Cầm bóng thì phải "chủ động". Chủ động là cả chủ động trong tấn công cũng như chuẩn bị trong trường hợp mất bóng thì "chống phản công" thế nào. Chứ chỉ cầm bóng, không gây được nguy hiểm cho đối phương bằng những đường tấn công sắc sảo rồi lại không có phương án chống phản công thì khác gì dâng chiến thắng cho đối phương. Đá bóng nhiều các cụ sẽ đôi khi nhận thấy, hàng phòng ngự của một đội chịu sức ép liên tục thường rất tập trung, đá thấp, dễ bọc lót cho nhau trong khi hàng phòng ngự của đội tấn công thường dâng cao, dễ mất tập trung và khó bọc lót cho nhau. Chưa kể, đội cầm bóng nhiều đôi khi còn "mệt" hơn đội đá thấp phòng ngự chứ không như mình bình thường nghĩ là đội đuổi theo bóng sẽ mệt hơn đội cầm bóng đâu. Vì để cầm bóng được, họ phải di chuyển liên tục để có không gian và vị trí cho đồng đội phối hợp. Đội phòng ngự, đôi khi chỉ cần đứng vị trí tốt và giữ khoảng cách tốt thì không phải di chuyển quá nhiều.
Đội bóng tấn công khó lường nhất là lúc tấn công dồn dập rồi có lúc lại thong dong hoặc thậm chí cho đối phương cầm bóng rồi tấn công/phản công bằng một nhát dao sắc lẹm. Kiểu như thích đá nhanh cũng được, thích đá chậm cũng được.
Xem trận vừa rồi thì VN cầm bóng khá tốt và chủ động trong hiệp 1 nhưng phải nói là TQ cũng không quyết tâm "săn bóng" lắm. Không rõ là do TQ trình chỉ có thế hay họ không/thiếu quyết tâm. Nhưng cái VN thiếu là những pha bóng cuối cùng để kết thúc, cái này cũng cần ông HLV rèn nhiều phết đấy. Sang cuối hiệp 2 thì mình bắt đầu "đuối" về thể lực. Cái này, để khắc phục thì cách duy nhất là phải nâng tầm thể lực của bản thân các cầu thủ lên chứ lối đá của HLV chắc khó điều chỉnh được (nếu vẫn quyết chủ động cầm bóng). Ngược lại, cách phù hợp là trong trận, có những lúc cầm bóng nhưng có những lúc phải co lại và nhường cho đối phương cầm bóng để giảm tải.