Khi thiết kế xe, nhà sản xuất đã chọn dung lượng chuẩn cho bình acquy. Nhiều Kụ nghĩ càng to càng tốt là không đúng đâu. Nhà sản xuất đã tính dòng nạp để nạp được gần đầy (không bao giờ đầy trừ trường hợp bộ nạp có vấn đề) trong điều kiện vận hành bình thường của xe. Nếu dùng acquy có dung lượng lớn hơn thì dòng nạp không đủ --> Acquy luôn "đói" --> giảm thọ = chóng hỏng! Trừ khi các Kụ 6 tháng /lần tháo acquy ra mang đi nạp bổ xung cho đầy điện.
Kính cụ 1 ly ạ! Theo em biết bình theo thiết kế cho Fiesta chỉ có 43AH (bình DIN43) thôi ạ
dùng bình lớn hơn không ảnh hưởng nhiều tới hệ thống đâu,vì dòng sạc cho acquy nó không lớn lắm,thường =1/10 dung lượng acquy nên khi thay bình 43Ah bằng bình 55Ah thì dòng sạc cũng chỉ tăng từ 4,3A lên 5,5A tức là tăng 1,2A rất nhỏ thôi ạ.
Em thì mù tịt về điện đóm nhưng thấy các cụ đàm đạo về dòng nạp nên em cũng hóng tý về dòng xả.
Khi thay đổi dung lượng ắc quy thì dòng xả sẽ thay đổi như thế nào. Và sự thay đổi của dòng xả có ảnh hưởng gì đến bộ đề ạ.
Ke ke, lại cái vụ dùng bình dung lượng cao hơn có ảnh hưởng gì không rồi. Vụ này trên OF chém thường xuyên.
Em không có chuyên môn về vụ này, nhưng em thỉnh thoảng hay tìm hiểu về vụ này, và xin được
"tỏ ra nguy hiểm tí" : Thực ra là em lục lọi và post lại thôi, chứ em ứ hiểu gì mấy.
1. Cái 43Ah hay cái 55Ah theo em hiểu thì nó cũng chỉ tương tự như là cụ dùng téc nước
Sơn Hà 1.000 m3 hay là dùng
Tân Á Đại Thành 1.200 m3 (cùng là bồn nằm nhé). Em chưa thấy ai nói là dùng Tân Á mà chơi 1.200m3 thì dễ vỡ ống vào và ra hơn là dùng Sơn Hà 1.000m3.
Cái 55Ah cứ hiểu đơn giản là xả dòng 1A thì 55 giờ nó đi cái ắc quy. Cái 43Ah cũng tương tự thì mất 43 giờ.
2. Việc nạp và xả em cứ so sánh đơn giản như thế này: Giả sử ắc quy của cụ sau khi đề bị "đói" mất 2Ah, vậy thì bộ nạp chỉ nạp vào cho cụ 2Ah bù vào là xong. Tức là với dòng nạp không chế là khoảng 5A thì chỉ sau khoảng 20 phút là bình lại đầy. Việc này tương tự như cụ dùng hết 20 lít nước trong bình Tân Á, chứ không phải là nạp cả 1.200m3.
3. Dòng nạp vào ắc quy phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Tỷ lệ độ "đói" của ắc quy. Tỷ lệ đói càng cao thì dòng nạp càng lớn. Ví dụ 55Ah sau một cú đề mà đói 5Ah thì tỷ lệ này là 5/55 = 9,2%, 43Ah mà đói 5Ah thì tỷ lệ này là 5/43 = 11,6%.
- Dòng nạp của máy phát sau khi qua IC nạp. Dòng cấp của máy phát rất lớn so với dòng nạp, IC nạp đã có tiết chế.
Do vậy việc nạp vào cái 55 hay 43 không ảnh hưởng gì mấy đến bộ nạp
4. Tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố quan trọng nhất là chu trình nạp, ví dụ nếu xả 100% và nạp lại thì chỉ ắc quy chỉ dùng được 500 chu trình như vậy.Tương tự ví dụ nôm na thế này:
- Nếu xả 50% thì ắc quy dùng được 1.500 chu trình
- Nếu xả 20% thì ắc quy dùng được 5.000 chu trình
- Nếu xả 5% thì ắc quy dùng được 15.000 chu trình
Như vậy, rõ ràng là việc đói 9,2% và 11,6% sau một cú đề có ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ ắc quy chứ.
5. Dòng xả như cụ Long Bầu đề cập, em e là không ảnh hưởng gì, vì dòng xả phụ thuộc vào điện trở trong của ắc quy và trở kháng phụ tải.