Haizzzzzz có sự nhầm lẫn giữa AR - 15 và M16 roài
các cụ thông cảm em sẽ sửa sau nhé.
Cái đoạn văn này em mượn của mấy bác ô tô sài gòn về
Sau Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ muốn phát triển một dòng súng trường tấn công mới. Đến thời điểm này, Mỹ vẫn chưa có khẩu súng nào đúng nghĩa là súng trường tấn công. Tức là gọn nhẹ, tầm bắn hiệu quả trên 300m, bắn liên thanh cũng được mà bắn phát một cũng được (selective fire). Ngoài ra, lúc này Liên Xô cũ đã trang bị AK-47 từ năm 1949; Châu Âu có FN FAL từ 1953. Còn Mỹ vẫn đang dang dở với những khẩu BAR, định làm súng máy cộng đồng mà băng chỉ có 20 viên; M-14 định làm súng trường xung phong nhưng lại dùng đạn 7,62x51 NATO nặng nề và súng vừa dài (1120 mm) vừa nặng (5,1 kg và 6,6 kg với bản M-14A1). Từ những năm 50-60 gười Mỹ miệt mài tổ chức thi thố, thử nghiệm mãi mà không tìm ra đươc khẩu súng nào xứng đáng để đoạt giải. Không lẽ lại rước hàng Châu Âu về?
- Câu chuyện về M-16 bắt đầu từ năm 1957, tại hãng Armalite, Quân đội Mỹ yêu cầu họ phát triển một khẩu súng bắn đạn 0.222 Reminton. Chàng kỹ sư Eugene Stoner đã thiết kế lại khẩu AR-10 bắn đạn 7,62x51mm NATO để cho ra AR-15. Đạn .222 Reminton và .222 Reminton Hunting được phát triển để cuối cùng trở thành .222 Reminton Speccial đặc biệt. Và sau nhiều thử nghiệm nó biến đổi thành đạn .223 Reminton trước khi được chấp nhận vào trang bị trong Quân đội Mỹ với tên gọi M193. Năm 1958, khẩu súng mới có tên AR-15 được thử nghiệm. Nhưng có vẻ nó không được Quân đội Mỹ thích bằng M-14. Nhắm thấy AR-15 không thắng được M-14, năm 1959, hãng mẹ FairChild của Armalite đã bán tất cả quyền sản xuất, bản quyền, bản vẽ của AR-15 cho Colt. Lúc này Colt đang là nhà thầu thân cận lâu năm với Quân đội Mỹ.
- Nắm được bản quyền của AR-15, Colt tiến hành chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tập trung vào đặc điểm độ chính xác cao của khẩu súng, ít giật, súng nhẹ và thiết kế hiện đại. Đến năm 1962, Cơ quan quản lý các dự án thí nghiệm phát triển của Quân đội Mỹ chấp nhận mua 1000 khẩu AR-15 và gửi sang chiến trường Nam Việt Nam để thử nghiệm. Và cũng vì thế, ở Việt Nam tên gọi AR-15 phổ biến hơn tên gọi M-16. Súng AR-15 là súng trường tấn công hoạt động theo nguyên lý khoá nòng xoay, trích khí để bắn liên thanh. Súng có 3 chế độ bắn: An toàn (safe), bán tự động (semi-auto) bắn viên một, tự động (full-auto). Thước ngắm cơ khí, thước ngắm sau nằm trên quai xách. Băng đạn 20 viên, dạng băng thẳng.
- Đời đầu AR-15 này phân biệt với các đời sau ở chỗ: loa che lửa của súng có hình dạng ba chấu nhọn, chưa có cần chống kẹt đạn và kẹt khoá nòng như các đời sau này. Ốp lót tay hình trụ tam giác và côn dần về phía nòng súng, được lắp lại bởi 2 mảnh 2 bên.
- Năm 1963, sau khi nhận được phản hồi về khẩu súng từ chiến trường Nam Việt Nam, dù rất hay kẹt đạn nhưng Quân đội Mỹ đặt hàng tiếp 85.000 khẩu súng nữa với một chút thay đổi, đặt mã hiệu XM-16E1. Trong lúc đó, Không quân Mỹ đặt hàng 19.000 khẩu M-16, không có gì khác so với khẩu AR-15 cũ. Năm tiếp theo, Không quân Mỹ chấp nhận trang bị súng M-16. Và năm tiếp theo đó, quân đội Mỹ chấp nhận mẫu thử XM-16E1. Đến năm 1966 thì Colt nhận được thương vụ chính thức đầu tiên của dòng AR-15/M-16 với 840.000 khẩu. Và súng được đặt tên chính thức M-16A1 trong Quân đội Mỹ.
- Khẩu súng M-16A1 được cải tiến hơn đời trước ở chỗ nó có cần chống kẹt khoá nòng, nằm ngay phía dưới cần lên đạn và bên trái khoá nòng (hình trên). Súng cũng được thay loa che lửa mới kiểu "tổ chim" (bird net), với 4 rãnh, 4 chấu chứ không phải 3 chấu như trước. Đến khoảng năm 1970, Colt giới thiệu băng cong 30 viên nhằm đối chọi lại với băng 30 viên của AK-47.
- Đến năm 1977-1979, do hiệp ước giữa các nước thuộc khối NATO, có một cuộc thi chọn ra loại đạn chung cho Khối này được tổ chức. Không khó khăn để đạn 0.223 (5,56x45) của Mỹ đoạt giải. Nhưng Châu Âu không chấp nhận đạn M193 của Mỹ, nên giải pháp trung tính là chọn đạn SS-109 của Bỉ và đặt tên là M-855. Kích cỡ đạn vẫn là 5,56x45mm nhưng thuốc phóng, thuật phóng khác. Vì vậy, năm 1981, Quân đội Mỹ đưa ra yêu cầu thay đổi súng cho phù hợp với đạn. Colt đưa ra khẩu súng với rãnh xoắn gấp hơn 1:7 với mã thử nghiệm M-16A1E1. Khẩu súng còn thay chế độ hoàn toàn tự động (full-auto) bằng chế độ điểm xạ 3 viên 1 (burst-3-per-shot) để tránh việc xả đạn ào ào của khẩu súng "cực nhanh". Đến năm 1982, khẩu súng chính thức được chấp nhận với tên gọi M-16A2.
- Khẩu súng có những điểm cơ bản khác đời trước là: Ốp lót tay hình trụ tam giác, côn dần về nòng súng, tạo bởi 2 mảnh có thể lắp lẫn trên-dưới. Quai xách vẫn gắn liền với nắp máy súng nhưng đã có thêm nút điều chỉnh thước ngắm. Loa che lửa vẫn giống M-16A1. Nhưng có thêm mấu chỉnh hướng xả vỏ đạn, nhằm hất vỏ về phía trước, phục vụ cho xạ thủ thuận tay trái.
- Đến giữa những năm 1990, theo yêu cầu của các lực lượng đặc biệt, dựa vào ý tưởng của những khẩu Colt Commando những năm 196x, Colt đưa ra khẩu M-4, là M-16A2 cắt ngắn nòng, đẩy lùi cửa trích khí về phía về phía sau. M-4 chính là M-16A2 chấp nhận mất tầm bắn hiệu quả để làm gọn nhẹ súng.
- Với ý tưởng về tính tiện dụng của hệ ray Picatinny trên súng, thuận theo tác chiến trong chiến tranh hiện đại, người lính cần được hỗ trợ tối đa và được tuỳ biến vũ khí theo nhiệm vụ. Đến năm 1996, một mẫu súng M-16 mới ra đời nhằm tích hợp hệ ray Picatinny vào. Đời M-16A3 quay trở lại với chế độ tự động hoàn toàn (full-auto); còn M-16A4 thì vẫn giữ chế độ điểm xạ 2 viên (burst).
- Hai đời súng này khác với đời trước ở: nắp máy súng phẳng, có gắn ray Picatinny. Ốp lót tay hình trụ tròn, nhưng không còn côn như đời M-16A2, mà là hình trụ tròn đều để khi lắp ray lên ốp lót thi không bị nghiêng dốc ray. Đảm bảo khi lắp thiết bị không bị chúi thiết bị. Loa che lửa của đời A3/A4 là loa dạng tổ chim "bird net", nhưng gồm 5 khe, 5 chấu.
- Ăn theo M-16A3/4, khẩu M-4 cũng được chuẩn hoá ray Picatinny thành M-4A1 và chế độ bắn bỏ điểm xạ 3 viên một (burst) thành tự động (full-auto). Vì bắn trong thành phố, bắn ở phạm vi hẹp thì tốc độ bắn cần hơn.
- Khẩu súng AR-15/M-16 đã "sinh ra" ở Mỹ, "lớn lên" ở Việt Nam, có thể nói như vậy, và "trưởng thành" ở Kosovo, Iraq, Afghanistan... như vậy đó các bạn ạ. Quân giới Sư đoàn xin chúc các bạn một buổi tối vui vẻ.
-Ct-Xem thêm