Hi các kụ,
Hôm trước Kụ Đông có nhắn tin nhưng khổ nỗi hôm nay em phải họp giao ban nên ko phi đến được. Đang họp mà phải lọ mọ nhắn tin cho Cụ Lờ 68 (N68) để hỏi tình hình. Đợt sau em sẽ cố gắng đi ah. Về câu hỏi của cụ thì Cơ quan giải quyết là Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên có trách nhiệm theo dõi và giải quyết ah. Tuy nhiên thời gian khá là lâu vì Luật của VN chưa quy định rõ ràng.
E gửi các kụ bài này để tham khảo tuy nhiên RẤT MONG KỤ ĐÔNG THẮNG KIỆN ĐỂ XXX CHỪA THÓI BẮT LÁO SAU ĐÓ OF CÔNG BỐ VÀ SCAN QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA LÊN PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG LÀ TỐT LẮM RỒI.
Việc khởi kiện hành chính dường như là một việc bất đắc dĩ đối với người dân bởi không ít người có tâm lý là “con kiến kiện củ khoai”. Nhưng một khi đã thắng kiện, để được thi hành án cũng là một hành trình đầy gian nan, mệt mỏi như vụ việc dưới đây của vợ chồng ông Phạm Ngọc Dũng, ngụ TP Vũng Tàu.
Long đong khiếu nại mới được đền bù
Theo hồ sơ, tháng 5-2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thu hồi gần 60.000 m2 đất tại phường 6, TP Vũng Tàu (trong đó có hơn 30.000 m2 đất nông nghiệp của vợ chồng ông Dũng) để giao cho Công ty cổ phần Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng. Sau đó, vợ chồng ông Dũng không được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đền bù giá trị quyền sử dụng đất, chỉ được hỗ trợ một lần giá đất nông nghiệp và bồi thường hoa màu, vật kiến trúc trên đất, tổng cộng khoảng 500 triệu đồng.
Tháng 5-2006, vợ chồng ông Dũng khiếu nại đến UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc không được đền bù giá trị quyền sử dụng đất. Chủ tịch UBND tỉnh này công nhận khiếu nại của vợ chồng ông là đúng và tháng 4-2007 đã ra Quyết định 1477 hỗ trợ bổ sung đền bù thêm cho vợ chồng ông hơn 2,3 tỷ đồng.
Cho rằng UBND tỉnh áp giá và xác định vị trí loại đường để bồi thường chưa đúng, vợ chồng ông Dũng tiếp tục khiếu nại. Tháng 12-2007, chủ tịch UBND tỉnh chấp nhận một phần nội dung khiếu nại, ra Quyết định 4678 điều chỉnh lại giá và nâng tổng kinh phí bồi thường lên hơn 6,8 tỷ đồng.
Thắng kiện lại không được thi hành án
Vợ chồng ông Dũng vẫn cho rằng UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu áp dụng sai vị trí đất để bồi thường nên tháng 1-2008 đã khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh này hủy cả hai quyết định 1477 và 4678 của UBND tỉnh.
Tháng 7-2008, TAND tỉnh xử sơ thẩm đã bác yêu cầu của vợ chồng ông Dũng. Vợ chồng ông Dũng kháng cáo. Hai tháng sau, tại phiên phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM, cả đại diện VKS lẫn tòa đều đồng tình rằng việc đền bù của UBND tỉnh không đúng pháp luật, cần phải hủy cả hai quyết định.
Từ đó đến nay, ông Dũng đã bốn lần gửi đơn đến UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu được thi hành bản án nhưng đều không được giải quyết.
Sau khi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, cả TAND tối cao lẫn VKSND tối cao đều lần lượt trả lời, khẳng định rằng tòa phúc thẩm đã xử đúng nên không có căn cứ để kháng nghị. Tuy nhiên, UBND tỉnh này vẫn không chịu thi hành án. Đặc biệt, đầu tháng 8-2009, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu báo cáo việc thi hành bản án trên nhưng UBND tỉnh vẫn tiếp tục “im hơi lặng tiếng”.
Làm sao để bản án được tôn trọng?
Vụ việc của vợ chồng ông Dũng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp thi hành án hành chính bị bế tắc một khi cơ quan quản lý nhà nước thua kiện không tôn trọng phán quyết của tòa. Có thực tế đó, ngoài ý thức thượng tôn pháp luật của các cơ quan liên quan “có vấn đề”, pháp luật hiện hành về vấn đề này cũng còn nhiều bất cập.
Cụ thể, trong án hành chính, hiện chỉ mới có quy định giao cho cơ quan thi hành án thi hành các phán quyết của tòa về tài sản và quyền tài sản, còn việc thi hành các phán quyết khác như thu hồi, hủy bỏ quyết định sai pháp luật thì vẫn đang để trống.
Mặt khác, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thủ trưởng cơ quan cấp trên có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính nhưng lại không quy định trách nhiệm của tòa trong việc gửi bản án, quyết định hoặc thông báo, kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Vì vậy, đến nay sau 13 năm thi hành pháp lệnh, vẫn chưa có một cơ quan nào thống kê, theo dõi các bản án hành chính được thi hành ra sao.
Ngoài ra, pháp luật hiện đang thiếu hẳn một cơ chế rõ ràng để xử lý kỷ luật hay chế tài những người có trách nhiệm của cơ quan bị thua kiện mà chây ỳ không chịu thi hành án. Do đó, nếu những cơ quan này cứ cương quyết “chống” bản án của tòa thì họ cũng không hề bị gì mà chỉ có người dân là phải
Hì... ko đi Bia hơi phí...
Theo giới thạo tin, thì khả năng tòa xử bác Đông thắng trong vụ án nè gần như chắc chắn (trừ trường hợp cố tình xử sai luật).... Nếu như vậy Bác Đông sẽ được hủy quyết định xử phạt hành chính do CAQ-CG. Và được hoàn trả tiền theo hóa đơn xử phạt. Và tổn phí vật chất, tinh thần đối với bác Đông, Gồm:
1- 800.000đ tiền phạt (Bác Đông đã đóng)
2- 30 ngày x 200.000đ/ngày bác Đông phải đi taxi đến CQ (do bị giữ bằng) = 6.000.000đ.
3- Tổn thất do bị chi phối, không tập trung vào công việc, ảnh hướng đến kinh doanh cty. = 5.000.000đ.
4- Tổn thất tinh thần dẫn đến "sờ chét": 3.600.000.
5: Bồi dưỡng luật sư : chưa biết... Bia bọt chưa cộng...
Tạm tính tổng thu:15.400.000đ.(chỗ nè uống bia nhòe nhoẹt...)
* Một khả năng dễ hay xảy ra là: Có nhiều "bị đơn" đã bị tòa phán thua nhưng cố tình chây ỳ, ko thực hiện trách nhiệm theo quyết định của tòa.... Và tòa sẽ nhờ cơ quan hành pháp (công quyền) cưỡng chế thực hiện trách nhiệm dân sự bản án...
Vậy trong "vụ án" này, nếu bên thua cố tình "chây ỳ" không thực hiện quyết định của tòa... thì Cơ quan nào sẽ cưỡng chế???