[Funland] Các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
In God we trust, all others bring data bác nhé. Bác làm phép tính cho em

- Nếu mở rộng công suất TSN tối đa ở phía Nam lên 50-57 triệu khách 1 năm bằng việc xây thêm T3, T4 thì cần đầu tư cho sân bay bao tiền, hạ tầng bên ngoài sân bay bao nhiêu để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của bác?

- Nếu mở rộng công suất TSN cả ở phía nam và phía bắc lên 75-82 triệu hành khách 1 năm thì cần đầu tư cho sân bay bao tiền, hạ tầng bên ngoài sân bay bao nhiêu để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của bác?

- Ở giai đoạn 1 làm sân bay Long Thành cho 25 triệu hành khách thì cần bỏ thêm bao tiền ngoài 5.5 tỷ $ xây sân bay, 1 tỷ $ giải phòng mặt bằng, để kết nối SG với Long Thành và hạ tầng xung quanh sân bay?

- Ở giai đoạn 2 nâng công suất Long Thành lên 50 triệu khách 1 năm thì bỏ ra bao nhiêu cho sân bay, bao nhiêu cho kết nối SG Long Thành, bao nhiêu cho hạ tầng xung quanh sân bay?

- Ở giai đoạn 3 nâng công suất Long Thành lên 100 triệu khách 1 năm thì bỏ ra bao nhiêu cho sân bay, bao nhiêu cho kết nối SG Long Thành, bao nhiêu cho hạ tầng xung quanh sân bay?

- Lấy tiền ở đâu xây Long Thành?

- Trả nợ tiền đầu tư vào Long Thành thế nào?
Những cái này đã có câu trả lời ở các còm trước rồi.

Em nói thế này cho dễ hiểu này:

-Với 1 nhà ga tương đương, xây ở Long Thành rẻ hơn TSN. Tương tự như thế với đường lăn, bãi đỗ.

-Cải thiện đc tình hình giao thông quanh TSN so với việc xây hệ thống giao thông quanh LT chắc tương đương.

-TSN có mức mãn tải. Long Thành còn có dư địa phát triển.

-TSN eo hẹp về quỹ đất. LT xông xênh hơn.

-TSN nằm giữa TP. Long Thành là của cả vùng.

-Tiền: Xây những thứ ở TSN lấy tiền đâu thì LT lấy tiền đó.

20 năm nữa, ta có sân bay lớn, đủ đáp ứng nhu cầu, nếu xây LT.

20 năm nữa, ta có 1 sân bay chắp vá mãn tải giữa lòng thành phố đông đúc, nếu cứ cố giữ TSN.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Những cái này đã có câu trả lời ở các còm trước rồi.

Em nói thế này cho dễ hiểu này:

-Với 1 nhà ga tương đương, xây ở Long Thành rẻ hơn TSN. Tương tự như thế với đường lăn, bãi đỗ.

-Cải thiện đc tình hình giao thông quanh TSN so với việc xây hệ thống giao thông quanh LT chắc tương đương.

-TSN có mức mãn tải. Long Thành còn có dư địa phát triển.

-TSN eo hẹp về quỹ đất. LT xông xênh hơn.

-TSN nằm giữa TP. Long Thành là của cả vùng.

-Tiền: Xây những thứ ở TSN lấy tiền đâu thì LT lấy tiền đó.

20 năm nữa, ta có sân bay lớn, đủ đáp ứng nhu cầu, nếu xây LT.

20 năm nữa, ta có 1 sân bay chắp vá mãn tải giữa lòng thành phố đông đúc, nếu cứ cố giữ TSN.
Tít mù rồi lại vòng quanh.
Trên kia có cụ nêu phương án tài chính rồi đấy.
Với công suất 80 triệu hành khách/ năm thì Tân Sơn Nhất không bao giờ mãn tải.
Phương án giao thông thì nhà cháu xin quote lại cụ Jue cho đỡ mất thời gian.

Vậy thì cho thêm 2 năm nữa, đến năm 2021 xong được không bác?

Từ giờ đến 2021 thì em đầu tư thêm 1 tuyến BRT hoặc xe điện mặt đất từ công viên Gia Định đến đường A75 sân bay. Sẽ kéo dài đường Đặng Văn Sâm, mở rộng đường thêm 20m để chỉ chạy BRT hoặc xe điện mặt đất rồi kết nối với sân bay theo hình ở dưới. Tổng chiều dài tuyến khoảng 1km.

View attachment 495941

Tiền giải phóng mặt bằng và xây dựng đường: 1000m x 20m x (2560+720) = 65,6 triệu $

Mua 10 xe BRT chạy với tần suất 5-10p 1 chuyến. Giá tiền 1 xe BRT chở 90 người của THACO: 5,03 tỷ (12). Nếu đặt xe 2 khoang khoảng 10 tỷ ~ 440 nghìn $, 10 xe là 4,4 triệu $

Mở rộng bãi đỗ xe ngầm công viên Gia Định thêm 77.000 m2 để chứa thêm 2.000 xe máy và 1.200 ô tô hết 1.748 tỷ đồng ~ 77 triệu $. Nếu bán quyền khai thác bãi đỗ xe này cho tư nhân thì số tiền xây bãi đỗ xe ngầm có khả năng tư nhân sẽ chịu hết. (13)

Tổng số tiền: 70 triệu $ + 10 triệu cho phát sinh = 80 triệu $.

Thời gian giải phóng mặt bằng 1 năm, thời gian thi công 6-12 tháng nên cuối năm 2018 hoặc giữa năm 2019 sẽ xong toàn bộ đầu việc này.

Nếu đầu tư xe điện mặt đất tạm tính thêm 50 triệu là 130 triệu $ và cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 sẽ xong.





Chốt lại là mấy cầu vượt vừa hoàn thành ở phía nam cộng với tuyến BRT hoặc xe điện mặt đất đã đủ giải tỏa cho sân bay hiện tại chưa bác? Nếu chưa đủ thì xin thêm bộ QP cho mở đường từ phía bắc.



Bản chất vấn đề là 5.5 tỷ $ xây sân bay Long Thành giai đoạn 1. Tiền này sẽ lấy ở đâu??? Tổ chức tín dụng nào của VN đủ từng đấy tiền??? Nếu có tập đoàn nào đứng ra vay tiền để xây thì tập đoàn đó sẽ đòi đất và tài nguyên thiên nhiên ở chỗ khác + chính sách có lợi cho kinh doanh mà quy ra tiền phải lớn hơn 5.5 tỷ $.

Tiếp theo nữa là cơ hội kêu gọi PPP và khả năng sinh lời giữa đầu tư vào Long Thành và TSN. Phần mang lại lợi nhuận là đầu tư nhà ga sân bay. Nội Bài và TSN gánh lỗ cho 20 sân bay (14). Mà từ SG đi Long Thành bằng gì? Bộ GT đang "đề xuất" làm 43km đường sắt từ SG đi Long Thành (15). Cộng thêm đường bộ nữa thì không biết thêm mấy tỷ $ nữa đây?! Long Thành điện đường trường trạm chưa có thì PPP kiểu gì trong khi các nhà đầu tư đang tranh nhau quyền được đầu tư nhà ga mới T3 và T4 ở TSN.

Bỏ ra 5.5 tỷ $ đầu tư xây dựng Long Thành giai đoạn 1 sao không tính bỏ 5.5 tỷ $ vào TSN xem kết quả thế nào? Bỏ 16 tỷ $ xây dựng Long Thành sao không tính bỏ 16 tỷ vào Tân Sơn Nhất xem ra sao? Cái này em sẽ trao đổi tiếp trong phần 5 - số tiền dùng xây Long Thành nếu đầu tư vào TSN sẽ làm được những gì.

-------------

(12) http://www.baomoi.com/vu-35-xe-buyt-nhanh-brt-ha-noi-lien-danh-thien-thanh-an-thaco-trung-thau-voi-gia-chi-7-9-trieu-usd/c/21719213.epi

(13) http://cafef.vn/bat-dong-san/tphcm-chuan-bi-khoi-cong-hang-loat-du-an-bai-do-xe-ngam-20160324230222065.chn

(14) http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/noi-bai-tan-son-nhat-ganh-lo-cho-20-san-bay-3314926.html

(15) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/de-xuat-lam-duong-sat-43-km-noi-long-thanh-va-tan-son-nhat-3597025.html
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Vậy thì cho thêm 2 năm nữa, đến năm 2021 xong được không bác?

Từ giờ đến 2021 thì em đầu tư thêm 1 tuyến BRT hoặc xe điện mặt đất từ công viên Gia Định đến đường A75 sân bay. Sẽ kéo dài đường Đặng Văn Sâm, mở rộng đường thêm 20m để chỉ chạy BRT hoặc xe điện mặt đất rồi kết nối với sân bay theo hình ở dưới. Tổng chiều dài tuyến khoảng 1km.



Tiền giải phóng mặt bằng và xây dựng đường: 1000m x 20m x (2560+720) = 65,6 triệu $

Mua 10 xe BRT chạy với tần suất 5-10p 1 chuyến. Giá tiền 1 xe BRT chở 90 người của THACO: 5,03 tỷ (12). Nếu đặt xe 2 khoang khoảng 10 tỷ ~ 440 nghìn $, 10 xe là 4,4 triệu $

Mở rộng bãi đỗ xe ngầm công viên Gia Định thêm 77.000 m2 để chứa thêm 2.000 xe máy và 1.200 ô tô hết 1.748 tỷ đồng ~ 77 triệu $. Nếu bán quyền khai thác bãi đỗ xe này cho tư nhân thì số tiền xây bãi đỗ xe ngầm có khả năng tư nhân sẽ chịu hết. (13)

Tổng số tiền: 70 triệu $ + 10 triệu cho phát sinh = 80 triệu $.

Thời gian giải phóng mặt bằng 1 năm, thời gian thi công 6-12 tháng nên cuối năm 2018 hoặc giữa năm 2019 sẽ xong toàn bộ đầu việc này.

Nếu đầu tư xe điện mặt đất tạm tính thêm 50 triệu là 130 triệu $ và cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 sẽ xong.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Xin phép copy lại cụ Jue.

Để đảm bảo an toàn bay thì em mở rộng đường băng 2 đầu sân bay ở phía nam, mỗi đầu dài 500m, rộng 200m. 500 x 200 x 2 = 200.000m2. Chỗ này làm bãi đậu xe, hay đường vào sân bay. Mức giá đền bù tính theo con đường đắt nhất HN: dài 2200m, rộng 50m hết 6.400 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và 1.800 tỉ làm đường (6).

Tiền giải phóng 1m2 đất: 6400 tỉ / 2200 / 50 = 58 triệu / m2 = 2560$/m2.

Tiền xây dựng 1m2 đường: 1800 tỉ / 2200 / 50 = 16,4 triệu /m2 = 720 $/m2.

Tiền giải phóng 500m và làm bãi đậu hoặc đường vào 2 đầu sân bay phía nam 200.000m2 x (2560+720) = 656 triệu $

Để giảm bớt áp lực cho cầu vượt thì đầu tư tiếp 1 tuyến xe điện ngầm từ sân bay đến chợ Bến Thành, kết nối với tuyến Bến Thành Suối Tiên đang làm.

Cự li đo trên google map từ sân bay đến 1 đầu đường băng là 6.2km, đầu kia 8.2km. Chi phí cho 9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao là 2,1 tỷ $, 7,46 km ngầm và 1,43 km trên cao hết 1.56 tỷ euro (5). Vậy 6.2km đi ngầm hết khoảng 1.5 tỷ $, 8.2km đi ngầm hết 1.8 tỷ $. Chi phí này gồm cả tiền giải phóng dân cư làm nhà ga tại Tân Sơn Nhất.

Như vậy khi bổ sung nhà ga T3 và T4 nâng công suất sân bay lên 50-57 triệu khách 1 năm thì chi phí hết 0.656+ 1.5 + 1.8 = 3.96 tỷ $. Xây T3 T4 thì các nhà đầu tư đang tranh nhau được xây nên sẽ không mất tiền. Theo phương án này phía nam sẽ mở rộng 2 đầu sân bay mỗi đầu dài 500m, rộng 200m và đầu tư 2 tuyến xe điện ngầm từ TSN kết nói với các tuyến xe điện ngầm đang xây trong thành phố.

Sân bay Long Thành thì giai đoạn 1 có 25 triệu khách 1 năm (bằng công suất T3+T4 Tân Sơn Nhất) có tổng chi phí 5.45 tỷ (7) và bắt đâu khai thác năm 2025.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
34
Lại phong trào mỗi tỉnh một sân bay đây mờ
Do nhu cầu người dân tăng thôi cụ. Đầu những năm 2000 mà được đi máy bay là còn hiếm nhưng bây giờ là phổ biến. Nhiều khi đi Bắc - Nam bằng máy bay còn rẻ hơn đi tàu hoả mà đỡ mệt mỏi. Chưa kể khách du lịch đến Việt Nam, năm nay khoảng 10 triệu và tốc độ tăng khoảng 20% mỗi năm.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Những cái này đã có câu trả lời ở các còm trước rồi.

Em nói thế này cho dễ hiểu này:

-Với 1 nhà ga tương đương, xây ở Long Thành rẻ hơn TSN. Tương tự như thế với đường lăn, bãi đỗ.

-Cải thiện đc tình hình giao thông quanh TSN so với việc xây hệ thống giao thông quanh LT chắc tương đương.

-TSN có mức mãn tải. Long Thành còn có dư địa phát triển.

-TSN eo hẹp về quỹ đất. LT xông xênh hơn.

-TSN nằm giữa TP. Long Thành là của cả vùng.

-Tiền: Xây những thứ ở TSN lấy tiền đâu thì LT lấy tiền đó.

20 năm nữa, ta có sân bay lớn, đủ đáp ứng nhu cầu, nếu xây LT.

20 năm nữa, ta có 1 sân bay chắp vá mãn tải giữa lòng thành phố đông đúc, nếu cứ cố giữ TSN.
Trả lời chỗ nào bác??? Không thấy bác đưa có data gì. Bao nhiêu $ ấy. Mà em tìm mỏi mắt trên mạng không thấy chỗ nào bàn về lấy tiền đâu xây Long Thành, trả nợ thế nào. Ý bác về vụ này sao?

Giờ đi vào câu trả lời đầu tiên của bác. Tại sao xây nhà ga tương đương ở Long Thành lại rẻ hơn TSN?
 
Chỉnh sửa cuối:

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Cụ đã đi cao tốc HCM-LT-DG nhiều lần chưa ạ?


Hiện đăng có ùn tắc tại rạm thu phí Long Phước


Nguyên nhân là do cách bán vé, xét vé thủ công khi lượng xe tăng cao. Nếu các cụ cùng dùng "thu phí không dừng" thì sẽ không có chuyện tức tại trạm thu phí. Giờ dang kêu gọi tự nguyện. Khi cần, có thể bắt buộc



Còn nhiều đường cao tốc nữa nối Long Thành với các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Với lưu lượng phương tiện tăng cao như hiện nay, không khó huy động vốn BOT làm đường cao tốc
Thu phí chỉ gây ra 1 điểm ùn tắc ở 2 đầu trạm thu phí Long Phước thôi. Ùn tắc ở nút giao An Phú và quốc lộ 51 xử lý sao bác? Sau này xây Long Thành nữa thì đường cần mở rộng thế nào bác? Hết bao nhiêu $?

Về BOT làm đường cao tốc thì bác phải so sánh BOT mở rộng hạ tầng quanh TSN với BOT đường cao tốc để phục vụ cho Long Thành cái nào dễ kêu gọi đầu tư hơn, cái nào thu lợi nhanh hơn, thời gian hoàn vốn nhanh hơn, dân ít chịu thuế nhiều nhất. Bác bình mấy thứ này xem ra sao.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,874
Động cơ
544,724 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Đã có quyết định giải toả ách tắc cho sân bay TSN rồi nhé, phương án tối ưu nhất còn quỹ đất và tiền là không hạn chế.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Đã có quyết định giải toả ách tắc cho sân bay TSN rồi nhé, phương án tối ưu nhất còn quỹ đất và tiền là không hạn chế.
BQP bàn giao tiếp đất 1 đầu sân bay.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170809/dat-quoc-phong-san-bay-tan-son-nhat-cham-dut-lien-doanh-san-sang-ban-giao/1365946.html

Đất quốc phòng sân bay Tân Sơn Nhất: Chấm dứt liên doanh, sẵn sàng bàn giao
09/08/2017 07:52 GMT+7

Đường Trường Chinh - đoạn tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất có 50 kiôt và 3 cây xăng sẽ bị giải tỏa - Ảnh: HỮU KHOA





Như vậy việc bàn giao này đã làm giảm ô nhiễm tiếng ốn ở 1 đầu sân bay và tăng thêm đường kết nối với TSN.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Thêm phương án nữa cho Tân Sơn Nhất. Báo Giao thông gợi ý rất hay.

http://www.baogiaothong.vn/vi-sao-khong-nen-khai-thac-dan-dung-san-bay-bien-hoa-d221989.html
Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết, trên thế giới, cũng đã có việc khai thác đồng thời, độc lập nhiều sân bay trong cùng một vùng trời khu vực sân bay và do một cơ quan kiểm soát tiếp cận điều hành. Cụ thể là cặp sân bay: Heathrow - Gatwick (Anh), Charles de Gaulle - Orly (Pháp), Suvarnabumi - Don Mueang (Thái Lan), Soekarno Hatta - Halim Perdanakusuma (Indonesia), Kuala Lumpur - Sultan Abdul Aziz Shah (Malaysia) và Incheon - Gimpo (Hàn Quốc).

“Các cặp sân bay này được tổ chức khai thác đồng thời, độc lập với quy hoạch tổ chức vùng trời, phương thức bay và điều hành bay theo các phương thức của ICAO và hoạt động an toàn, hiệu quả”, ông Thắng nói và cho biết, Cục Hàng không VN cũng đã phối hợp với Tổng công ty Quản lý bay VN lập phương án quy hoạch tổ chức vùng trời, phương thức bay và điều hành bay dự kiến đi/đến với cặp sân bay Biên Hòa - Tân Sơn Nhất.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Đánh giá khả năng khai thác dân dụng đối với khu bay, Cục Hàng không VN cho biết, với cấu hình hai đường cất/hạ cánh kích thước 3.048x45m và hệ thống đường lăn sân đỗ đồng bộ, hệ thống sân đường này chỉ có thể đáp ứng khai thác cho các loại tàu bay code E như B777, B787 và tương đương với thời gian bay khoảng 5 - 6 giờ trở xuống ở các đường bay nội địa hoặc bay quốc tế gần như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á…

Về khu hàng không dân dụng, với quỹ đất hiện tại, sân bay Biên Hòa, có thể quy hoạch 1 - 2 nhà ga hành khách với công suất 20 - 25 triệu khách/năm và các công trình dịch vụ kỹ thuật đồng bộ như sân đỗ tàu bay trước nhà ga, ga hàng hóa, hangar (nhà chứa máy bay), sửa chữa tàu bay, xăng dầu, suất ăn. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà ga hành khách sẽ phải tính toán di dời, bố trí lại vị trí các công trình quân sự hiện hữu của các cơ quan, đơn vị quân sự và sẽ phải xử lý các khu vực bị nhiễm dioxin để đảm bảo mặt bằng sạch cho việc xây dựng, khai thác các công trình dân dụng.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Hôm qua, đường ra Tân Sơn Nhất lại tắc.

Sân đỗ, nhà ga, hệ thống giao thông kết nối ra bên ngoài mới quan trọng....kèm theo đó là TIỀN...

....chứ ko phải đường băng
Vụ hạ tầng phía nam sân bay giờ chốt là không tắc rồi đúng không bác.

Con ngáo ộp sân đỗ, nhà ga có câu trả lời rồi đây. 21ha quân đội bàn giao lại xây được 29 vị trí đỗ. Chỉ cần 10 vị trí đỗ là nâng được công suất sân bay lên 45 triệu khách 1 năm.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170816/cuoi-nam-2017-tan-son-nhat-se-het-tac-nghen/1369873.html

TTO - Ông Lại Xuân Thanh - chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - cho biết cuối năm 2017, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thêm 10 vị trí đỗ mới.


Ông Lại Xuân Thanh - chủ tịch chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng Hàng không VN - Ảnh: XUÂN LONG
Với 10 vị trí đỗ mới cộng các vị trí đỗ tàu bay và các vị trí khác hiện có, đủ cho công suất thiết kế 45 triệu khách. Dịp tết năm nay khi đưa vào 10 vị trí đỗ mới, khu bay Tân Sơn Nhất không còn tắc nghẽn
Ông LẠI XUÂN THANH
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng với ngành hàng không sáng 16-8, ông Lại Xuân Thanh cho biết Tổng công ty đang tích cực triển khai khu sân đỗ 21 ha tại sân bay Tân Sơn Nhất.

“Chúng tôi đang triển khai tích cực khu đỗ 21 ha và đường lăn nối vào 21ha, các cửa sân đỗ. Với khu mới 21ha, sẽ cơ bản xử lý được vấn đề sân đỗ cho sân bay Tân Sơn Nhất” - ông Thanh cho biết.

Theo ông Thanh, hạ tầng sân bay Tân Sơn Nhất là vấn đề quan trọng.

“Tân Sơn Nhất chiếm 40% lượng khách cả đi và đến. Vì vậy, hạ tầng Tân Sơn Nhất không chỉ ảnh hưởng đến riêng sân bay Tân Sơn Nhất mà còn ảnh hưởng đến hạ tầng chung.

Trước đây, vì sức ép của thị trường chúng ta đã đưa slot lên, có thời gian lên tới 38, 39, 42 triệu khách mà an toàn vẫn đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên, việc đưa slot lên cao như vậy cũng làm bay chờ nhiều, dẫn tới bay chờ 15 phút, 30 phút, 45 phút, dẫn đến chậm.

Đã chậm là chậm dây chuyền, mà 40% tại Tân Sơn Nhất chậm thì dẫn tới cái chậm khác” - ông Thanh nói.

Ông Thanh cho biết trước thực tế đó, đã có nhiều giải pháp cải thiện quản lý bay, hạ tầng khu bay.

“Đã có thêm diện tích 7,63ha được đưa vào khai thác và hiện đang làm tiếp để chuẩn bị đưa vào khai thác khu đỗ 21ha. Vì thế, cơ bản khu bay đã được cải thiện, bây giờ chúng ta duy trì 38, 39, 42 triệu khách nhưng rất ít ảnh hưởng đến việc phải bay chờ.

Đến nay tình trạng kêu ca về bay giờ đã giảm vì điều hành bay được cải thiện, năng lực khu bay cũng được cải thiện” - ông Thanh nói.

Với việc đưa vào khai thác 21ha diện tích đỗ mới, ông Thanh cho biết cơ bản khu bay Tân Sơn Nhất được xử lý về ách tắc.

“Khi chưa có khu 21ha thì đã có nhiều giải pháp, nhưng chỉ là những giải pháp mang tính hợp lý hóa trong nhà ga. Ví như tăng công suất khai thác của nhà ga lên, trong điều kiện hiện nay cũng phải cơi nới mặt bằng, tập trung bố trí lại, hợp lý lại quy trình, phân bổ mặt bằng để tăng được công suất.

Năm nay sẽ được 36 triệu khách và bức xúc về tắc nghẽn từ đầu năm đến nay đã giảm hẳn. Tuy nhiên, đây mới là hiệu quả của các giải pháp trước mắt, còn căn cơ vẫn phải là đầu tư mới” - ông Thanh nói.

Về thông tin Bộ Quốc phòng nói đã sẵn sàng giao đất cho Bộ GTVT, ông Thanh cho biết hiện nay Thủ tướng đã giao Bộ GTVT chỉ đạo, làm phương án quy hoạch trình Thủ tướng phê duyệt.

“Việc mở rộng sân bay phải chờ quy hoạch được duyệt mới đầu tư được. Tuy nhiên, cái gì theo quy hoạch cũ thì vẫn đang làm, như khu đỗ 21ha.

Nhà ga cũng đang cơi nới, có bố trí hợp lý hóa lại quy trình mặt bằng để đảm bảo năm nay chắc chắn tình trạng, phấn đấu tết năm nay đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Còn về tiến độ, đến cuối năm 2017 sẽ đưa hơn 1/3 năng lực khu đỗ 21ha vào khai thác. Khu đỗ 21ha có 29 vị trí đỗ thì có 10 vị trí đỗ sẽ được đưa vào khai thác cuối năm nay. Như vậy, với 10 vị trí đỗ mới cộng các vị trí khác, hiện có đủ cho công suất thiết kế 45 triệu khách. Còn những vị trí đỗ còn lại tại khu 21ha sẽ đưa vào khai thác tiếp trong quý 1-2018” - ông thanh cho biết.

XUÂN LONG

 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Cụ Lầm đang bận chinh chiến ở mặt trận tân dược, thuốc chữa ung thư.
Đã thất bại ở mặt trận nhấn chìm vật chất thủy điện Vĩnh Tân.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
http://tuoitre.vn/san-sang-ban-giao-san-golf-tan-son-nhat-nhung-phai-boi-thuong-1376245.htm

'Sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường'

28/08/2017 09:24 GMT+7

TTO - Ông Trần Văn Tĩnh, người nắm giữ 48,5% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (Lobico) và hiện giữ chức phó chủ tịch HĐQT Lobico - “ông chủ” của sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM), khẳng định như vậy.

Ông Trần Văn Tĩnh - Ảnh: HỮU KHOA

“Nếu Nhà nước muốn thu hồi dự án để phục vụ nhu cầu an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ bàn giao. Với sân golf Tân Sơn Nhất, chúng tôi cũng sẵn sàng bàn giao nếu Nhà nước thu hồi để mở rộng sân bay”.

Không đòi bồi thường khu đất khác

* Nếu sân golf bị thu hồi, ông “tâm tư” chứ?

- Tôi thấy bình thường. Bởi bất cứ doanh nghiệp nào khi đầu tư cũng phải chấp nhận rủi ro, trong đó có rủi ro về chính sách. Tất nhiên, một số cổ đông cũng sẽ buồn nhưng mọi chuyện sẽ ổn.

* Có tin được không khi ông nói “thấy bình thường” trong khi doanh nghiệp đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào dự án?

- Chúng tôi đầu tư đúng luật. Dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý, được Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt trước khi thực hiện. Do đó, nếu dự án bị thu hồi, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bồi thường xứng đáng.

Sẽ có những khoản thiệt hại không đo đếm được, như thời gian bỏ ra để theo đuổi dự án cũng như nhiều cơ hội khác đã bị bỏ qua. Nhưng trong kinh doanh, không thiếu gì cơ hội khác, vấn đề là doanh nghiệp có nắm bắt được hay không thôi. Hơn nữa, lợi ích của xã hội phải đứng trên lợi ích doanh nghiệp.

* Nghe nói phía công ty “đòi” Nhà nước bồi thường một khu đất khác để làm sân golf chẳng hạn?

- Chắc chắn là không. Việc bồi thường cho doanh nghiệp bị thu hồi dự án sẽ theo đúng luật định, còn hình thức như thế nào do Nhà nước quyết định, nhưng phải đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư.



Sân bay nhìn từ phía sân golf Tân Sơn Nhất - Ảnh: HỮU KHOA

“Không xin xỏ, lo lót gì cả”

* Khi bắt tay thực hiện dự án này, ông có lường trước những “lùm xùm” như thời gian qua?

- Không. Chúng tôi không hình dung được. Chỉ cần biết phức tạp như ngày hôm nay chúng tôi đã không đầu tư chứ đừng nói đến nguy cơ dự án bị thu hồi.

Hơn nữa, dự án cũng đã được Chính phủ và các bộ, ngành cho phép thực hiện, doanh nghiệp làm sao lường hết những vấn đề phát sinh.

* Dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm trong việc đầu tư sân golf Tân Sơn Nhất, thưa ông?

- Chắc chắn là không có lợi ích nhóm. Chúng tôi không xin xỏ hay lo lót gì cả. Vào năm 2005, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đi công tác nước ngoài thấy bên cạnh các sân bay tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ... đều có sân golf, thu hút rất nhiều khách du lịch.

Trong khi đó, đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay Tân Sơn Nhất bị bỏ hoang, nên lãnh đạo Bộ Quốc phòng có chủ trương tận dụng để làm sân golf, vừa giữ đất vừa có thêm kinh phí và thu hút khách du lịch nước ngoài.

Dự án do một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng là Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Trường An làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn của doanh nghiệp này hạn chế nên Bộ Quốc phòng cho phép doanh nghiệp kêu gọi sự tham gia góp vốn của nhiều cổ đông.

* Nhưng việc Công ty Trường An thoái vốn sau khi dự án hoàn tất các thủ tục liệu có phải bước đi có tính toán trước?

- Thông tin này là chưa chính xác. Dự án bắt đầu khởi động từ năm 2006 và sau 5 năm, đến năm 2011 mới hoàn tất các thủ tục đầu tư.

Nhưng sau 3 năm triển khai dự án, năm 2014, Công ty Trường An mới quyết định thoái vốn khỏi dự án do năng lực tài chính bị hạn chế, không vay được vốn trong khi nguồn vốn đầu tư vượt khỏi dự tính ban đầu của các cổ đông.

Cũng xin nói thêm là trước khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn đang bỏ hoang, cỏ lút đầu người, các doanh trại quân đội cũng chỉ là nhà cấp 4 (xây trước năm 1975), trong khi bên ngoài là đường Phạm Văn Bạch toàn ổ gà, ổ voi.

Chỉ riêng tiền cải tạo lại doanh trại đã gần 1.000 tỉ đồng, chưa kể tiền thực hiện dự án và cơ sở hạ tầng bên ngoài nên đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.


Hàng xe đón khách vào chơi sân golf Tân Sơn Nhất - Ảnh: HỮU KHOA
Lỗ hơn 400 tỉ đồng

* Tổng vốn đầu tư của dự án đến nay là bao nhiêu và hiệu quả hoạt động thời gian qua thế nào, thưa ông?

- Đến nay chúng tôi đã đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng vào dự án, nhưng dự án vẫn đang trong giai đoạn thua lỗ, dù mức lỗ đang giảm dần. Theo số liệu chưa đầy đủ, tổng số lỗ lũy kế của dự án đến nay khoảng hơn 400 tỉ đồng.

Thực tế hầu hết các sân golf đều thua lỗ, nên bất cứ dự án sân golf nào cũng có các công trình dịch vụ kèm theo.

Riêng dự án sân golf Tân Sơn Nhất, ngoài sân golf còn có các dự án thành phần khác như khách sạn 500 phòng và một dự án căn hộ cho thuê 1.000 căn.

Chính các công trình dịch vụ này mới kéo được nhiều khách cho sân golf, du khách ở lại mới đánh golf vào buổi tối, sân golf mới khai thác hết công suất.

Tuy nhiên, do các công trình này chưa được phép triển khai nên chỉ cuối tuần sân golf mới đông khách đến chơi, còn ngày thường cũng không nhiều, chủ yếu là khách nước ngoài.

* Dư luận cũng nghi ngờ rằng các công trình phụ trợ được xây trong khuôn viên dự án này là một bước để sau này chuyển đổi trở thành dự án bất động sản?

- Dự án này được đầu tư trên đất dự trữ quốc phòng nên chắc chắn là không có việc đó. Nếu có thì nhà đầu tư đã xin Bộ Quốc phòng làm thủ tục chuyển đổi ngay từ đầu và vĩnh viễn không có việc nhà đầu tư thúc đẩy việc chuyển đổi các khu đất phụ trợ thành dự án bất động sản.

Sân golf là một dự án du lịch, cần phải có các công trình phụ trợ kèm theo mới thu hút được du khách đến lưu trú, nghỉ ngơi và chơi golf.

Như tôi đã nói, họ có đến thuê ở lại qua đêm sân golf mới khai thác được hết công suất, nhất là vào ban đêm.

Hơn nữa, đây là đất dự trữ quốc phòng, với sự tham gia quản lý của Bộ Quốc phòng mà cụ thể là vị trí chủ tịch HĐQT Lobico do người của Bộ Quốc phòng nắm giữ, nên không có chuyện “thuận gió bẻ măng”, chuyển đổi đất quốc phòng thành dự án bất động sản tại khu vực này được.

Sân golf... giúp sân bay bớt ngập (?)

* Nhiều ý kiến cho rằng chính sân golf góp phần làm ngập sân bay Tân Sơn Nhất?

- Hoàn toàn ngược lại. Chính sân golf giúp cho đường băng không bao giờ ngập. Bởi đường băng sân bay cao hơn hai bên và nước mưa thường có xu hướng đổ ra hai bên, một bên là hướng sân golf và phía còn lại là sân đỗ máy bay.

Về hướng sân golf, kênh Hi Vọng dẫn nước ra kênh Tham Lương lúc nào cũng thông thoáng và hầu như không bao giờ gây ngập.

Hơn nữa, trong khu vực sân golf có các hồ điều tiết với tổng diện tích hơn 15ha, sâu 3-4m. Do đó, ngay cả khi mưa rất lớn, nếu con kênh này không rút nước kịp, các hồ điều tiết sẽ phát huy tác dụng.

Còn về phía đường lăn sân đỗ, do nước từ đây được thoát ra bởi kênh A41 (thoát ra đường Cộng Hòa, đổ vào Nhiêu Lộc) và kênh Nhật Bản (thoát ra phía công viên Gia Định), nhưng hai kênh này bị nghẽn vì bị lấn chiếm cũng như không được nạo vét duy tu. Do đó, khi có mưa lớn, đường lăn sân đỗ máy bay thường bị ngập.

VIỄN SỰ - HẢI ĐĂNG thực hiện
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Hết thời hạn câu giờ 6 tháng rồi. Sân golf giải quyết sao đây?
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Thêm phương án nữa cho Tân Sơn Nhất. Báo Giao thông gợi ý rất hay.

http://www.baogiaothong.vn/vi-sao-khong-nen-khai-thac-dan-dung-san-bay-bien-hoa-d221989.html
Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết, trên thế giới, cũng đã có việc khai thác đồng thời, độc lập nhiều sân bay trong cùng một vùng trời khu vực sân bay và do một cơ quan kiểm soát tiếp cận điều hành. Cụ thể là cặp sân bay: Heathrow - Gatwick (Anh), Charles de Gaulle - Orly (Pháp), Suvarnabumi - Don Mueang (Thái Lan), Soekarno Hatta - Halim Perdanakusuma (Indonesia), Kuala Lumpur - Sultan Abdul Aziz Shah (Malaysia) và Incheon - Gimpo (Hàn Quốc).

“Các cặp sân bay này được tổ chức khai thác đồng thời, độc lập với quy hoạch tổ chức vùng trời, phương thức bay và điều hành bay theo các phương thức của ICAO và hoạt động an toàn, hiệu quả”, ông Thắng nói và cho biết, Cục Hàng không VN cũng đã phối hợp với Tổng công ty Quản lý bay VN lập phương án quy hoạch tổ chức vùng trời, phương thức bay và điều hành bay dự kiến đi/đến với cặp sân bay Biên Hòa - Tân Sơn Nhất.
Càng bàn càng nhiều phương án cụ nhể, vui phết không biết theo ai đây!
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Mà Hà nội không lo xây thêm đường băng cho Nội bài đi, mai kia dân bu kín quanh sân bay mới mở đường không được lại đòi xây sân bay mới!
 

Rùa Núp Lùm

Xe hơi
Biển số
OF-546902
Ngày cấp bằng
22/12/17
Số km
159
Động cơ
160,620 Mã lực
Tuổi
37
sân bay TSN tính không mở được đâu xung đột nhiều thứ lắm, mở bên nào cũng đụng hết. Xung quanh sân bay toàn nhà, văn phòng mấy sếp dính dáng hết rồi không mở được đâu... cứ tính cho có đó mà
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Những cái này đã có câu trả lời ở các còm trước rồi.

Em nói thế này cho dễ hiểu này:

-Với 1 nhà ga tương đương, xây ở Long Thành rẻ hơn TSN. Tương tự như thế với đường lăn, bãi đỗ.

-Cải thiện đc tình hình giao thông quanh TSN so với việc xây hệ thống giao thông quanh LT chắc tương đương.

-TSN có mức mãn tải. Long Thành còn có dư địa phát triển.

-TSN eo hẹp về quỹ đất. LT xông xênh hơn.

-TSN nằm giữa TP. Long Thành là của cả vùng.

-Tiền: Xây những thứ ở TSN lấy tiền đâu thì LT lấy tiền đó.

20 năm nữa, ta có sân bay lớn, đủ đáp ứng nhu cầu, nếu xây LT.

20 năm nữa, ta có 1 sân bay chắp vá mãn tải giữa lòng thành phố đông đúc, nếu cứ cố giữ TSN.
Đúng là tầm nhìn xa thì phải xây LT mới có cái sân bay ra tấm ra món. Tuy nhiên nước xa không chữa được lửa gần. Tắc nghẽn hàng không là trước mắt, cái sân golf vô lý lù lù cạnh đống người tắc nghẽn cũng là trước mắt. Muốn đi thì ngoài nhìn xa ra vẫn cần phải nhìn trước mắt, không thì vấp ngã vỡ mặt.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Phía Nam của Tân Sơn Nhất có gì? Đó là toàn bộ các khu dân cư quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – lá phổ xanh hiếm hoi cuối cùng còn lại của Sài Gòn. Ước tính nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó? Tăng thu thuế, phí các loại hay lại đi vay mượn của nước ngoài, đổ gánh nặng lên đầu người dân?
Thay vì chọn phương án dễ hơn là lấy lại toàn bộ 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để mở rộng sân bay “không tốn một đồng ngân sách nào” – như lời cam kết trước quốc hội của Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phùng...

Chủ đầu tư của sân golf Tân Sơn Nhất từng tiết lộ đã dùng đến 3.000 tỷ đồng để đầu tư dự án, nếu nhà nước muốn lấy lại đất của sân golf này để phục vụ cho sân bay dân dụng thì phải trả lại chủ đầu tư con số 3.000 tỷ đồng ấy (?!)

Để trả lời cho yêu cầu ngang ngược của chủ đầu tư Him Lam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng không thể giải thích theo cách của Bộ Quốc phòng và chủ đầu tư. “Vấn đề này phải quay lại quy định của Hiến pháp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, sau giải phóng, nhà nước giao cho quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc phòng đã vi phạm Luật Đất đai”, ông Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng xét về Luật Đất đai, các đơn vị ký hợp đồng sử dụng đất quốc phòng làm sân golf đều sai Luật. Bộ Quốc phòng đã ký kết hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất sai thẩm quyền. Một hợp đồng kinh tế giữa Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu tư ký sai thẩm quyền thì theo quy định pháp luật, hợp đồng này vô hiệu. Ai là người kí kết hợp đồng sân golf người đó phải chịu trách nhiệm. Khi hai bên đều sai, nếu sân golf bị thu hồi, rủi ro kinh tế xảy ra cả hai bên đều phải chịu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top