Điện là một nguồn năng lượng thứ cấp, được sản xuất từ các nguồn năng lượng sơ cấp là sức nước (thủy điện), nhiên liệu hóa thạch (nhiệt điện), hạt nhân (điện hạt nhân), mặt trời (điện mặt trời), gió (điện gió), sinh khối (điện sinh khối, điện rác) và một số nguồn năng lượng sơ cấp nhỏ lẻ khác(như địa nhiệt, thủy triều ...).
Các nguồn năng lượng sơ cấp này loại thì có hạn (thủy điện, nhiệt điện), loại thì muốn khai thác thì cần điều kiện đặc thù mới khái thác được (mặt trời, gió); trong khi nhu cầu điện của con người cho phát triển kinh tế và dân sinh chỉ có tăng và không bao giờ giảm.
Vì vậy, các chuyên gia quốc tế đã chốt rằng nếu không có đột phá về các nguồn năng lượng sơ cấp (như nhiên liệu nhiệt hạch,..) thì về dài hạn giá bán điện chỉ có xu hướng tăng thôi (có thể giảm trong ngắn hạn). Như giá năng lượng nói chung là thấy rõ, xu hướng đi lên trong dài hạn mặc dù có những khoảng ngắn hạn có giảm. Như kiểu giá xăng của mình ấy: giảm mạnh 3 lần mỗi lần mấy trăm đồng rồi tăng nhẹ 1 lần vài nghìn đồng.
Chính vì thế mà dân Việt Nam cứ hô hào là cho tư nhân vào vận hành ngành điện hay là phá bỏ độc quyền của EVN là giá điện giảm ngay là không tưởng. Cung (sản xuất điện) có hạn và nhu cầu tăng vô hạn thì chỉ có xu hướng tăng giá điện thui. Em mà là tư nhân vào làm bán điện thì em phái tối đa hóa lợi nhuận của mình chứ, làm gì có chuyện mua 2.000 mà đi bán 1.800. Nói chung là dân mình đang sướng mà không biết mình sướng, cứ nghĩ mình khổ nhất thế giới ấy.
Mà em thấy cũng khá lạ dân mình rất sợ giá điện tăng vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình (em đọc đâu đó WB thống kê chi phí cho điện của người dân Việt Nam chiếm khoảng 10% chi tiêu hàng tháng) nhưng mọi người đã dành sự quan tâm đến quyền lợi của mình khi mua điện của ngành điện đến 10% sự chú ý của mình chưa. Hay chỉ auto chửi khi tăng giá khi mất điện. Mình ký hợp đồng với ngành điện là quan hệ hợp đồng là quan hệ giữa 2 bên có quyền và nghĩa vụ, mọi người nên quan tâm chút chứ cứ cắm đầu ký rồi coi mình là thượng đế khi làm việc thì em cũng không còn gì để nói.