Tuy chất lượng điện của điện mặt trời không cao, nhưng chi phí đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời ngày càng rẻ đã khuyến kích nhiều công ty đàu tư nhà máy điện "xanh" này.
Giá bán điện mặt trời lên lưới ở một số nước:
- UAE: 1.35 US Cents/ kWh.
- Ấn Độ: 6.2 US Cents/ kWh.
- Trung Quốc: 6.8 US Cents/ kWh.
- Thái Lan: 5.2 Cents/ kWh.
- Tây Ban Nha: 3.99 Cents/ kWh. (Giá thấp nhất Châu Âu)
- Anh Quốc: 5.92 Cents/ kWh. (Giá cao nhất Châu Âu, nước Anh có ít ngày nắng, nhiều sương mù)
- Và Việt Nam: 9.35 Cents/ kWh.
Điều kỳ diệu nữa là giá bán điện mặt trời của Việt Nam sẽ không thấp hơn trong 20 năm tới.
Việc mua giá điện cao chót vót cũng tương tự như việc Mobifone mua AVG với giá cao chót vót.
VN là nước có nguồn điện thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, chiếm tỷ trọng từ 30-35% trong cơ cấu nguồn điện. Và nguồn thủy điện có giá rất rẻ.
Việc mua điện chất lượng thấp của điện mặt trời với giá cao, sau đó phải bù lỗ bằng nguồn giá rẻ của thủy điện vô hình chung đang là cách thức "rút ruột ngân sách" cực kỳ tinh vi. 1 kiểu cách AVG dưới vỏ bọc "bảo vệ môi trường" và "bù đắp thiếu điện".
Để việc rút ruột diễn ra thuận lợi thì hệ thống truyền thông tuyên truyền tối đa về "năng lượng xanh", đánh phá các dự án điện giá rẻ (thủy điện, nhiệt điện), tạo sự cố để trì hoãn việc đưa vào vận hành các dự án điện đang xây dựng.
Tóm lại, ngành điện đang có 1 AVG khổng lồ, và sẽ còn bị rút ruột trong lâu dài. Bọn chúng quá tinh vi.
Đoạn này là cụ mới nêu ra hiện tượng, nêu ra so sánh về con số của các nước, chưa kể độ tin cậy của số liệu nhưng cụ khẳng định bản chất vấn đề thì e hơi vội.
Vâng, em ko muốn đi sâu vào kỹ thuật.
Nhưng đại khái A0, A1, A2,A3 sẽ phải tính toán giữa hộ tiêu thụ điện và các nhà cung cấp, làm sao để đảm bảo cân bằng giữa nguồn cung và cầu là bằng nhau. Vì nếu cung lớn, tức là các nhà máy phát công suất lớn hơn tiêu thụ thì phần điện dư thừa sẽ phải đổ bỏ (hao phí). Dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Nhưng nguồn điện mặt trời trồi sụt theo thời tiết, đang năng chang chang bông có đám mây đen là nguồn điện mất 7-80% trong 10-20 phút là chuyện bình thường.
Nếu tỷ trọng điện mặt trời lớn lên trong A0, khi sụt nguồn thì bắt buộc phải có nguồn khác bù đắp, việc huy động nguồn khác bù đắp trong 10-20 phút là không khả thi. Để giải quyết bài toán bù đắp sụt công suất do điện mặt trời thì A0 phải cho một số nhà máy chạy không tải để bù ngay khi ĐMT sụt nguồn. -> Hao phí nguồn điện.
Cái này là cụ chưa hiểu đầy đủ về kỹ thuật. Nguyên tắc điều độ luôn có công suất dự phòng. Ví dụ phụ tải đạt 30000MW thì A0 luôn huy động nguồn khả dụng cỡ đâu đó khoảng 32000MW (tính ra dự phòng cỡ 6%) Việc các nguồn NLTT hoà lưới gây nên vất vả, khó khăn hơn cho điều độ chứ không có nghĩa là nguy cơ rủi ro gì cả. Vì tỉ trọng điện NLTT đâu đó hiện nay khoảng 9% thôi. Giả sử 1/3 số này mất công suất đồng thời thì cũng chỉ ăn vào 3% dự phòng. Còn đương nhiên cái giả sử của em thì cũng đã khó rồi.
Bản thân các nhà máy nhiệt điện hay thuỷ điện sự cố cũng có thể xảy ra bất chợt.
Giá bán điện mặt trời tại Ấn Độ đã giảm từ mức 3.19 cent xuống chỉ còn 2.7 cent/kWh. Trong khi giá điện mặt trời tại VN là 9.38 cent/kWh trở lên sẽ duy trì trong 20 năm liên tục theo các hợp đồng đã ký kết.
Thế mới thấy nhóm lợi ích điện mặt trời ở VN đã ăn đậm như thế nào.
Thủy điện VN đáng lẽ ra đem lại lợi nhuận mỗi năm vài tỷ $ tiền bán điện sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Vài tỷ $ này đáng lẽ ra đã được sử dụng để xây dựng hạ tầng phục vụ nhân dân. Nhưng bằng cách "yêu môi trường", khoản lợi nhuận từ sản xuất điện của các nhà máy thủy điện nhà nước đã chui vào túi của nhóm lợi ích điện mặt trời vì cam kết giá điện FIT trong tận 20 năm. Hãi hùng thật.
SECI's auction for 1,070 MW of solar projects in Rajasthan set a record-low lowest (L1) tariff of ₹2 (~$0.0270)/kWh (Tranche-III).
mercomindia.com
Thừa nhận giá điện mặt trời trước trước ND13 là 1 giá tốt cho các nhà đầu tư vì trong các nguồn chi phí vận hành điện mặt trời hiện nay là thấp nhất, chưa kể suất đầu tư cũng giảm mạnh trong 1 2 năm gần đây nên cdt nào đầu tư trong khoảng tg trên thì là lãi nhất.
Nói sang 1 chút về ấn độ, theo sơ bộ em biết, phải nói rằng không phải trung quốc mà ấn độ mới là nước có suất đầu tư điện mặt trời thấp nhất tg, diện tích đất và nguồn bức xạ dồi dào, nhân công rẻ, tự chủ sản xuất, chi phí vận hành thấp là lý do đẩy giá điện mặt trời khi đấu thầu các công ty ấn độ đưa ra rất thấp.
Còn vn mình thì chưa được như vậy, suất đầu tư vẫn còn cao, chi phí mặt bằng cũng tuỳ nơi rẻ nơi đắt, nguồn bức xạ hiệu quả thì chỉ hạn chế từ nam trung bộ đổ vào, hệ thống truyền tải chưa được đầu tư đầy đủ do đó thực tế hiện nay các nhà máy năng lượng mặt trời lớn chưa huy động được hết công suất. Mặc dù theo quy định là được ưu tiên. Tất cả những điều trên dẫn tới chi phí vận hành để sx ra 1kWh cao hơn.