Việc có hay không điện mặt trời hay điện gió ở miền nam và miền trung chả liên quan đến thiếu điện ở miền Bắc cả.
EVN quản lý cả hệ thống điẹn quốc gia mà cụ lại đổ lỗi cho cấp cao hơn.
Việc không có kế hoạch dự phòng, việc bảo dưỡng nhà máy nhiệt điện vào đúng thời điểm thủy điện cạn nước là lỗi của cấp cao hơn à.
* NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN
* DO THIÊN TAI: đây là phạm trù linh thiên, thời xưa ông cha ta phải lập Đàn tế Trời , tế Đất, Thiên tai khắc nghiệt con người phải chấp nhận. EVN hàng năm cũng học theo Tổ Tiên cầu Trời Đất cho mưa thuận gió hòa,mưa nhiều đủ nước để có điện cho dân.
* DO CON NGƯỜI: việc chưa xây dựng 26.000 MW, (bao gồm hàng chục dự án được ghi rõ họ tên, sinh ra ở ở địa phương nào, năm xây dựng, năm vào vận hành)như giấy khai sinh trong TSD điện 7. Riêng tại miền Bắc có 27 danh mục dự án nhà máy chưa xây dựng,tổng công suất 7.800MW . nếu những nhà máy đó xây dựng đúng tiến độ TSD 7 thì có thể nói miền Bắc không bị cắt điện ( công suất thiếu giờ cao điểm khoảng 4000MW)kể cả các hồ thủy điện xuống mực nước chết,hệ lụy này đáng báo động ,nếu như không muốn nói là thảm họa, lượng công suất này sẽ tiếp tục gây thiếu điện ngày một lớn hơn ,diện rộng hơn cho đến khi nào các dự án này xây dựng xong , khó thể nói vài ba năm ( thời gian xây dựng 4-5 năm trở lên nếu như mọi thứ đều trôi chảy).Có thể nói thêm rằng theo TSD 7 & TSD 7 điều chỉnh , trong giai đoạn 2010 đến nay, EVN đã nỗ lực xây dựng được 10 nhà máy qui lớn tại miền Bắc, với tổng công suất lắp đặt là 9.080 MW,góp phần đáng kể giảm thiếu điện miền Bắc.
Việc nhiều nhà máy chưa đầu tư cũng dể hiểu, do không thu xếp được vốn, lý do không thu xếp được vốn là do giá điện thấp, không cân đối được dòng tiền , các chỉ tiêu kinhtế của dự án đều thấp ,không có khả năng thu hồi vốn thì ngân hàng không cho vay. Ngoài ra NDT còn tính toàn nhiều rủi ro khác như đền bù đất đai, thời gian phê duyệt dự án kéo dài, trượt giá,
đặc biệt 1 số địa phương không cho xây dựng nhà máy nhiệt điện than
do sợ ô nhiễm nên chậm đầu tư là điều khó tránh khỏi.
Một thực tế vừa qua cho thấy lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất, hàng trăm nhà máy điện mặt trời , xây dựng rất nhanh, chỉ có 3 năm, xây dựng gần 20.000 MW,sau khi được cấp phép thì NĐT tự quyết định, số vốn huy động trên 10 tỷ USD , giá bán qui định 9,35 cent/ 1 kWh ,có lợi nhuận . Vay dể dàng. Đầu tư thần tốc ,như cuộc chạy đua nước rút,đưa vào vận hành tổng công suất lớn hơn 10 năm xây dựng các loại nguồn khác ( chỉ được 16.000 MW. ).Qua diễn biến thực tế cho thấy một số dư luận cứ qui trách nhiệm Uỷ Ban này, Cơ quan kia chưa chắc đã đúng, rồi nói
do anh A “ không” điều độ điện
cũng chưa chắc đã đúng, mà nguyên nhân chính là do cái chị B“ không“ lợi nhuận gây ra.Mong dư luận đừng bàn cải nữa, đúng là chị ấy rồi.
Việc thiếu điện những ngày đầu
còn do 1 nguyên nhân nữa là có 1 số nhà máy nhiệt điện của EVN và các NĐT khác bị sự cố ( do trời nắng nóng thường dẫn đến sự cố, nhưng đến nay đã khắc phục)
Nguyên nhân này nhỏ , khắc phục nhanh, không phải quan tâm nhiều.
FB DAO VAN HUNG
Sao lại ko lq. Cấp hay ko ở bct, nếu đã cấp cho dmt rồi thì ai người ta cấp cho các loại điện khác nữa vừa chồng chéo các loại điện, vừa đá vỡ mõm sân sau khi mà có thủy điện nhiệt điện giá thấp hơn thì dmt bán cho hổ ak
Về quy hoạch thì đã cấp cho các loại nguồn khác thừa đủ từ lâu trước khi cơ chế điện Tái tạo ra đời rồi cụ, chỉ là làm chậm hoặc ko làm thôi, các tỉnh và dư luận kêu ca "Thép vs Cá" thôi.
Chỉ chậm là chậm cấp hạt nhân thôi, và LNG hơi lệch về miền Nam. Dư luận đổ tội lỗi a 7 cũng hơi quá. To nhất là "quên" tăng giá điện 2019-2022
Các nhà máy điện lớn đều phải lên kế hoạch và xây dựng cách đây 5, 7 năm thì giờ mới có dùng chứ có phải ngày 1 ngày 2 đâu, giờ thì hầu như chẳng có cái nào của thời điểm đó, anh 7 lỗi chính em cho là k oan chút nào.