[Thảo luận] Các tài già dúp cháu với

lin.levis

Xe buýt
Biển số
OF-44473
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
507
Động cơ
466,454 Mã lực
Sắp thi lái xe rồi nhưng nghe các chú các bác nói thi lái xe có món đề pa lên dốc là hay trượt cả khó nhât.Cháu rất quan tâm món này lên cháu tập rất kĩ .Nhưng hôm qua ông anh qua chơi cho đi lái ông bảo là đề pa lên giốc kiểu chỉ dùng chân côn chân ga mà không dùng phanh như thầy dậy lái xe dậy.ông anh kêu đề pa lên dốc kiểu dùng phanh tay toàn trượt thôi ..cháu lo quá thế dút cuụoc kiểu nào hay hơn ak . cháu cảm ơn:77:
 

Linh

Xe điện
Biển số
OF-6073
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
2,060
Động cơ
563,720 Mã lực
Nơi ở
TPHD
Ông ấy hay quá nhể :102:
 

gia hung

Xe tải
Biển số
OF-8536
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
459
Động cơ
541,980 Mã lực
thực ra khi thi mà lái chưa vững nên dùng phanh tay
còn khi đã đi quen xe rồi và có nhiều kinh nghiệm thì ít người dùng phanh tay lắm
cách không dùng phanh tay như thế này
khi đang giữa dốc chân phanh đạp cứng
nhả chân côn từ từ đến khi thấy xe hơi rung rung vì côn bắt đầu bám thì chuyển chân phanh sang chân ga miết nhè nhẹ đồng thời nhả dần chân côn là xong
Nhưng em khuyên bác lái chưa quen thfi cứ dùng phanh tay cho nó lành
NHÉ!
chúc bác lái xe an toàn
 

camaro2s

Xe đạp
Biển số
OF-44002
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
26
Động cơ
464,250 Mã lực
đề pa kiểu ông anh bác, thì người mới tập lái 99% trượt:77:
 

kenttum

Xe tải
Biển số
OF-44404
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
231
Động cơ
466,034 Mã lực
đề pa dùng chân côn chân ga ko thì em gọi anh của bác là sư phụ.
phải nhuần nhuyễn lắm thì mới làm thế được. trình còi hơn tí thì đê-pa bằng phanh tay. mà còi hơn nữa thì đề-pa bằng phanh chân.
Em lái hơn 1 năm nay rồi toàn dùng cả phanh chân + phanh tay :21:
 

lexus_ldn

Xe tải
Biển số
OF-11817
Ngày cấp bằng
29/11/07
Số km
407
Động cơ
531,186 Mã lực
Kiểu đó phải lái thạo thì mới ko sợ trượt cụ ạ. Còn kéo phanh tay là để chắc ăn mình ko bị trôi ngược, cụ mà bị trôi ngược là cụ "thăng" luôn đấy. Nhà cháu có kinh nghiệm gọi là đề pa ko cần ga thôi chứ ko phải ko cần phanh. Cụ làm như sau: cụ cho xe tiến lên đúng vạch dốc đạp côn vào, phanh lại và kéo phanh tay lên. Sau đó thật bình tĩnh nhả chân côn từ từ khi nào thấy cái xe rung rung (rung vừa thôi nhé, chứ rung ầm ầm như sốt rét là nó sắp chết máy đấy, nếu vậy phải đạp ít côn vào) và tiếng máy kêu khác (hoặc nếu tinh ý bác có thể thấy đầu xe hơi nhấc lên), lúc đó nhả chân phanh ra chuyển sang bàn ga, giữ yên chân côn và bình tĩnh hạ phanh tay xuống là cái xe nó tự bò bò lên dốc thôi à (vì các xe thi thường để ga to nên ko cần ga đã đi rồi). Lưu ý nếu khi nhả phanh tay ra mà thấy xe yếu vẫn chưa bò đi được thì sẵn cái chân ở bàn ga, cụ ấn một phát là nó đi liền (nhớ một nguyên tắc là giữ nguyên chân côn nhé).

Chúc cụ thành công và sớm tiếp tục có những bài học "học phí cao" khi gặp xxx sau này!
 

FORD G-Point

Xe tải
Biển số
OF-42417
Ngày cấp bằng
5/8/09
Số km
216
Động cơ
467,790 Mã lực
Tập lái, chân côn còn chưa vững, chân ga chân phanh có khi còn nhầm mà lại xui ko dùng phanh tay :77: :77: :77:
 

avico

Xe điện
Biển số
OF-5391
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
2,978
Động cơ
-328,980 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.avico.com.vn
Kiểu dùng côn và ga đấy gọi là dừng xe giữa dốc khi xe vẫn đang nổ máy chứ ko phải Đề pa. Em nghĩ đề pa là khởi hành giữa dốc, nghĩa là phải tra chìa vào ổ đề nổ máy và bắt đầu cho xe chạy, lúc đó đương nhiên phải kéo phanh tay rồi ah
 

lenamhung83

Xe tăng
Biển số
OF-33146
Ngày cấp bằng
7/4/09
Số km
1,874
Động cơ
572,259 Mã lực
Sắp thi lái xe rồi nhưng nghe các chú các bác nói thi lái xe có món đề pa lên dốc là hay trượt cả khó nhât.Cháu rất quan tâm món này lên cháu tập rất kĩ .Nhưng hôm qua ông anh qua chơi cho đi lái ông bảo là đề pa lên giốc kiểu chỉ dùng chân côn chân ga mà không dùng phanh như thầy dậy lái xe dậy.ông anh kêu đề pa lên dốc kiểu dùng phanh tay toàn trượt thôi ..cháu lo quá thế dút cuụoc kiểu nào hay hơn ak . cháu cảm ơn:77:
Theo thầy dạy : dùng phanh tay bác ạ.
 

Carens2009

Xe điện
Biển số
OF-26955
Ngày cấp bằng
6/1/09
Số km
2,118
Động cơ
505,136 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Nếu học để thì đỗ thì cụ nên học dùng phanh tay,về sau ra ngoài đi nhiều nhuần nhuyễn rồi mới dùng chân côn ,chân ga
 

CADIVI

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-27751
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
489
Động cơ
490,070 Mã lực
Tập lái, chân côn còn chưa vững, chân ga chân phanh có khi còn nhầm mà lại xui ko dùng phanh tay :77: :77: :77:
Chuẩn.
Động tác đề-pa dốc không dùng phanh tay rất khó nhưng rất pro nên chỉ có tài già mới áp dụng.Tài non không nên tập động tác này vì.....100% sẽ thất bại.Ông anh của cụ xui dại cụ đấy.
 

non_tay

Xe hơi
Biển số
OF-9140
Ngày cấp bằng
1/9/07
Số km
151
Động cơ
537,510 Mã lực
Kiểu dùng côn và ga đấy gọi là dừng xe giữa dốc khi xe vẫn đang nổ máy chứ ko phải Đề pa. Em nghĩ đề pa là khởi hành giữa dốc, nghĩa là phải tra chìa vào ổ đề nổ máy và bắt đầu cho xe chạy, lúc đó đương nhiên phải kéo phanh tay rồi ah
Em thấy bác nghĩ kỳ ra cục thật :21:. 2 kiểu bác bảo có khác gì nhau, chẳng qua là khác cách "bám xem trên dốc" bằng phanh chân và phanh tay thôi ạ.
 

titot0509

Xe hơi
Biển số
OF-19651
Ngày cấp bằng
7/8/08
Số km
128
Động cơ
503,190 Mã lực
Nơi ở
Ph­ương Mai - HN
Dừng xe ngang dốc, kéo phanh tay, thả chân ga & đạp côn, tay phải cầm sẵn phanh tay, sau đó nhấp ga, nhìn đồng hồ vòng tua máy sao cho đến khoảng 2.800rpm, từ từ nhả côn cho đến khi vòng tua giảm xuống 2.500rpm thì thả tay phanh, để nguyên chân côn & chân ga, xe leo lên dốc ngon lành. (chuột bạch là Jolie, các xe khác các bác cần chạy thử để tìm vòng tua thích hợp)
 

ducan

Xe tăng
Biển số
OF-2825
Ngày cấp bằng
18/12/06
Số km
1,950
Động cơ
581,000 Mã lực
đề pa dùng chân côn chân ga ko thì em gọi anh của bác là sư phụ.
phải nhuần nhuyễn lắm thì mới làm thế được. trình còi hơn tí thì đê-pa bằng phanh tay. mà còi hơn nữa thì đề-pa bằng phanh chân.
Em lái hơn 1 năm nay rồi toàn dùng cả phanh chân + phanh tay :21:

thực ra cái này cũng tùy người lái thôi cụ ợ , hồi em học lái thấy đề pa kô dùng phanh tay dễ hơn có dùng phanh tay , thời gian dừng lại ở dốc chỉ 2 hoặc 3 giây nên phanh chân lại, nhả chân côn từ tốn đến khi thấy xe rùng mình nhẹ một cái thì giữ nguyên vị trí chân côn , sau đó bỏ chân phanh ra chuyển sang ga nhấn nhẹ 1 chút là xong phần đề pa . Dùng phanh tay thời gian dừng sẽ lâu hơn , tự nhiên tâm lý căng cứng dễ bị thốc ga hoặc trôi lùi ........Tất nhiên là cũng tùy thói quen của mỗi người . Còn lái phố mà dùng phanh tay khi dừng giữa dốc vì tắc đường thì xe sau nó bấm còi cho điếc tai:)):)):))
 

ketpo

Xe điện
Biển số
OF-26206
Ngày cấp bằng
22/12/08
Số km
2,030
Động cơ
509,163 Mã lực
Nơi ở
Trung Văn- Hà Nội
sai rồi , hồi tớ đi thi có nhiều người đề pa kô dùng phanh tay nhá .....vẫn đõ như thường
Đúng là ko dùng phanh tay vẫn đõ như thường vì các bác ý dùng phanh chân.
Còn anh cụ chủ thớt dạy chỉ dùng côn và ga. Dạy thế này thì đúng là 99% đi thi lại
 

Ken_girl

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-27585
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
922
Động cơ
493,240 Mã lực
Em ko dùng phanh tay đây. Vẫn đỗ nhăn nhở
Đợt em thi. Là gái nhé. Thế mà em nhất định ko dùng phanh tay. Vì luống cuống nhiều động tác toàn nhầm. Rút cục chỉ dùng phanh chân và ga. Rồi nghe theo phản xạ tiếng động cơ mà vào số để vượt dốc. Nói chung là cũng nguy hiểm chút nhưng mà còn hơn là xài phanh tay. Thi vẫn đỗ. Mấy người học lái cẩn thận đi vèo vèo phanh tay phanh tiếc ầm ầm mà lái trượt hết. Chả hiểu kiểu gì? Trong sa hình thì đi càng chậm càng dễ điều chỉnh hơn là phi ầm ầm vèo vèo ấy. Nếu mà mới lái. Còn lái quen rồi thì... Cứ tự nhiên thôi :)

Em chủ topic thi ở sân nào??? Chú ý nhé. Nhiều khi lên xe mà ko để ý. Cái thằng đằng trước khi hoàn thành bài thi về đích và dừng lại nó cài phanh tay mình thi mà quên chết máy giữa chừng hoặc chết ngang dốc là tạch hết biết luôn í. Mà em thanh niên trai tráng, có phần thi lại hoặc chống trượt cơ mà nhỉ? SỢ j
 

dang_tim_xe

Xe điện
Biển số
OF-38580
Ngày cấp bằng
18/6/09
Số km
2,063
Động cơ
490,306 Mã lực
Nơi ở
Trung tâm Hà Lội
Dừng trước vạch. Giữ nguyên số. Côn ra ga vào (ga hơi lớn tí, máy kêu to mặc kệ) và nhả ngay phanh tay ra rồi ga thốc lên là qua dốc ngay í mà :21::21:. Quan trọng là cụ không mất bình tĩnh. Chúc cụ thi tốt nhé.
P//S: dĩ nhiên là cách em nói chỉ là lúc thi thôi nhé, ra đường đừng có áp dụng mà tương vào mông anh đằng trước.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top