Em thích nghe nhạc, cũng thích hát nhưng lại thích kiểu mỗi nhạc sỹ, ca sỹ một người vài bài, nhạc nội cũng như nhạc ngoại.
Em vừa xem được trên Face của cụ Đỗ Trì Hùng bàn về hay, ngon ... thấy bựa nhưng khá vui và có lý, thế nên em ít khi tranh luận về những đề tài kiểu như ai hay hơn ai, ai đẹp hơn ai ..
Em tha về đây một đoạn cho các cụ tham khảo:
1 – Trên mạng, những tay sành ăn, chả dụ sành phở chẳng hạn, thường hay tranh luận về phở. Anh thích phở Tư lùn sẽ phân tích rất hay những yếu tố tạo nên sự ngon của phở Tư lùn, nào là nước ninh mấy tiếng, bánh thái thế nào, miếng gầu ra sao.v.v.. và anh thích phở Sướng cũng sẽ phân tích tương tự như vậy về phở Sướng.
Có vẻ như họ tin rằng, chính anh Lùn và anh Sướng tạo ra sự “ngon” mà quên mẹ rằng, chính cái “ lưỡi” của mình mới quyết định phở nào “ ngon”
Hay nói cách khác, cái sự “ ngon” nằm sẵn trong lưỡi ta, anh Lùn, anh Sướng chỉ tạo ra những bát phở khiến cái “ngon” có sẵn trong lưỡi thỏa mãn mà thôi.
Tương tự như phở, các vị thích giọng hát Mỹ Linh sẽ cãi nhau với các vị thích giọng hát Hà Hồ, rằng cô này hay vì thế này thế nọ, cô kia dở vì thế nọ thế này…
Trong khi thật ra, cái sự “ hay” chính là ở tai từng người. Ca sĩ chỉ làm thỏa mãn tai các vị mà thôi.
Hàn lâm có thuật ngữ kêu những đặc điểm của “ lưỡi, tai, mũi.v.v.” là “ cấu trúc vị giác”, còn phở Lùn, Sướng, giọng hát Mỹ Tâm, Hà Hồ, hay mùi thơm Dior, Chanel.v.v.. là "thực tại".
Chính “ cấu trúc vị giác” quyết định “ thực tại” của nó.
Hay nói cách hàn lâm hơn nữa, thực tại chẳng qua là “ ngoại hiện hóa” cái “ cấu trúc vị giác” của ta mà thôi.
2 – Từ đó, ta suy ra, chân lý cuối cùng về tình trạng nô lệ của con người là việc con người nô lệ vào bản thân mình.
Trong khi ta tưởng ta bị nô lệ vào thế giới khách thể, nhưng đó là bị nô lệ vào những ngoại hiện hóa của chính mình mà thôi.
Ta sùng bái phở Lùn, chính vì phở Lùn là “ ngoại hiện hóa” cái lưỡi của ta. Ta mê Hà Hồ, chính là cô ấy “ ngoại hiện hóa” cái tai của ta. Ta đắm say Trấn Thành, chính vì anh ấy “ ngoại tại hóa” tâm hồn của ta…
Con người bị nô lệ vào đủ thứ thần tượng, nhưng đó là thần tượng do con người tạo nên. Con người bị nô lệ vào cái tựa hồ như ở bên ngoài nó, là cái xa lạ với chính nó, nhưng nguồn gốc của sự nô lệ lại là ở nội tâm.
Cho nên, các cuộc đấu tranh của tự do và nô lệ diễn ra ở thế giới bên ngoài, nhìn từ quan điểm hiện sinh, chính là cuộc đấu tranh tinh thần nội tâm được “ khách thể hóa”, “ ngoại hiện hóa” mà thôi!
Và, mọi cuộc chém giết, về bản chất là chém giết chính nội tâm mình
Tuy nhiên, chỉ những bậc minh triết mới hiểu điều đó.
3 – Với phở, hay mỹ linh hà hồ, hay trấn thành xuân băc.v.v.. mặc dù người ta vẫn nhăm nhe giết nhau chỉ vì người này thích cái này, người kia thích cái kia, nhưng cũng nhiều người nhận ra rằng, chỉ là chuyện cãi lưỡi, cái tai, cái gu riêng, không tranh luận nữa, tôn trọng nhau thôi.
Điều gì xảy ra khi cái anh có “ lưỡi” hợp với phở Lùn bỗng có súng trong tay và bắn mọi loại phở khác, bắt tất cả thay “ lưỡi” chỉ để yêu duy nhất Lùn mà thôi?
Các bạn sẽ rất kinh ngạc, rất phẫn nộ, rất đau đớn.
Không phải phở Sướng bị bắn, mà chính bạn bị bắn đấy!
Và chuyện “ bắn mọi phở khác” chỉ để duy nhất phở Lùn tồn tại thôi, nếu anh thích phở Lùn lại cầm súng, chính là câu chuyện diễn ra trong lịch sử chính trị, các bạn ạ!
4...
Thùy Linh:
Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.
www.facebook.com