Trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về đường cong con vịt California trong tích hợp năng lượng mặt trời vào hệ
nangluongvietnam.vn
' Trong một kịch bản tồi hơn, nếu toàn bộ số điện mặt trời mái nhà là tự sản, tự tiêu thì sự việc sẽ hoàn toàn khác, điều độ quốc gia và khu vực sẽ không có quyền cắt các mái nhà đang phát điện vào giữa trưa. Các kỹ sư điều độ chỉ đơn giản là thấy nhu cầu phụ tải gần như biến mất vào giữa trưa (ngày Tết, hay ngày nghỉ), việc họ phải nhanh chóng làm là cắt hầu hết các nhà máy nhiệt điện (có thể cắt) để rồi sau đó chịu cắt điện diện rộng vào buổi tối, vì không kịp khởi động lại chính các nhà máy đó. Lúc đó, cả nước chỉ còn nguồn thủy điện, cung cấp không đủ cho nhu cầu. '
Về lâu dài, con vịt California làm nản lòng những nhà đầu tư nhà máy điện truyền thống (như điện khí LNG) vốn đã vô vàn khó khăn trong đầu tư, nay càng khó thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn. Con vịt cũng sẽ đẩy điện than vào chỗ không còn động lực để duy trì sản xuất. Thủy điện thì không thể phát triển thêm nữa, vì đã hết nguồn. Pin lưu trữ với giá hiện tại và dự tính giá cho 2030 hoàn toàn ngoài tầm tay của các nhà đầu tư quy mô công nghiệp ở Việt Nam, chỉ có thể dành cho hộ có điều kiện.'
Bài này đọc kỹ thì khá hay với em (vì em là dân ngoại đạo nhưng quan tâm hơn về mảng này thôi). Nó đã chỉ ra một vấn đề khá phức tạp khi đi sâu vào một câu hỏi đơn giản của dân "cần lao" là tại sao EVN (chính xác là điều độ) có vẻ không "thích" điện mặt trời trong mấy đề xuất gần đây? Nhưng đề giải quyết lưng con vịt ngày càng võng, theo em có mấy giải pháp đưa ra đây để mọi người trao đổi:
1. Hạn chế cung bất hợp lý: đại loại, nguồn ổn định thì được EVN mua với giá cao còn loại nguồn không ổn định (điện mặt trời không kèm pin lưu trữ) thì chỉ mua với giá rẻ, mua 0 đ (bán như cho không), thậm chí phải trả tiền thêm cho EVN mới mua (giá âm)/hoặc không mua (bắt ngắt khỏi lưới) theo các thời điểm cung dư. Để chi tiết hóa thì có thể có yêu cầu cụ thể theo công suất (điện nhà dân với công suất vài kw thì quản lý khác với mấy solar farm công suất vài chục MW) để có cơ chế giá khác nhau cho mỗi loại nguồn cho phù hợp. Khi giá rẻ, giá 0 đồng hoặc giá âm thì nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc đầu tư pin lưu trữ (nếu họ thấy đó là biện pháp kinh tế hơn).
2. Điều chỉnh cầu: Công suất tiêu thụ tăng mạnh ngay khi hết "nắng" nên có nguy cơ thiếu điện mạnh khi này -> tăng mạnh giá điện tại thời điểm này để giảm cầu ở khung giờ này -> giảm yêu cầu cũng như chi phí đầu tư quá lớn dẫn tới lãng phí. Chi phí thay đổi hệ thống tính giá điện theo khung giờ cũng khá lớn nên cũng cần có lộ trình để xác định "đối tượng" cho phù hợp.
Quan điểm của em là:
1. Phải dựa theo các nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc thị trường, thông tin quy hoạch dài hạn và định hướng với tầm nhìn lâu dài để điều tiết cân bằng cung - cầu hợp lý.
2. Doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư nguồn NLMT phải chịu nhiều quy định, chế tài hơn người dân đầu tư NLMT (để dùng và dư thì phát nên lưới)_ dựa theo công suất nguồn phát làm cơ sở phân biệt.
3.Tương tự, người dùng nhiều điện hơn thì phải chịu nhiều quy định, chế tài hơn (ví dụ, khung giá điện phức tạp hơn, nhiều nấc hơn) người dân dùng ít điện (số đông dân chúng).
4. Bài báo kia hoàn toàn mới mang tính định tính (dù nhiều thông tin mới). Các chuyên gia nên dựa vào dữ liệu và thông tin định lượng hơn để phân tích và ra quyết định một cách chính xác.