[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vãi cậu trẻ, F15I nó bay luồn lách cắn trộm Syri thì liên quan gì tới cái này, và cũng ko có F15E nào ném bom căn cứ Nga cả, chém vừa vừa thôi. sao chiếc Boing to đùng lao vào lầu 5 góc cũng bó phép thế F15/16 siêu đẳng ?
Mỹ nó không có hệ thống phòng thủ trong lãnh thổ nó, sau vụ Trân Châu Cảng nó chơi phòng thủ từ xa thôi, nói thế thì máy bay dân dụng nó bay đến Mát nổi điên nó đâm thẳng Hồng trường thì lại bảo Sxxx vô dụng sao?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.

Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ. Dẫu sao thì các tiền đề là rõ ràng.

Ngày 4/4, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF
Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi. Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga. Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong"
trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa
Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Say khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn nguyên lành sót lại.

Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay.

Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND
Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.

Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND
GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND
Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế.

Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thế giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không


Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND
Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định.

Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu. Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác.

Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích. Các máy bay ném bom có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.


Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND
Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.
Nguồn: Lầu Năm góc tập dượt đánh Nga và Trung Quốc / Mikhail Levkevich // RND, 26.4.12.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cụ nói khách quan một chút, Nga suốt ngày chơi bài Chí mang hạt nhân ra dọa, kiểu chết cùng chết.
Bản thân người Nga còn biết họ không có gì mạnh để uy hiếp ngoài hạt nhân.

Thế nên. Nga mới ngán hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, mất uy hiếp hạt nhân thì khựa nó oánh còn tèo.
Mỹ chả ngu gì vì Siry mà gây đại chiến thế giới cả, giá có đáng không. mỹ là thằng thực dụng.
Mỹ đánh ko được Syri vì Tàu Nga chứ cón gì nữa, chứ thích là Ô nó đánh rồi. Hệ thống PT của Mỹ gồm những gì có thể chặn Iskander ? trong khi lỗi đầy rẫy ? đừng có nói SM2/6/3 lên mặt đất nhé. Khựa thì là đàn em Nga rồi bạn duc khỏi phải lái sang Nga vs Khựa làm gì cho tốn công

Bản thân người Nga nào hay chỉ có thằng chuyên gia nghiên cứu địa chính trị dỏm ko chuyên quân sự chém gió ? Nga cũng ko thiếu lũ ngu, cái thằng chuyên gia đó thì giống mấy thằng chuyên gia nâng bi khựa thôi. Bản thân tướng Mỹ đuơng chức lẫn về hưu vẫn sợ hãi các loại khí tài của Nga.

Mình ko hiểu Mỹ ngoài hạt nhân ra thì có gì có thể uy hiếp Nga hoặc TQ ? bạn duc thử cho 1 ví dụ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bác cho thấy bản thân không có đủ tư cách để tham gia OF. Trước tiên hãy chứng tỏ là có lấy một chút văn minh.
Chứng tỏ văn minh mà với lời lẽ gây flame, sự ngu dốt về quân sự của các bạn rồ Mỹ xin lỗi ko đáng. Đang so sánh backfire vs tsb thì lại lôi hạm vs hạm. Kiến thức ko có đừng có chen ngang làm gì
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em thấy các khu trục hạm của Mỹ là " là chắn phòng không di động " đúng hơn vì sm2 không có khả năng đánh chặn anti ship.Các lớp của nó : patriot 3, sm6, thaad, sm6, gbi. Có thể còn một hoặc vài hệ thống trong tương lai ( ví dụ như dự án với Đức ). Các khu trục hạm của Mỹ và NATO chỉ có thể sử dụng là CIWS hoặc RAM, các phiên bản sm2 trên AB có thể chống máy bay, tên lửa kiểu bổ nhào, tên lửa đối đất hoặc có thể chống tàu nổi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ nó không có hệ thống phòng thủ trong lãnh thổ nó, sau vụ Trân Châu Cảng nó chơi phòng thủ từ xa thôi, nói thế thì máy bay dân dụng nó bay đến Mát nổi điên nó đâm thẳng Hồng trường thì lại bảo Sxxx vô dụng sao?
Đâm thẳng chết ai ? vụ đó Góc ba chốp nó cố tình. KAL 007 bay chưa vào không phận còn ăn đạn chết gần 300 mạng. Trong khi đâm liên tiếp 5 chiếc vào các hình ảnh của Mỹ thì F15/16/22 chả làm được gì ngoài bất lực. Bạn nói thế thì khác nào bảo Mỹ ngu khi triển khai MIM-72, Hawk, Patriot ngay trong lãnh thổ. search 32d Army Air & Missile Defense Command , FORSCOM....v...v
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Theo em bọn Mỹ nó lắp gần Nga vì hệ thống cảnh bảo lớp đầu tiên sẽ phát hiện và tiêu diệt ngay mối nguy khi tên lửa chưa đạt được vận tốc khi bay lên bầu khí quyển. 2 ông lớn này chỉ có thể đánh bằng hạt nhân nên cả Nga và Mỹ đều sử dụng các lớp phòng không dày đặc. Còn vụ 11/9 em nghe nói chỉ là chiêu bài của Mỹ, 1 máy bay chở khách khi bị phát hiện không tặc chiếm đóng thì các tiêm kích sẽ đón đầu và giảm thiểu mối nguy, vụ đó nó không hẳn là chiến tranh nên em nghĩ nên gác lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Em thấy các khu trục hạm của Mỹ là " là chắn phòng không di động " đúng hơn vì sm2 không có khả năng đánh chặn anti ship.Các lớp của nó : patriot 3, sm6, thaad, sm6, gbi. Có thể còn một hoặc vài hệ thống trong tương lai ( ví dụ như dự án với Đức ). Các khu trục hạm của Mỹ và NATO chỉ có thể sử dụng là CIWS hoặc RAM, các phiên bản sm2 trên AB có thể chống máy bay, tên lửa kiểu bổ nhào, tên lửa đối đất hoặc có thể chống tàu nổi.
Xin lỗi khi nào chống lại được quả bia bay cận âm thì hẵng chém gió mấy cái khác. HQ Mỹ bội thực SAM nên khi xảy ra sự cố ko biết lựa loại nào mà dùng !

 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.

Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ. Dẫu sao thì các tiền đề là rõ ràng.

Ngày 4/4, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF
Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi. Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga. Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong"
trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa
Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Say khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn nguyên lành sót lại.

Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay.

Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND
Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.

Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND
GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND
Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế.

Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thế giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không


Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND
Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định.

Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu. Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác.

Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích. Các máy bay ném bom có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.


Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND
Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.
Nguồn: Lầu Năm góc tập dượt đánh Nga và Trung Quốc / Mikhail Levkevich // RND, 26.4.12.
Bạn duc có vẻ thích đọc bảo cổ ? X47B giờ nó ở viện bảo tàng ấy =)) tên lửa SMACM giờ đã cancel vô thời hạn vì ko khả thi =)), còn AHW thì cũng đã stop vô tận test HTV-2 lần 3 vì thất bại của cả 2 lần thử trước đó =))

Ghê quá sợ quá Tomahawk, F-22 Jdam bắn được cả Kilo, Oscar, Akula, Borei dưới đáy biển ? lãnh thổ Nga sơ sơ 17.075.200 km² chứ mấy, nó đặt Topol mobile icbm ở đâu mà Mỹ cũng biết ? chưa kể hàng trăm khoang silo ?

Ghê quá F-22 chưa cần S-300 bắn đã rụng 5 chiếc rồi thì Nga, TQ nào dám chơi lại. KJ-2000 dựa trên A-50 xác nhận lock F-22 ở 200km, vậy A-50 công suất lớn hơn thì lock cũng ở tầm 250km, F-22 ở tầm đó thì dư ăn R37M (398 km/mach 6) từ MiG-31BM rồi (trần bay cũng cao hơn) kể cũng tội F-22 chỉ có AIM-120C7 111km là xa nhất, còn B1 thì sợ là loại Yak-130 ra dí cũng chạy rụng cánh. Mà cũng ko cần thiết F-22 bay phạm vi xa thì MiG-31 bắn rụng hết các máy bay tiếp dầu, AWAC hỗ trợ, đeo CFT thì lại càng lậy ông tôi ở bụi này. 1 số F-22 may mắn chui vào thì táng vào các khí tài cao su của Nga, hết đạn thì làm mồi cho Su-27 =)) F-22 speed còn thua MiG-21 thì đú với ai. JASSM-ER 1000km đọ với CJ-10 2500km là ngợp rồi chưa đủ tuổi so với Kh-101/102 3000km đâu =)), B1B thì cũng chỉ tầm H-6K thôi =))

À radar SBX-1 của Mỹ phát hiện bóng chày 4700km đúng ko ? Nga có Voronezh 6000km đấy xem F22 nó đậu trong hangar ở Nhật còn ăn Iskander-K chứ chẳng chơi. F-22 chỉ loay quanh ở đó, ở xa hơn như Phi thì chưa bay tới đã rơi vì hết xăng, còn tiếp dầu thì bị bắn hạ cả 2, đeo CFT thì lại mất tàng hình "siêu đẳng", cách hiệu quả nhất là nghiên cứu F22 thành tàu ngầm để bất ngờ từ ven biển Nga phóng lên thì may ra đại thắng vài dàn SAM bằng cao su =))



Bài gốc Mỹ tập đánh Triều Tiên =)) ôi đúng là trình độ tiếng anh và chém gió thêm thắt của lều báo VN. Thêm 1 lũ độc giả nhí nữa

Operation Chimichanga practices North Korean strike?

Posted on April 9, 2012 | 5 Comments
Three B-1 bombers from the 37th Bomb Squadron, stationed at Ellsworth Air Force Base in South Dakota took off in the early hours of April 4 on a ten-hour bombing mission to Fort Yukon, Alaska as part of a complex long-range Strategic Command “anti-access” bombing mission dubbed Operation Chimichanga.
The exercise, starting with a simulated warning order to bomb targets in a classified country, included multiple live fly participants and command and control elements, finishing with battle damage assessment and an after action report.
Participants included F-22 Raptors and E-3 AWAC command and control aircraft assigned to the Alaskan 3rd Wing, along with F-16s from Misawa AB, Japan, and KC-135 aerial refuelers from Eielson AFB, Alaska.
F-22s and F-16s escorted the B-1s “into an anti-access target area,” said Lt. Col. Joseph Kunkel, 90th Fighter Squadron commander.
It was also the first time that increment 3.1, an air-to-ground bombing software upgrade was used on F-22’s, which also acted as follow-on forces, to assess B-1 bomb damage at the target and follow with an immediate restrike.
The B-1 bombers were also carrying new long-range radar evading AGM-158 joint air-surface standoff missile (JASSMs).
North Korea or Iran, take your pick.


http://williamaarkin.wordpress.com/2012/04/09/operation-chimichanga-practices-north-korean-strike/
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em mới bẩu là hàng của thằng LH kém nhất là aegis, nếu họ mà làm giống các lớp phòng không tương tự của Anh-Pháp với radar quét liên tục chứ không phải 8 miếng tổ ong ở các góc. Các nhà thiết kế vũ khí cũng phải lưu ý đến sản phẩm của các quốc gia thù địch chứ cụ, em nghĩ là họ biết hết nhưng chưa tìm ra phương án.
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
Liêu xiêu phải tầm bờ ra mốt bay mắc 3 may ra mới vượt qua được lưới PK của đám tầu đi kèm để xiên vào thân nó được .. chú này thế hệ 6x .. to xác, bay chậm, rờ xê ét kém .. chỉ tổ làm bia cho các loại đạn, tên lửa pk thoai ..
Con này bay Mach 2,5 mà bác bảo chậm là sao.... Mà con này phóng theo chiến thuật "bầy sói" chứ có phải phát một đâu, phóng 4-5 phát, chỉ cần 1 em lọt vào đc là cho Liêu Ninh cải tạo thành tàu ngầm luôn...
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Điểm danh các “sát thủ diệt hạm” của trực thăng

Kienthuc.net.vn - 18/12/2013 06:30

(Kienthuc.net.vn) - Ít ai biết rằng, ngoài các loại tên lửa diệt hạm phát triển cho máy bay cánh bằng, tàu chiến, thì cũng có loại được dùng cho cả trực thăng hải quân.

Tên lửa chống tàu mặt nước trang bị trên trực thăng thường có trọng lượng nhẹ (dưới 500kg), tầm bắn ngắn (20-30km) nhưng sức công phá của nó thì vẫn tương đương với tên lửa cỡ lớn trang bị trên máy bay cánh bằng, tàu chiến. Đáng lưu ý, loại vũ khí này thường chỉ do các nước phương Tây phát triển, trong khi đó thì Liên Xô (Nga) – “nhà phát triển tên lửa chống tàu hàng đầu thế giới” thì lại bỏ qua loại vũ khí này.
Một trong những loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng phổ biến trên thế giới là Penguin do hãng Kongsberg (Na Uy) thiết kế sản xuất từ đầu những năm 1970. Loại tên lửa này có thể trang bị trên trực thăng Bell 412 SP, Kaman SH-2 Seasprite, Sikorsky S-70 series và Westland Super Lynx.
Hải quân Mỹ cũng trang bị Penguin từ năm 1994 và được định danh là AGM-119 lắp trên trực thăng S-70. Penguin nặng 385kg, dài 3m, đường kính thân 0,28m, lắp đầu nổ nặng 120kg đủ sức đánh chìm, gây hư hỏng nặng cho các tàu chiến từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Penguin trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn xa 34km (biến thể cho trực thăng), lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động.
Loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng cũng khá được ưa chuộng trên thế giới, thậm chí nó từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Falklands và chiến tranh vùng Vịnh 1991 là Sea Skua do Tập đoàn máy bay Anh Quốc (BAC) sản xuất từ năm 1975. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, Sea Skua đã lập công đánh chìm 3 tàu chiến cao tốc, phá hủy nặng một tàu quét mìn và một tàu đổ bộ của Hải quân Iraq.
Sea Skua dài 2,5m, đường kính thân 0,25m, nặng 145kg, lắp đầu nổ nặng 30kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tốc độ Mach 0,8, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động. Trong ảnh là trực thăng Westland Lynx của Hải quân Hoàng gia Malaysia phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
Kém nổi hơn so với Penguin và Sea Skua, nhưng cũng là một trong những cái tên xuất sắc của “làng” tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu tên lửa Marter do hãng Sistel SpA (Italy) thiết kế sản xuất, trang bị chủ yếu cho Hải quân Italy và Venezuela.
Tên lửa chống tàu Marter dài 4,7m, đường kính thân 0,2m, nặng 300kg, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 70kg, lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ cận âm thanh, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động (trên biến thể Mk2).
Có trọng lượng nhẹ nhất trong làng tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu AS.15TT (nặng 96kg) do hãng Aerospatiale (Pháp) sản xuất trang bị trên một số loại trực thăng hải quân. Tuy là do người Pháp sản xuất, nhưng mẫu tên lửa này chủ yếu phục vụ trong Hải quân Ả Rập Saudi và UAE. Trong ảnh là mẫu trực thăng hải quân AS565 Panther mang 4 đạn tên lửa AS.15TT.
AS.15TT nặng 96kg, dài 2,16m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ 30kg, tầm bắn 15km, tốc độ bay 1.008km/h, lệnh dẫn đường được cung cấp từ radar đặt trên trực thăng qua liên kết vô tuyến.
Hiện nay, Pháp và Anh đang hợp tác phát triển chương trình tên lửa chống tàu hạng nhẹ phóng từ trực thăng được định danh là ANL FASGW(H) để tích hợp trên trực thăng AW159 Lynx Wildcat của Hải quân Anh và NH-90, AS565 Panther của Hải quân Pháp.
Ngoài các quốc gia phương Tây, ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia duy nhất quan tâm tới việc phát triển vũ khí chống tàu phóng từ trực thăng. Tuy nhiên, các loại vũ khí này vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn. Trong ảnh là tên lửa chống tàu C-701 do Viện Công nghệ Điện cơ Haiying (Trung Quốc) chế tạo, nặng 100kg, dài 2,5m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 29kg, tầm bắn 15-20km, dùng đầu tự dẫn TV, hồng ngoại hoặc sóng mm.
Tại triển lãm Chu Hải 2004, Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa chống tàu hạng nhẹ TL-10 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Du (HAIC) thiết kế sản xuất. TL-10 có thông số kỹ thuật tương tự C-701 với tầm bắn 20km, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 30kg. Trong ảnh là trực thăng hải quân Z-9 được cho là đang mang 2 đạn TL-10.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mỹ đánh ko được Syri vì Tàu Nga chứ cón gì nữa, chứ thích là Ô nó đánh rồi. Hệ thống PT của Mỹ gồm những gì có thể chặn Iskander ? trong khi lỗi đầy rẫy ? đừng có nói SM2/6/3 lên mặt đất nhé. Khựa thì là đàn em Nga rồi bạn duc khỏi phải lái sang Nga vs Khựa làm gì cho tốn công

Bản thân người Nga nào hay chỉ có thằng chuyên gia nghiên cứu địa chính trị dỏm ko chuyên quân sự chém gió ? Nga cũng ko thiếu lũ ngu, cái thằng chuyên gia đó thì giống mấy thằng chuyên gia nâng bi khựa thôi. Bản thân tướng Mỹ đuơng chức lẫn về hưu vẫn sợ hãi các loại khí tài của Nga.

Mình ko hiểu Mỹ ngoài hạt nhân ra thì có gì có thể uy hiếp Nga hoặc TQ ? bạn duc thử cho 1 ví dụ ?
Hải Quân chẳng hạn bạn? Rồi tấn công tầm siêu xa. Nga hiện chỉ thủ được chứ khó có cơ hội công lại bằng vũ khí thông thường.
Với khựa thì khỏi nói làm gì.
Người Nga thừa hiểu nếu không có vũ khí hạt nhân sẽ trụ được bao lâu với Mỹ hoặc Khựa.
Ngay vụ Khựa oánh LX, LX còn phải định tấn công hạt nhân khựa còn gì, nếu LX đủ mạnh với vũ khí phi hạt nhân thì đâu phải thế.
Mình cũng chỉ dẫn chứng bài của người khác, còn chuyện phát xét bài đó là của lũ ngu dốt hay không thì đó là quyền của mọi người, mình không ý kiến, vì OF mà, vui là chính, có cái để chém gió cho nó vui, không nên dùng lời nặng nề làm gì.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lều báo này ít chữ, Nga nó sắp đặt Ka52K mang chống hạm 1 tay xách nặng.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Con này bay Mach 2,5 mà bác bảo chậm là sao.... Mà con này phóng theo chiến thuật "bầy sói" chứ có phải phát một đâu, phóng 4-5 phát, chỉ cần 1 em lọt vào đc là cho Liêu Ninh cải tạo thành tàu ngầm luôn...
Nhưng mờ radar trên tên lửa là đời cũ rất dể bị trung cẩu đánh chặn và vô hiệu hóa radar.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải Quân chẳng hạn bạn? Rồi tấn công tầm siêu xa. Nga hiện chỉ thủ được chứ khó có cơ hội công lại bằng vũ khí thông thường.
Với khựa thì khỏi nói làm gì.
Người Nga thừa hiểu nếu không có vũ khí hạt nhân sẽ trụ được bao lâu với Mỹ hoặc Khựa.
Ngay vụ Khựa oánh LX, LX còn phải định tấn công hạt nhân khựa còn gì, nếu LX đủ mạnh với vũ khí phi hạt nhân thì đâu phải thế.
Mình cũng chỉ dẫn chứng bài của người khác, còn chuyện phát xét bài đó là của lũ ngu dốt hay không thì đó là quyền của mọi người, mình không ý kiến, vì OF mà, vui là chính, có cái để chém gió cho nó vui, không nên dùng lời nặng nề làm gì.
Hải quân gì, hải quân chống lại bia bay ko được ý hả ? tấn siêu siêu xa = gì thế ? bằng video 3D à ? ko thấy đã nói cái HTV-2 đó stop vô thời hạn rồi hả ! trong khi tàu ngầm Nga 2 lần nó đậu cách 12 hải lý còn ko biết

Russian Akula-Class Attack Submarines Patrolling US East Coast

http://gizmodo.com/5331468/russian-akula+class-attack-submarines-patrolling-us-east-coast

Russian attack submarine sailed in Gulf of Mexico undetected for weeks, U.S. officials say

http://freebeacon.com/silent-running/
Tàu ngầm Nga áp sát bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện

http://dantri.com.vn/the-gioi/tau-ngam-nga-ap-sat-bo-bien-my-ma-khong-bi-phat-hien-630321.htm

+ Hiện nay có 15 Akula, 1 chiếc mang được 28 quả Sampson tầm bắn hơn 3000km hoặc 20 tên lửa Rif/Bulava (Bulava test hơn 20 lần thành công 12 lần 8 thất bại) - tất cả đều có thể mang được đầu hạt nhân hoặc hàng trăm quả Klub, trong khi đó Ohio 18 chiếc, nhưng chỉ duy nhất 4 chiếc chuyển hệ sang bắn được TLAM vì kinh phí duy trì Trident 2 quá cao, Ohio mang được chỉ 24 Trident 2, hiện tại Ohio chỉ có đúng 4 chiếc là tấn công bằng TLAM được, nếu tính số sub non-nuke thì Nga vẫn trên Mỹ cả chục bậc, trong khi Akula 15 chiếc có thể tùy chỉnh với vũ trang là Klub, Kh-55 thì Ohio chỉ có duy nhất 4 chiếc mang TLAM, nếu cho Trident vào thì hóa ra Mỹ cũng chỉ có nuke mới răn đe được ?!

Người Mỹ cũng thừa hiểu ko có vkhn thì ko địch lại cả Triều Tiên chứ đừng nói Nga hay Khựa. Năm 1953 đánh ko lại khựa, ko phải tướng Mỹ Authur cũng định đánh hạt nhân là gì ? còn LX vs TQ thì LX thắng về cả chiến thuật chiến lược, khựa chiếm được 1 chiếc T-62 vì nó chìm dưới băng =)) chết hơn 200 mạng

Mỹ đã từng định ném bom hạt nhân trên lãnh thổ Trung Quốc

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=617310

Dẫn chứng thì phải lựa chuyên gia chuyên quân sự, còn chuyên gia địa chính trị (thực chất là lũ này thân phương tây) thì tuổi gì so với Tướng Mỹ phán sợ hãi Tu22m3 ? Mỹ đánh nhau thua cả VN, Somali, đánh Iraq lần 1 năm 1991 ko lại phải bao vây cấm vận, đợi LX sụp đổ rồi hơn 10 năm sau mới dám đánh. F-117 siêu tàng hình bị bắn rơi bởi tên lửa cổ S-75, và giờ sắp cút khỏi áp ga, iraq mà lại đòi đánh bại cả 2 cường quốc Nga, TQ cùng 1 lúc = 1 nhúm máy bay bị lỗi oxi + nắp capo ko mở lên được ? =))



PS: à xin bạn đừng có trích lại mấy bài báo cũ rích của chuyên gia địa chính trị ất ơ rồi coi đó là offical source nhé, cả mấy cái chiến dịch giả tưởng dựa trên các ct vũ khí đã cancel, stop, die vô tận nhé chuối lắm, mắc công nhắc đi nhắc lại. Còn nữa Khựa là đàn em Nga, đừng có lôi khựa ra so với Nga kích đểu nhau làm gì, Khựa giờ nó có DF21D, CJ-10... thì nó cũng đẩy lùi được Mỹ-nói đúng hơn ở Đông Á Mỹ chẳng có gì = khựa hạm đội Nga mà sang Hoa Đông thì khựa nó cũng đập được, Mỹ hiện tại phóng tàu vũ trụ ko = khựa (số 2) Nga vẫn số 1

Mỹ hiện nay nếu ko có vũ khí hạt nhân thì có lẽ là cả Iran, TT cũng đánh lại chứ đừng nói Nga, Khựa. Khả năng Mỹ tẩn 2 thằng này là = zero
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chúc mừng Mỹ :))

Mỹ thử thành công tên lửa Minuteman 3

Ngày 17/12, Không quân Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman 3 không mang đầu đạn từ bờ biển California.


Một vụ phóng thử tên lửa Minuteman 3 của Mỹ.


Tên lửa Minuteman 3 được phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg lúc 4 giờ 36 phút giờ địa phương (12h36 GMT), vượt qua quãng đường 6.760 km qua Thái Bình Dương tới mục tiêu trên đảo san hô Kwajalein. Bộ Tư lệnh Tác chiến toàn cầu của Không quân Mỹ khẳng định vụ thử đã thành công.

Thiếu tướng Jack Weinstein, Tư lệnh Lực lương Không quân số 20, tuyên bố vụ thử là minh chứng rõ ràng năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ. Đây là vụ thử tên lửa Minuteman cuối cùng theo kế hoạch trong năm 2013.
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
Nhưng mờ radar trên tên lửa là đời cũ rất dể bị trung cẩu đánh chặn và vô hiệu hóa radar.
Những pha đầu là bay theo quán tính mà.... Pha cuối mới bật rada lên....
mà con P-500 này có thể dùng 1 con bay lên cao dùng rada chỉ hướng cho mấy con dưới mà. Sao phải xoắn :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top