng lượng xanh", đánh phá các dự án điện giá rẻ (thủy điện, nhiệt điện), tạo sự cố để trì hoãn việc đưa vào vận hành các dự án điện đang xây dựng.
Tóm lại, ngành điện đang có 1 AVG khổng lồ, và sẽ còn bị rút ruột trong lâu dài. Bọn chúng quá tinh vi.
Điện mặt trời mục đích giải quyết bài toán năng lượng cho phía nam, nơi không nhiều lợi thế về thủy điện nhưng lại nắng nóng quanh năm cụ ạ. Nhiệt điện than bị phản đối, hạt nhân cũng phản đối, thủy điện thì ngày càng khó khăn do miền Bắc còn ko đủ dùng. Trong nam thì công suất thủy điện thấp và ko có tiềm năng tăng nhiều được nên phải chơi bài đó thôi
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,454
Động cơ
22,620 Mã lực
Điện mặt trời mục đích giải quyết bài toán năng lượng cho phía nam, nơi không nhiều lợi thế về thủy điện nhưng lại nắng nóng quanh năm cụ ạ. Nhiệt điện than bị phản đối, hạt nhân cũng phản đối, thủy điện thì ngày càng khó khăn do miền Bắc còn ko đủ dùng. Trong nam thì công suất thủy điện thấp và ko có tiềm năng tăng nhiều được nên phải chơi bài đó thôi
Ai sài điên mặt trời thì nên trả theo giá mua điện mặt trời mới đúng....Ai yêu ủng hộ điên mặt trời thì nên chi tiền theo đúng nguyện vọng của mình.
Đừng bắt thuỷ điện và điện than chịu thay giá mà xuốt ngày bị chửi.
 

Idemitsu

Xe điện
Biển số
OF-151363
Ngày cấp bằng
2/8/12
Số km
2,238
Động cơ
375,519 Mã lực
Chắc cụ không phải kỹ sư hệ thống điện, cụ không cả hiểu thế nào là chất lượng điện năng, cụ bảo TĐ Sơn La có thể bán giá cao hơn điện năng lượng tái tạo vì chất lượng điện năng tốt hơn thì em lạy cụ.🙏🙏🙏
Em nghĩ cụ không nên nói nữa, nói thế là đủ rồi. Cụ chẳng hiểu biết cái gì cả 😊😊😊
Về mặt kỹ thuật và vấn đề điều độ điện e ko tán thành với cụ í nhưng thực trạng đưa ra về việc đầu tư tràn lan điện tái tạo đội vốn để rút ruột ngân sách và gây áp lực cho tăng giá điện sau này là thực tế đúng đấy ạ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, miếng bánh ngon như thế ai chả muốn xơi. E xơi được thì cũng ngoạm cả cụm ;))
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Về mặt kỹ thuật và vấn đề điều độ điện e ko tán thành với cụ í nhưng thực trạng đưa ra về việc đầu tư tràn lan điện tái tạo đội vốn để rút ruột ngân sách và gây áp lực cho tăng giá điện sau này là thực tế đúng đấy ạ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, miếng bánh ngon như thế ai chả muốn xơi. E xơi được thì cũng ngoạm cả cụm ;))
Cụ nói đúng. Miếng bánh quá thơm cho chủ đầu tư. Ngu gì không làm điện mặt trời ở VN khi mà giá bán điện cao hơn mấy lần ở nước khác dù suất đầu tư thấp hơn. Tiền thì bọn EVN nó lo chứ có phải như ở các nước đi năn nỉ từng khách hàng mua điện đâu.
Chỉ có EVN và trực tiếp là nhân dân bị thiệt. Thiệt ở chỗ vừa phải mua điện giá cao, thiệt xa hơn ở chỗ ngân sách bị thất thu do phải chuyển 1 phần tiền lớn cho các nhà đầu tư NLMT. Mà ngân sách thất thu thì an sinh xã hội sẽ kém, cơ sở hạ tầng sẽ ít tiền đầu tư....
Mà chính phủ ký bảo lãnh tận 20 năm, tổ sư.
Nhà đầu tư lớn sẽ không thiệt vì chính sách ký rồi khó đổi. Còn đám đmt nhỏ lẻ hộ gia đình thì chỉ cần thay đổi bằng 1 phụ lục hợp đồng là xong, không đáng lo ngại.
 

namkan

Xe hơi
Biển số
OF-330574
Ngày cấp bằng
9/8/14
Số km
166
Động cơ
283,934 Mã lực
Mình thấy mấy bác đầu tư sớm giờ đang ngồi thu hoạch lúa rồi.
 

autoviet.vn

Xe tải
Biển số
OF-571164
Ngày cấp bằng
28/5/18
Số km
201
Động cơ
145,604 Mã lực
Mấy bác sản xuất PIN mặt trời chuẩn bị kho để chứa hàng tồn thôi, sau 31/12/2020 tạm dừng đấu nối, ký hợp đồng bán điện MT thì ai lắp nữa.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Các nước nó cũng đầu tư sao bán điện rẻ thế? VN "khuyến khích" theo kiểu cho tiền thì ai chả làm được.
Có nhiều đơn vị ở VN không có năng lực, không có vốn nhưng vẫn xin được đầu tư dự án điện mặt trời. Xin xong dự án thì lại bán luôn cho nước ngoài. Thành ra người Việt cắm đầu cắm cổ làm để trợ cấp cho bọn nước ngoài!
Em nghĩ cụ hơi nhầm lẫn chút. Thứ 1 điện là độc quyền nên nước trong nc ngoài vào thì cũng phải dc chấp thuận chủ trương đầu tư và quy hoạch, tiền có thể ko vào ngân sách hết nhưng cũng đóng thuế phần nào, tạo công ăn việc làm. Thứ 2, bọn nc ngoài vào đầu tư thì cũng phải mang tiền tươi thóc thật qua hoặc bảo lãnh cấp vốn từ ngân hàng mẹ, qua rồi cái thời vẽ dự án đi vay tiền ngân hàng. Các quan bác nhà mình giờ khôn lắm rồi cụ à.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Mấy bác sản xuất PIN mặt trời chuẩn bị kho để chứa hàng tồn thôi, sau 31/12/2020 tạm dừng đấu nối, ký hợp đồng bán điện MT thì ai lắp nữa.
Vẫn làm như bt cụ nhé. Chỉ có thay đổi hình thức là đấu thầu giá điện chứ ko chỉ định như trước.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top