[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Sau đây, xin được tổng hợp lại 1 số các loại tên lửa chống hạm, đạn đạo hoặc hành trình đình đám khét tiếng tới thời điểm hiện tại, có thể được sử dụng để chống lại TSB hoặc nhóm TSB (thường là Âu Mỹ) 1 cách hiệu quả. Trong trường hợp có xung đột giới hạn trên biển giữa các nước lớn :>

[QPAN] Ngư lôi - Tên lửa siêu khoang bọt Shkval VA-111

Hàng loạt những bộ phim chiến đấu của Hollywood đã cho người xem có cảm giác nghệ thuật tác chiến dưới đáy biển giống như một ván cờ không vội vàng và rất trí tuệ của những chuyên gia chiến thuật Hải quân Mỹ. Nhưng những khái niệm của chiến thuật tầu ngầm đã có những thay đổi khá lâu, bằng một vũ khí bí mật.

Vấn đề là, vào cuối những năm 1970x. Lực lượng tầu ngầm Hải quân Xô viết đã được trang bị một loại vũ khí, mà nếu so nghệ thuật tác chiến của nó với các loại ngư lôi thông thường và kỹ thuật tác chiến thông thường khấp khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động lắp ống kính quang học loại Reminton.

Nhưng điều được nhớ lại về vũ khí bí mật (ngư lôi-tên lửa) được báo chí gây lên một vụ scandan khá ồn ào xung quanh vụ gián điệp công nghệ quân sự. Công dân Mỹ Edmund Pop năm 1969 ra nhập Hải quân Mỹ, sau 25 năm phục vụ ông nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ. Năm 2000 ông bị bắt tại Tp: Niznovgrog vì cố gắng lấy cắp bản thiết kế công nghệ sản xuất siêu Tên lửa-Ngư lôi " Gió giật/Shkval". Cùng năm E.Pop bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù, sau này Tổng thống Putin đã ký lệnh ân xá cho Pop. Nhưng thực tế đến thời điểm này, ngư lôi Shkval VA-111 không phải là loại vũ khí siêu bí mật, Trung Quốc có tới 40 đầu đạn được mua từ Kazakhstan (theo thực tế là mua lại của Ucraina) Iran cũng công bố thử nghiệm thành ngư lôi loại này. Và loại tên lửa ngư lôi này đã được trưng bầy nhiều lần tại các triển lãm quân sự Abu Dhabi và Nga sẵn sàng bán loại ngư lôi này.



Tên lửa có thể làm tất cả

Shkval không phải là vũ khí loại mới. Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 60x. Thời gian này, mọi sự quan tâm đều được đặt vào tên lửa, dường như tên lửa sẽ bảo vệ vững chắc Liên bang Xô viết. Mọi loại vũ khí đều giảm bớt, nhưng tên lửa thì phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tên lửa được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi không gian chiến trường. các đơn vị tên lửa được xây dựng trên sa mạc, trong rừng taiga, trên những vùng đất băng giá, trên không trung và vũ trụ. Nhưng tên lửa chưa có ở dưới nước, và các sỹ quan quân đội Xô viết quyết định, phải có tên lửa dưới biển. Nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng СССР № 111-463 ngày 13 tháng 10 năm 1960 đặt nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải chế tạo tên lửa dưới nước. Tên lửa có tính năng đa dụng, là ngư lôi để tiêu diệt các tầu ngầm và tầu nổi, hoặc là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân đến bờ biển của đối phương. Các loại vũ khí hạt nhân thời điểm đó có sức công phá khủng khiếp, nhưng phương tiện mang không có. Tên lửa ngầm chính là phương tiên, nó thực sự vô cùng khó đối phó, rất khó phát hiện, các phương tiện phòng không chống tên lửa của Ronal Rigan không có giá trị với loại tên lửa này.


Thiết kế tên lửa ngư lôi được phê chuẩn vào năm 1963. Loại tên lửa ngư lôi này có một tốc độ không thể tưởng tượng nổi 100m/s và tất cả các ngư lôi khác chậm hơn nó đến 3 lần. Tháng 5/1966 mô hình tên lửa-ngư lôi đã được đưa lên tầu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina). Mẫu thử nghiệm tên lửa-ngư lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu thiết kế M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị dừng lại đến năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và có nhiều tính năng vượt trội. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Bản thiết kế ra Tên lửa - Ngư lôi " Gió giật/Shkval" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai về giải pháp chế tạo cho Tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu suất cao sử dụng năng lượng an toàn. Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Nicholas Silin, Vladimir Eugene Shahidzhanov và Ivashkov.

Trọng lượng hỗn hợp của Tên lửa-Ngư lôi đã không hề dễ dàng chuyển động trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/giờ. Hơn thế nữa Tên lửa-Ngư lôi phải thắng tải thủy năng (hydrodynamic loads) phát sinh trên thân vỏ ngư lôi như xoáy thủy lực, ma sát nước.v.v... . Giám đốc thiết kế ED Rakov đã nghiên cứu các yếu tố, phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.

Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phép tạo ra 1 loại Tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi bọt khí khổng lồ, trượt theo tên lửa như lớp da cá. Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và Viện hàn lâm Khoa học : Đô đốc-Tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G Gorshkov , viện sĩ A.P Alexandrov, viện sĩ V.N Trapeznikov và phó đô đốc B.D Kostygov. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm trên bãi thử nghiệm hồ Issyk-Kul, năm sau, mẫu tên lửa – ngư lôi Shkval được thử nghiệm trên tầu ngầm diezen ở Pheodosia. Những tầu ngầm đầu tiên được trang bị loại ngư lôi này là 945 Barrakuda, 671RTM Shouka, 885 Yashen.

Người phương Tây không quan tâm lắm đến việc chế tạo loại vũ khí mới này và cho rằng việc chế tạo là không cân thiết. Tầu ngầm Nga lúc đó gây tiếng ồn rất lớn và không thể tiến gần đến tầu địch được, Shkval đa giải quyết điểm yếu này. Shkval có thể tấn công tầu địch từ khoảng cách rất xa. Người Mỹ sử dụng các nhà khoa học phát xít Đức từ những năm 50 đã chế tạo tên lửa – ngư lôi với vận tốc lên tới 70m/s nhưng sau đó đã hủy bỏ kế hoạch này, hải quân Mỹ tập trung vào việc phát triển tốc độ và khả năng cơ động của tầu nổi, nhưng để đánh lừa đối phương, người Mỹ tuyên bố đã chế tạo được tên lửa ngư lôi siêu tốc 150m/s. Điều đó làm các nhà khoa học Xô viết lo lắng, và họ phát triển mạnh tên lửa – ngư lôi phóng trong túi bọt. và điều đó đã có lợi vô tình cho lực lượng hải quân Xô viết, các thiết bị trinh sát hiện đại dễ dàng phát hiện các cụm tầu chiến và chẳng có cách nào dấu được những đoàn chiến hạm khổng lồ. Shkval hoàn toàn là loại tên lửa – ngư lôi sát thủ. VA-111 không có đầu dẫn chủ động và cũng không có thiết bị tự dẫn. Không có loại tín hiệu radio nào thoát ra khỏi túi bọt khí bao bọc quanh nó. Ngư lôi tự động di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trên máy tính đầu đạn, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường, tên lửa – ngư lôi đi theo tọa độ đã định không thay đổi. Sự xuất hiện của những tầu ngầm im lặng, có tốc độ cao làm thay đổi những quan điểm tác chiến kiểu mèo vờn chuôt, Chiến thuật dưới biển sâu trở thành mô hình tác chiến của các máy bay hiện đại, và tên lửa – ngư lôi là đòn tấn công chết người. Nhưng đến tận ngày nay, loại tên lửa – ngư lôi đó, người Mỹ chưa đưa vào biên chế.

Báo chí cho rằng: trong lĩnh vực này, người Mỹ đã chậm chân rất xa, nhưng thực tế không hẳn như vậy, các nhà khoa học Mỹ đã đạt được tốc độ dưới nước lên tới 1549m/s, vượt tốc độ âm thanh dưới nước. Nhưng từ thí nghiệm đến thực tế chế tạo còn rất xa, vì thế, các tình báo công nghiệp quốc phòng đã hoạt động hết sức sôi động, nhưng rõ ràng, các nhà khoa học và các chuyên gia đã giúp họ rất nhiều. Trên mạng Internet, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu về Shkval, nhưng có những chi tiết kỹ thuật chưa hề được công bố, và sẽ vô cùng khó khăn tạo ra được một sản phẩm tương đương, dù sao, các nhà khoa học quân sự cũng đã thông báo khá nhiều về những tiến bộ của Shkval, ví dụ như khoảng 4 năm trước tạp chí Military Parade công bố về một loại siêu ngư lôi có thể nhẩy lên khỏi mặt nước và tấn công tầu từ phía trên. Cùng thời gian đó, ITAR-TASS thông báo Hải quân Nga sẽ thử nghiệm loại tên lửa – ngư lôi VA-111 nâng cấp. và ngài Pop đã đuổi theo một thiết kế từ thời Xô viết?! Dù sao đi nữa, thì VA-111 vẫn chưa hề có một loại vũ khí tương đương.

- Trọng lượng : 2700kg.
- Đường kính : 533,4mm.
- Dài : 8200mm.
- Tầm bắn : 7-12km (có tài liệu nói tầm bắn tối đa 10km).
- Tốc độ : 90-100m/s.
- Góc ngoặt sau loạt phóng: ± 20o.
- Độ sâu hải trình : 6m.
- Loại đầu đạn : Nổ phá (Thuốc nổ TNT)
- Trọng lượng chất nổ : 210kg.
- Mang đầu đạn hạt nhân: Đương lượng nổ 15-18KT (Mẫu sản xuất 1978).
- Các tầu được trang bị : chiến hạm, tầu ngầm.
- Độ sâu trong nước có thể phóng : 30m.

Đầu đạn lửa dưới đáy nước.

Điểm đặc biệt của siêu tên lửa, đó là tốc độ. Tốc độ của Shkval và các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T, tốc độ tối đa của nó rất lớn, thông thường ngư lôi có tốc độ khoảng 60 đến 70 hải lý/giờ, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 hải lý (370km/giờ) đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển. Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy cần phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với cái chân vịt, do đó, động cơ của tên lửa – ngư lôi được sử dụng độ cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó sẽ đẩy ngư lôi sau khi phóng khoảng 4s, và sẽ tách ra khỏi ngư lôi, sau đó là động cơ hành trình của ngư lôi, cũng là động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, ma giê, li ti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển.

-Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn.
-Dụng cụ đo lường quán tính.
-Tự động lái.
-Mũi tên lửa ngư lôi được bịt kim loại hình chóp elip.

Sơ lược cấu tạo VA-111


Bao gồm các bộ phận chính:

- Họng xả động cơ hành trình
- Họng xả động cơ phóng gia tốc
- Buồng đốt (động cơ) thuốc phóng rắn
- Động cơ hành trình thuỷ phản lực
- Đầu nổ
- Bộ lái hướng bằng cách nghiêng đĩa tạo khoang có ống thu nước cho động cơ hành trình thuỷ phản lực
- Lỗ phun khí tạo khoang
- Máy tạo khí
- Cổng nhập tham số điều khiển định trước

Nhưng ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy, điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt. Ngư lôi hoàn toàn không bơi, mà bay trong đám bọt khí mà tên lửa ngư lôi tự tạo ra.

Siêu khoang hoạt động thế nào.

Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao chùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.

Điểm yếu của tên lửa ngư lôi siêu khoang

Ngư lôi không có mối liên lạc 2 chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang. Tên lửa – ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn. Đương nhiên là tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu. Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định tên lửa buộc nó phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí, nếu có thay đổi hơn thì ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí.Tên lửa không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ, chuyển động với vận tốc cực nhanh.

Sát thủ tầu sân bay và tuần dương

Người Mỹ gọi Shkval là sát thủ tầu sân bay và tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tầu sân bay hoặc một cụm tầu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval hoàn toàn không thể, trong vòng 100s tên lửa-ngư lôi bay đến mục tiêu. Không có một tầu tuần dương hoặc một tầu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15 đến 20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn song song, chiến hạm được coi là kết thúc.

" Gió giật-E/ Shkval -Э" là phiên bản xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT.


Phiên bản nâng cấp của " Gió giật/ Shkval " là " Gió giật-15/Shkval-15" và " Gió giật-15B/ Shkval -15Б". Chưa có thông số chính xác về kỹ chiến thuật. Nhưng có thể nói, từ những giải pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản và tin cậy, từ những năm 60x. Shkval đã có một tốc độ và khả năng tác chiến đáng sợ, với khả năng nâng cấp và cải tiến vô cùng, siêu ngư lôi có thể có được những tính năng thế nào, mong các bạn tưởng tượng.




Tên Lửa Chống Hạm Ấn Độ

BrahMos là từ viết tắt của Brahmaputra (một con sông ở Ấn Độ) và Moscow. Một dự án tên lửa hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, tốc độ tối đa lên tới 2.7 Mach, tầm bắn 300 km nên được rất nhiều nước quan tâm. Giám đốc điều hành hãng Hàng không Vũ trụ BrahMos, Sivathanu Pillai tuyên bố, công ty BrahMos Eurospace đang tiếp tục công việc chế tạo những phiên bản tên lửa có cánh siêu âm trên không và trên biển.
Tính đến thời điểm này, đã có 2 phiên bản tên lửa có cánh BrahMos đầu tiên phóng từ trên mặt đất và trên biển được tiếp nhận làm vũ khí.
Phương bản bệ phóng di động trên mặt đất của tổ hợp tên lửa BrahMos được chế tạo dựa trên khung gầm Tatra với công thức sắp xếp trục bánh xe 12×12. Trên mỗi một khung gầm có lắp đặt 3 bệ phóng tên lửa, máy phát điện và trung tâm điều khiển. Việc phóng cả ba tên lửa vào những mục tiêu khác nhau có thể thực hiện trong thời gian là 5 giây.
Tổ hợp tên lửa trên biển đầu tiên được đặt trên tàu khu trục Radgput của Lực lượng Hải quân Ấn Độ. Bộ tư lệnh Hải quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị tên lửa BrahMos cho 8 chiếc tàu chiến. Tên lửa có cánh phóng từ biển có thể bay cao từ 10-15 km so với mực nước biển. Vận tốc của tên lửa ở độ cao thấp nhất là 2Mach, ở độ cao trên 7 km – 2,7Mach. Tên lửa có bệ phóng trên tàu có thể được phóng lên ngay cả trong điều kiện biển có sóng.
Căn cứ vào tuyên bố của ông Pillai, công ty còn có kế hoạch hoàn tất việc chế tạo tên lửa có cánh BrahMos trên không trước năm 2009. Tên lửa có cánh mới sẽ được sử dụng trên máy bay chiến đấu Su-30MKI của Lực lượng Không quân Ấn Độ. Phiên bản bệ phóng trên không không đòi hỏi phải có bệ phóng. Việc khởi động bộ phận tăng tốc của tên lửa được thực hiện trong vòng một vài giây sau khi ném tên lửa cách máy bay gần 100 m.
Việc chế tạo phiên bản tên lửa có cánh trên biển đang được thực hiện trong sự hỗ trợ chặt chẽ với Lực lượng Hải quân Ấn Độ.
Trọng lượng của tên lửa có cánh siêu âm BrahMos đạt 4 tấn, chiều dài – 8 m, đường kính – 70 cm. Tầm xa tối đa – 300 km, khối lượng tối đa của bộ phận chiến đấu – 500 kg. 2 tham số cuối cùng bị hạn chế bởi luật kiểm tra quốc tế hiện hành trong lĩnh vực vũ khí tên lửa. Tên lửa có sử dụng động cơ hai cấp. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với ba đồng con quay và 3 gia tốc kế. Tên lửa được bổ sung 2 loại bộ phận chiến đấu. Bộ phận đầu tiên có kíp nổ tiếp xúc, bộ phận thứ hai – bộ giảm tốc mili-giây đảm bảo làm nổ tên lửa sau khi xuyên vào khoảng trống bên trong mục tiêu. Những hệ thống điện tử của BrahMos không bị nhiễu âm và có thể nhận ra những mục tiêu ảo. Kì hạn bảo quản tên lửa là 10 năm và cần phải tiến hành bảo dưỡng định kì 3 năm một lần.
Thông số:
Tầm bắn : 290 km
Tốc độ 2,8 lần tốc độ âm thanh ( gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mĩ), là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Đầu đạn: nặng 200-300 kg.
Độ chính xác : rất cao, hàng đầu thế giới .
Giá 1 quả: 2 triệu USD.
Có thể phóng đi từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, hoặc đặt trên bệ phóng.


PS: BrahMos-2 bắn thử vào năm 2017
Nguyên mẫu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos-2 sẽ sẵn sàng bắn thử nghiệm vào năm 2017.


Sau năm 2017, Nga - Ấn sẽ có siêu tên lửa chống hạm BrahMos 2.​
(ĐVO) “Mẫu thử nghiệm của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-2 do Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển sẵn sàng bắn thử vào năm 2017", Giám đốc điều hành liên doanh Nga - Ấn Sivathanu Pillai cho biết.

Gần đây, Nga - Ấn Độ đồng ý phát triển tên lửa siêu âm BrahMos 2 có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 5 – Mach 7.

>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'

“Tôi nghĩ chúng ta cần 5 năm để phát triển mẫu đầu tiên đầy đủ chức năng của tên lửa hành trình siêu vượt âm,” ông Pillar cho biết.

Ông này cho biết thêm, BrahMos-2 gồm ba biến thể: phóng từ mặt đất, từ trên không và trên biển. Tên lửa mới sẽ chỉ cung cấp cho Nga - Ấn Độ mà không xuất khẩu.

Năm 1998, Nga - Ấn Độ cùng thành lập liên doanh thiết kế sản xuất tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos dựa trên loại 3M55 Yakhont do NPO Mashinostroyenie (Nga) phát triển.

BrahMos có tầm bắn tối đa 290km, mang đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 300kg, có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao cực thấp (10m) và tốc độ hành trình tối đa Mach 2,8, gấp 3 lần vận tốc tên lửa Tomahawk.

Biến thể phóng trên biển và đất liền của BrahMos đã thử nghiệm thành công và đi vào phục vụ trong Quân đội Ấn Độ. Các cuộc thử nghiệm biến thể phóng từ máy bay dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012 (>> chi tiết).

Không quân Ấn Độ đang lên kế hoạch trang bị cho 40 tiêm kích đa năng Su-30MKI tên lửa BrahMos.

Tên Lửa Chống Hạm Nga

P-270 Moskit

Họ tên lửa mới do Raduga phát triển được đặt tên là 3M80 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn). Họ tên lửa này còn được Nga đặt ký hiệu P-270. Đây là họ tên lửa được thiết kế với nhiều tính năng hiện đại, vượt trội so với họ tên lửa Harpoon của Mỹ.

Moskit được xem là tên lửa chống hạm không có đối thủ của Nga
Là tên lửa chống hạm có tốc độ cao nhất hiện nay, các hệ thống phòng vệ trên tàu đối phương
gặp nhiều khó khăn khi bị Moskit tấn công
Công tác nghiên cứu và thiết kế Moskit được bắt đầu từ năm 1973-1981, biến thể 3M80/P-80 đầu tiên được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga có tầm bắn 93km.

Năm 1984, phiên bản 3M80M/P-80M (3M80E để xuất khẩu) ra đời với tầm bắn 120km. Biến thể cuối cùng 3M82 Moskit-M/P-270 có tầm bắn xa hơn - từ 150-160km, được phóng từ ống phóng KT-190M. Toàn bộ các đời tên lửa Moskit đều được sản xuất tại Nhà máy Tiến bộ AKK tại vùng Arsenyev.

Đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn

Moskit được trang bị cánh đuôi hình chữ thập, động cơ hành trình phản lực nhiên liệu lỏng, động cơ khởi tốc phản lực nhiên liệu rắn. Tên lửa có chiều dài 9,745m, trọng lượng 4.500 kg, có thể mang đầu đạn thông thường nặng 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân 120kT.

Moskit được trang bị hệ dẫn radar 2 chế độ (thụ động và chủ động) thế hệ mới của hãng GosNPO Altair, có khả năng đối phó tốt với hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Moskit tấn công đối phương với độ chính cao và sức mạnh hỏa lực kinh hoàng.
Trên ảnh là cảnh một quả Moskit được phóng từ tàu khu trục lớp Sovremenny.
Trong các loại tên lửa chống hạm hiện nay trên thế giới, Moskit là tên lửa có tốc độ bay lớn nhất, gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Harpoon (Mỹ). Moskit đạt tốc độ 3M khi bay ở độ cao lớn và 2,2M khi bay sát mặt biển.

Sau khi được phóng đi, Moskit chỉ cần 2 phút để bay tới mục tiêu và chỉ cần từ 1-2 tên lửa để đánh chìm một tàu hàng trọng tải 20.000 tấn. Từ khoảng cách 10km đến mục tiêu, tên lửa chỉ cần 20 giây là chạm mục tiêu, do đó đối phương ít có cơ hội chống đỡ. Ngoài ra, khi tiếp cận mục tiêu, đầu tìm radar chuyển sang chế độ thụ động, cho phép tên lửa phát hiện các nguồn gây nhiễu, đồng thời truyền toàn bộ các thông tin này về trung tâm chỉ huy bắn. Chính nhờ tính năng này và một số tính năng khác, hệ dẫn của Moskit đối phó rất hiệu quả với các hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.

So với tên lửa Exocet của Pháp, việc gây nhiễu và triển khai tên lửa và pháo đánh chặn Moskit là vô cùng khó khăn. Vì thời gian cần thiết để hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu kích hoạt đối phó hiệu quả với Exocet là khoảng từ 120-150 giây. Trong khi đó, đối phương chỉ có từ 30 giây để đối phó với Moskit.

Hiện, Mỹ triển khai nghiên cứu một hệ thống tên lửa có khả năng đánh chặn Moskit, tuy nhiên, đến nay, hệ thống mới vẫn chưa được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ.

Moskit được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, với cơ số 8 quả.
Ảnh là một chiếc tàu khu trục Sovremenny của hải quân Nga.
Các thế hệ tên lửa 3M80 và 3M80M được trang bị cho tàu khu trục lớp Sovremenny, còn 3M82 được trang bị cho các tàu khu trục và tàu tên lửa thế hệ sau.

Trong các thập niên 1980-1990, hải quân Liên Xô và Nga đã đóng thêm tổng cộng 34 tàu tên lửa thuộc lớp Molnya-M, trong đó 28 tàu đang phục vụ trong hải quân Nga. Mỗi tàu Molnya-M được trang bị 2 bệ phóng x 2 quả Moskit cùng hệ thống radar điều khiển bắn hai chế độ (chủ động/thụ động).

Tổng cộng có 18 tàu khu trục của hải quân Nga được trang bị tên lửa Moskit. Mỗi tàu khu trục được trang bị 8 quả Moskit. Trung Quốc cũng đã đóng 2 tàu chiến trang bị hệ thống 3M80E và đưa vào trang bị trong năm 2000 và 2001 .
Tàu đệm khí hộ vệ tên lửa lớp Bora được trang bị 8 quả 3M80 Moskit
Thế hệ tàu chiến mới nhất được trang bị 3M80 Moskit là lớp Bora/Dergach. Mỗi chiếc Bora được trang bị 8 ống phóng, giống như tàu khu trục Sovremenny. Theo các chuyên gia, 3M80/82 Moskit là một trong những họ tên lửa chống hạm thành công nhất của Nga. Moskit có thể tấn công hiệu quả các loại tàu chiến lớn, nhỏ, các cụm tàu đổ bộ và đặc biệt là tàu sân bay.


Kh-41 là biến thể tên lửa không-đối-hạm trang bị cho các máy bay Su-27, Su-30Su-33.
Một quả Kh-41 đặt dưới bụng máy bay Su-27K.
Ngoài biến thể trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo biến thể Moskit trang bị cho lực lượng không quân hải quân có tên gọi Kh-41 để lắp trên các máy bay Su-27K, Su-30Su-33. Kh-41 sử dụng động cơ phản lực 2 chế độ, hoạt động giống như tên lửa Kh-31. Tên lửa Kh-41 được treo dưới thân máy bay với các cánh tên lửa được gập lại.

Khi được phóng khỏi máy bay, tên lửa tự bay đến mục tiêu, có thể có sự can thiệp của phi công. Khi đến gần mục tiêu, đầu tìm radar chủ động được kích hoạt giúp phi công xác định chính xácvà tiêu diệt mục tiêu.

P-700 Granit

Không thỏa mãn với khả năng tấn công của các thế hệ tên lửa trước đó, vào giữa thập kỷ 1970, Liên Xô tiếp tục yêu cầu các nhà thiết kế vũ khí nghiên cứu loại tên lửa chống hạm có tên SS-N-19 (NATO gọi là Shipwreck) với khả năng hỏa lực mạnh và xác định đây là vũ khí số một nhằm trang bị cho các tàu chiến cỡ lớp, các tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa.

Shipwreck được thiết kế nhằm chống lại các mục tiêu là các tàu sân bay, các hạm đội lớn của đối phương. SS-N-19 có tên thiết kế là Chelomey P-700 Granit, 3M45, kích thước 0,96x10,2 m, sải cánh rộng 3,2 m, hoạt động trong phạm vi 450 km với vận tốc tối đa lên tới 1,7M (gấp 1,7 lần vận tốc âm thanh).

Thân tên lửa P-700 được thiết kế để có thể chịu được vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. P-700 sử dụng động cơ tua bin phản lực nhiên liệu lỏng hoặc động cơ phản lực thẳng dòng.

P-700 có trọng lượng lên tới 4.350 kg, có thể sử dụng đầu đạn thường, nặng 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 500KT.

Vị trí bố trí tên lửa Shipwreck trên tàu khu trục tên lửa lớp Kirov của Nga P-700 được trang bị hệ thống điều khiển bắn hiện đại với hàng loạt cải tiến. Hệ thống dẫn đường, kiểm soát mục tiêu hoạt động thông qua nhiều cảm biến, cho phép hệ thống có thể tự động lựa chọn các mục tiêu.

Tính năng mới này nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công vào các hải đội của đối phương và lựa chọn mục tiêu có giá trị nhất để tiêu diệt.

Radar dẫn đường được đặt ở phía mũi của tên lửa. Trong quá trình hành trình tìm mục tiêu, radar của tên lửa hoạt động ở chế độ chủ động trên dải băng tần X. Khi tên lửa tiến gần đến mục tiêu, rada chủ động chuyển sang hoạt động ở dải băng tần Ku.

Shipwreck được trang bị hàng loạt cho các tàu chiến lớp Oscar.
Ảnh là một chiếc tàu chiến lớp Oscar. P-700 được trang bị hàng loạt cho các tàu ngầm thuộc lớp Oscar. Mỗi tàu ngầm có 20 ống phóng chứa tên lửa, được đặt nghiêng một góc 47 độ. Trước khi tên lửa được phóng ra khỏi ống, ống phóng sẽ được nước tràn ngập.


P-800 Yakhont

Phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999 và cho đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont. Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S. Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua dây chuyền sản xuất phiên bản 3M-55 nhằm trang bị cho nhiều tàu chiến trong hải quân Trung Quốc.


Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn độ. P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.



Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.




Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa. Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

P-900 Klub/Club

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa (vietnamdefence.com)​

Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)​

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.​
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)​

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)​

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)​

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.
Club-K (avanturist.ru)​

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)​

Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)​
Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.


Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.


Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển​

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)​

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)​

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.
Club-K thiên biến vạn hóa (24sevenpost.com)​

P-1000 Vulkan



TỔ HỢP TÊN LỬA DIỆT HẠM "NÚI LỬA" P-1000 Вулкан



Tuần dương hạm Varyag được phương Tây mệnh danh là: “sát thủ tàu sân bay”, vì nó có thể phóng với lượng siêu chất nổ lên đến 1.000 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong phạm vi 300 hải lý (550km). Khu trục Varyag mang 16 quả tên lửa PKR 3M-70 (loại tên lửa được ví tương đương với tên lửa P-500). Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh P-1000 "Núi lửa" với tên lửa PKR 3M-70 được phát triển do quyết định của chính phủ Liên Xô ngày 17/5/1979.

Tên lửa chống hạm PKR 3M-70 có động cơ Turbo phản lực (TRD KR-17-300) sử dụng công suất mạnh mẽ khởi hành-Lấy đà với các cấp độ (CRC) với các vòi phun được kiểm soát. Cấu trúc vỏ bọc tiên lửa được hiện đại hóa (hợp kim Titan) giúp vỏ bọc tên lửa mỏng hơn, nên tầm bắn của tên lửa được tăng lên đáng kể (tầm bắn lên tới 700km).

Lần thử nghiệm tên lửa PKR 3M-70 đầu tiên được thử nghiệm trên bệ phóng đặt trên mặt đất năm 1983. Lần thử nghiệm tiếp theo tên lửa PKR 3M-70 được lắp đặt trên tầu ngầm nguyên tử ( АПЛ- атомная подводная лодка ) với đề án 675MKB vào tháng 12/1983.

Tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 được đưa vào trang bị cho lực lượng Hải quân Nga năm 1987. Theo đề án 675MKB tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 được triển khai trên tầu ngầm nguyên tử vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau đó đề án 675MKB được hiện đại hóa trên 5 tầu ngầm nguyên tử là đề án 675MK (K-1, K-22, K-34, K-35, K-10) và tuần dương hạm Varyag (trước đó nó mang tên "Чорвона Украйна"- Thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương). Việc triển khai tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 không được hoàn thiện trên tầu ngầm nguyên tử "K-10". Theo đề án 675MK cơ số tên lửa là 8 quả trong 1 container. Điều khiển tên lửa là tổ hợp "ARTON-675KB". Để xử lý, phân tích mục tiêu sử dụng hệ thống vệ tinh "Chim én". Từ năm 1992 đến năm 1994 cả 4 tầu ngầm nguyên tử đã được lắp đặt tổ hợp tên lửa P-1000. Tuần dương hạm Varyag với đề án 1164 đã được lắp đặt tổ hợp tên lửa chống hạm có cánh "Núi lửa" P-1000 thay thế tổ hợp tên lửa "Balzal" ngày 16/10/1989.

Tên lửa PKR 3M-70 được sản xuất tại Thành phố ORENBURG- Liên bang Nga ngày nay.
Thông số kỹ thuật tên lửa PKR 3M-70:
- Tốc độ bay: M2
- Tầm bắn tối đa: 700km (Có tài liệu nói 550km)
- Trọng lượng đầu đạn nổ: 500kg.
- Chiều dài của tên lửa: 11.700mm.
- Sải cánh lớn nhất: 2.600mm.
- Trọng lượng tên lửa trước khi bắn: 4800kg.

Kh-35UE Super Uran - tên lửa chống hạm mới của Nga
Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV (Nga) đã giới thiệu tại triển lãm vũ khí hải quân quốc tế MVMS-2011 ở St. Petersburg các loại tên lửa không-đối-hạm mới nhất là Kh-35UE và Kh-31AD với hiệu quả chiến đấu cao hơn hẳn các tên lửa đời trước.
Kh35-UE Super Uran
Ông Nikolai Vasiliev, công trình sư trưởng của KTRV, cho biết, hãng này đã hiện đại hóa hệ thống tên lửa nổi tiếng Uran-E để cho ra đời Uran-UE mà một thành phần của nó là container chứa tên lửa chống hạm Kh-35UE dùng để lắp cho máy bay và trực thăng hải quân.


Theo ông Vasiliev, điểm nổi bật của Kh-35UE là tầm bắn tăng gấp đôi so với mẫu cơ sở là tên lửa nổi tiếng Kh-35E và có hệ thống điều khiển bay tiên tiến hơn, nhờ đó tên lửa có 4 điểm thay đổi đường bay, có khả năng bay vòng tránh các đảo, tấn công mục tiêu trong các lòng lạch hẹp, vịnh hẹp và dải duyên hải.


Kh-35E từng được KTRV giới thiệu tại triển lãm MAKS-2009. Hồi đó, Tổng giám đốc KTRV Boris Obnosov đã giải thích vì sao tên lửa Kh35-UE tăng được gấp đôi tầm bắn, lên tới 260 km, trong khi kích thước vẫn giữ nguyên.


Một là, sử dụng động cơ mới có dự trữ làm việc ngắn, có trọng lượng nhỏ hơn nhiều động cơ lắp trên Kh-35E, nhờ thế mà tăng được dung tích thùng nhiên liệu. Hai là, nếu như trên Kh-35E, thiết bị hút khí chạy ngang qua thùng nhiên liệu nên làm giảm dung tích thùng nhiên liệu, thì ở Kh-35UE, thiết bị hút khí có kích thước nhỏ hơn và chiếm ít không gian ở đuôi tên lửa. Điều đó cho phép tăng thêm dự trữ nhiên liệu. Kết quả là tên lửa có thể bay qua khoảng cách lớn gấp 2 lần.


Một ưu điểm khác là sau khi phóng đi, Kh-35UE có thể vòng ngoặt theo phương ngang với góc 130° so với 90° của Kh-35E.

Super Uran Tên lửa mới kế thừa được những phẩm chất tốt nhất của Kh-35E. Trước hết là nó có độ cao bay nhỏ ở giai đoạn bay cuối - chỉ 3-5 m, nên khó bị các phương tiện phòng không/phòng thủ tên lửa phát hiện. Nhờ có kích thước nhỏ, tên lửa có độ bộc lộ thấp.


Kh-35UE được trang bị hệ dẫn kết hợp, bao gồm hệ dẫn quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ-thụ động, bảo đảm độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao trong điều kiện có đối kháng điện tử mạnh. Nếu như đầu tự dẫn Kh-35E có tầm bắt mục tiêu là 20 km, thì đầu tự dẫn của Kh-35UE đưa “vào vòng ngắm” tàu địch ở khoảng cách đến 50 km.

Container tàu biển tiêu chuẩn chứa bệ phóng mang 4 tên lửa chống hạm Kh-35E
Ông Obnosov cho biết, Kh-35UE là tên lửa kỹ thuật số hoàn toàn và tuy bên ngoài, nó rất giống Kh-35E, nhưng lẽ ra nên đặt cho nó ký hiệu mới, chẳng hạn Kh-37 để cho thấy đây không phải là biến thể của Kh-35E, mà là một tên lửa hoàn toàn mới, mặc dù nó có thể sử dụng cho các phương tiện mang giống như Kh-35E. Với những tính năng nổi trội như vậy, Kh-35UE còn được đặt biệt danh là Super Uran.


Trong 2-3 năm tới, KTRV sẽ hoàn tất phát triển biến thể Kh-35UE trang bị cho hạm tàu, sau đó các hạm tàu sẽ được cải tạo thích ứng để sử dụng tên lửa mới.


Các chuyên gia đánh giá, Kh-35UE có thể sẽ được tiêu thụ tốt trên thị trường vì nó không chỉ là vũ khí hiệu quả cao mà còn vì có thể trang bị tên lửa này cho các phương tiện mang Kh-35E vốn rất đông đảo Kh-35E. Điều đó sẽ làm giảm rất nhiều chi phí cho việc tái trang bị.



Tên lửa chống hạm Kh-31AD Ngoài ra, KTRV cũng đã lần đầu tiên giới thiệu tại triển lãm MVMS-2011 tên lửa chống hạm tối tân Kh-31AD, dùng đầu tự dẫn chủ động. Tên lửa cũng có tầm bắn tăng gấp đôi và có phần chiến đấu lớn hơn (110 kg). Theo ông Vasiliev, sẽ rất khó để hệ thống phòng không hạm tàu đối phương đối phó được với tên lửa này và Kh-31AD rất hiệu quả trong tác chiến chống mục tiêu mặt nước.


Trong những năm tới, KTRV sẽ giới thiệu các mẫu vũ khí chống hạm mới hiện đang được phát triển. Tuy vậy, ông Vasiliev vẫn đánh giá rất cao siêu ngư lôi Shkval-М và khẳng định, các hãng nước ngoài đã không thành công trong việc sao chép ngư lôi này và KTRV vẫn là chủ sở hữu độc quyền các siêu ngư lôi này.



Tên lửa ngầm cao tốc độc đáo Shkval-E áp dụng nguyên lý siêu bong bóng Trong số các vũ khí phòng thủ hải quân do KTRV giới thiệu có hệ thống chống ngầm cỡ nhỏ Paket-E/NK, dùng để phòng thủ chống tàu ngầm và chống ngư lôi bằng cách sử dụng vũ khí sát thương tàu ngầm đối phương (ngư lôi) ở khu vực gần tàu, cũng như sử dụng “các ngư lôi chống ngư lôi” nhằm vào các ngư lôi đối phương.


Bên cạnh đó, một trong những vũ khí trưng bày thu hút nhiều chú ý nhất tại MVMS-2011 do tập đoàn Morinformsystema-Agat ở Moskva giới thiệu là 2 container tàu biển tiêu chuẩn - chiếc lớn chứa các tên lửa 3М-54TE, 3М-54TE1 và 3М-14TE (Viện OKB Novator), container kia nhỏ hơn một chút dùng để chứa bệ phóng lắp 4 ống phóng kín chứa các tên lửa Kh-35E (KTRV).

Tên lửa chống hạm Trung Quốc

Tuy số lượng TLCH của TQ cũng rất nhiều, nhưng chất lượng luôn ở mức ?, tuy nhiên giai đoạn sau này, thậm chí họ đã phát triển 1 số loại TLCH gây được sự chú ý của thế giới như:​

C-805

Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đang xôn xao về một tên lửa chống hạm mới được cho là tốt hơn cả tên lửa của Nga.


Theo đó loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi là YJ-85 hay C-805, giới quân sự Trung Quốc tự hào cho rằng, loại tên lửa chống hạm mới này còn ưu việt hơn cả các tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.

Qua thông tin kỹ thuật được công bố, điều làm cho tên lửa chống hạm C-805 đặc biệt nguy hiểm chính là tốc độ. Loại tên lửa chống hạm này được cho là có tốc độ lên đến Mach 3,5, do đó, việc đánh chặn tên lửa này gần như là điều không thể.

Về cấu hình khí động học của tên lửa C-805 tương tự như các biến thể trước đó của gia đình tên lửa chống hạm YJ8. C-805 là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802A.
Tên lửa C-805 trong một lần bắn thử, cấu hình khí động học của C-805 hoàn toàn giống với tên lửa C-802A. Tên lửa C-805 được giới thiệu là thiết kế theo công nghệ hiện đại và rất đa năng, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng di động trên bờ. Không chỉ vậy, độ chính xác chính là một điểm nỗi bật của loại tên lửa này.

Ngoài chức năng chính là chống hạm, tên lửa C-805 còn có thể sử dụng như một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, các căn cứ quân sự và kho tàng ven biển.

Theo công bố, qua 8 lần thử nghiệm, C-805 đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%, tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao. Các loại radar hiện đại nhất gần như không bắt được tín hiệu của loại tên lửa này.

Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa chống hạm C-805 là một đối thủ đáng gờm của loại tên lửa Brahmos Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển. "Nếu Brahmos là niềm tự hào của Ấn Độ, thì C-805 chính là niềm tự hào của người Trung Quốc", một ý kiến trên mạng Trung Quốc nhận xét.
Tên lửa C-805 thực ra là bản nâng cấp của C-802A (trong ảnh tên lửa C-802A tại triển lãm Chu Hải năm 2006) Các thông số kỹ thuật được công bố cho thấy, tên lửa C-805 có đường kính 670mm, dài 8 mét, trọng lượng 3 tấn, tầm bắn hiệu quả 380km.

Tên lửa C-805 mang theo đầu đạn nặng 300kg, hệ thống dẫn đường được trang bị bộ cảm biến tinh vi, có khả năng phát hiện và bám theo các mục tiêu liên tục thay đổi vị trí. Tên lửa chống hạm C-805 được phát triển bởi Học viện công nghệ điện cơ khí HaiYing.

Theo một số thông tin rò rỉ trên trang Deagel, tên lửa chống hạm C-805 sử dụng hệ thống dẫn đường dựa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS và một radar có khả năng lập bản đồ để bay theo kiểu men theo địa hình TERCOM.

Sự phát triển của C-805 được cho là để đối phó lại với chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ. Nhiều khả năng loại tên lửa chống hạm mới này đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2010. Theo một báo cáo được đăng tải bởi Afcea, tên lửa chống hạm C-805 đã được trang bị cho tàu khu trục Type-052C.

Với sự ra đời của tên lửa chống hạm C-805, giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "C-805 đã “soán ngôi” của tên lửa chống hạm P-270 Moskit được trang bị trên các tàu khu trục hạng Sovremenny mà Trung Quốc mua từ Nga. Đồng thời, C-805 trở thành loại tên lửa chống hạm tốt nhất trong biên chế Hải quân Trung Quốc, và là loại tên lửa chống hạm tốt nhất khu vực. Cùng với Nga, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều biến thể tên lửa chống hạm nhất thế giới".

Có thể nói, tung ra các thông số "khủng" về uy lực của vũ khí nội địa (tự thiết kế, sản xuất dựa vào các mẫu tương tự của nước ngoài) trở thành "truyền thống" của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và là nét đặc trưng của các mạng quân sự nước này. Trong quá trình đó, các thành tựu của công nghệ quốc phòng Nga thường được đem ra làm mốc so sánh. Mỗi lần vượt được người thầy, người bạn đã dìu dắt mình (trên mạng ảo), người Trung Quốc lại thấy rất tự hào. Cách thể hiện hẳn là liều thuốc tinh thần được nhiều cư dân mạng Trung Quốc ưa chuộng.


DF 21D - "Sát thủ" sân bay

QĐND - “Hải quân Mỹ sẽ không thay đổi chiến lược ở Thái Bình Dương dù Trung Quốc có phát triển được loại tên lửa có thể công phá tàu sân bay. Tên lửa đạn đạo đối hạm DF 21D cũng chỉ là một loại vũ khí, một loại công nghệ mới xuất hiện”, Tư lệnh Hạm đội 7, thuộc Hải quân Mỹ, Phó đô đốc X.Van Bút-xcớt (S.V.Buskirk) khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây với hãng tin AP. Tuyên bố trên của ông X.Van Bút-xcớt được đưa ra sau khi Trung Quốc thông báo thử thành công tên lửa Đông Phong 21D (DF 21D), loại tên lửa được giới chuyên gia quân sự đánh giá có thể tấn công và tiêu diệt những tàu sân bay được bảo vệ tinh vi nhất.
Hệ thống tên lửa Đông Phong 21 (DF 21) là tên gọi chung của các loại tên lửa đạn đạo tầm trung do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo thành công vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên hoạt động bằng nhiên liệu rắn do Trung Quốc chế tạo, được biên chế cho lực lượng Pháo binh số 2. Đặc điểm cơ bản của DF 21 là được lắp thêm nhiều đầu đạn có mục đích xuyên phá hàng rào đánh chặn.
Tên lửa DF 21C của Trung Quốc. Ảnh: chinamil.com.cn
Hệ thống tên lửa DF 21 gồm 3 loại: DF 21A là loại tên lửa chiến lược tầm trung hoạt động bằng nhiên liệu rắn đời thứ hai. Bắt đầu xây dựng dự án nghiên cứu chế tạo từ năm 1988, đến năm 1992, tên lửa được đưa vào giai đoạn phóng thử nghiệm. Hai lần phóng thử nghiệm vào tháng 4 và tháng 11-1992 đều thất bại do vấn đề thiết kế. Sau 3 năm cải tiến, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa trên vào năm 1995. Năm 1999, DF 21A chính thức được “tham gia” duyệt binh kỷ niệm 50 năm quốc khánh Trung Quốc. Tháng 3-2000, Đông Phong 21A được giao cho lực lượng pháo binh số 2 sử dụng. Năm 2001 Trung Quốc nghiên cứu chế tạo DF 21C. Tháng 12-2002 lần đầu tiên Trung Quốc phóng thử nghiệm thành công loại tên lửa này. DF 21C được đơn giản hóa rất nhiều, nhỏ gọn, có khả năng cơ động hơn.



DF 21D là tên lửa đạn đạo đối hạm tầm trung đời thứ hai. Tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu rắn cấp 2. DF 21D cũng là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm và có khả năng tấn công các loại tàu lớn bao gồm cả tàu sân bay. DF 21 dài gần 11m, có tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh với tầm bắn hiệu quả 2700km. DF 21D sức công phá khoảng 500 ki-lô tôn. Hệ thống phòng thủ tên lửa của các tàu sân bay và các tàu hộ tống rất khó để đánh chặn DF 21D, đặc biệt khi nhiều tên lửa cùng lúc tấn công một lúc làm tê liệt hệ thống bảo vệ. Giới phân tích quân sự Trung Quốc cho biết, việc DF 21D có thể giúp nước này ngăn chặn thành công sự xâm nhập của tàu sân bay ở vùng biển gần Trung Quốc.



Nếu được đưa vào biên chế DF 21D quả là một loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc. Song theo Đô đốc R.Uyn-lác (R.Willard), Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, phải nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể thành công hoàn toàn với loại tên lửa DF 21D. Hệ thống tên lửa này đòi hỏi có phương tiện dẫn đường tiên tiến. Nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng phải mất một thập kỷ nữa để Trung Quốc hiện thực hóa loại tên lửa mà sự phức tạp của nó đã từng khiến Liên Xô (cũ) phải bỏ cuộc.



Nếu USS George Washington được coi là người vận chuyển bất khả chiến bại thì DF-21D của TQ được coi là “kẻ hạ gục người vận chuyển”.

Nhận xét trên được đăng tải trên một Tạp chí quân sự của Autralia. Vấn đề tên lửa DF-21D của Trung Quốc trở thành nội dung đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Mỹ và báo chí phương tây.

Trong một bài báo, hãng thông tấn AP cho rằng sức mạnh của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D có thể làm “cân bằng số dư sức mạnh trên biển” trước đây. ("Cân bằng số dư sức mạnh trên biển": Hiện nay trên thế giới, hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ có thể được coi là "bất khả chiến bại" do chưa có tên lửa diệt hạm của nước nào có khả năng đánh chìm. Do đó sức mạnh trên biển của Mỹ được xem là lớn nhất. Tên lửa DF-21D do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo được giới thiệu có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, nên có thể coi DF-21D là yếu tố cân bằng sức mạnh với Mỹ trên biển.)


Khi mới xuất hiện, câu chuyện cải biến DF-21 cho mục tiêu diệt hạm được giới quân sự cho là câu chuyện đùa.
Theo phân tích của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với nền tảng công nghệ radar của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu tàu sân bay có thể bị phát hiện từ đường chân trời, máy bay hải quân hoặc tàu ngầm. Các dữ liệu thu được sẽ gửi tới tên lửa DF-21D để tấn công các tàu sân bay Mỹ.

Tốc độ bay của tên lửa DF-21D khoảng 7-10 Mach, mỗi giây tên lửa DF-21D đạt tốc độ trung bình là 2.380 mét, nếu tấn công tàu sân bay trong cự ly 1.000km, toàn bộ quá trình bay mất 420,16 giây (khoảng 7 phút). Độ sai lệch của DF-21D có thể đạt đến CEP 90 m. Với khả năng mang 900kg thuốc nổ, đầu đạn DF-21D có phạm vi sát thương đạt khoảng 300-500 mét. Theo những thông số như vậy, USS George Washington hoàn toàn có thể là "bia tập bắn" của DF-21D trên biển.

Ảnh chụp một bãi đất được cho là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm tên lửa DF-21. Ảnh trên: Tên lửa DF-21.
Cách đây không lâu, khi thông tin về DF-21D có vẻ như là một ý tưởng viển vông nhưng càng ngày, những thông số (nếu không bị thổi phồng) được công bố cho thấy mức độ nguy hiểm của nó.

Điều đặc biệt, ngoài Trung Quốc, có một số quốc gia khác theo đuổi ý tưởng này và thực hiện một số thiết kế biến đổi tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu sân bay, như Ukraina với tên lửa METCH (Sword) và Thunder. Tuy nhiên, phạm vi chiến đấu của các tên lửa này chỉ khoảng 120-290 km, thua xa so với khoảng cách 1.000 km của DF-21D.

Trước đây, Hải quân Liên Xô từng trao nhiệm vụ tấn công tàu sân bay cho tên lửa hành trình siêu âm SS-N-19, có cự ly phóng đạt 500km. Các chuyên gia Nga cho biết tên lửa này được phóng dựa trên sự định vị của vệ tinh.

Kế thừa gia sản quốc phòng Liên Xô, Nga cũng từng có kế hoạch sử dụng máy bay ném bom mang tên lửa Kh22, có cự ly phóng khoảng 400-500 km để tiêu diệt tàu sân bay. Đặc biệt, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khoai lang

Xe buýt
Biển số
OF-27548
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
836
Động cơ
494,050 Mã lực
Hay quá!
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,174
Động cơ
584,890 Mã lực
Hay nhưng dài quá, em đánh dấu phát lúc nào rảnh nghiên cứu tiếp.
 

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
Bài phân tích rất hay, vịt mình sở hữu được những con nào nhỉ ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Bài phân tích rất hay, vịt mình sở hữu được những con nào nhỉ ?
Theo thống kê thì P-800 mà ko biết có chính xác không :D

Nếu ko xét tới sử dụng Nuke để chống hạm đội TSB thì TLDH ASBM DF-21D của 3 ship là tối tân nhất, theo như quảng cáo
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Các loại chống hạm của Âu Mỹ NATO các đời trước đều không bằng Nga lẫn Tàu về số lượng và thông số kĩ thuật, nhưng 1 số trong chúng đã được chứng minh qua các cuộc chiến ko đối xưng :D, tuy nhiên hiện nay NATO cũng có nhiều dự án khiến Nga Tàu đứng ngồi ko yên. Như:

Hệ thống tên lửa siêu âm cực hiện đại của Hải quân Hoàng gia Anh
Hải quân Hoàng gia Anh đã tiết lộ hệ thống phòng không mới có khả năng tiêu diệt tên lửa địch ở vận tốc siêu âm (MBDA).
Theo như tờ Daily Mail cho biết, Vương Quốc Anh ký một hợp đồng 760 triệu USD cho nhà sản xuất tên lửa MBDA để có thể phát triển Sea Ceptor – một tên lửa thế hệ mới được bắn ra từ tàu của hạm đội Hoàng gia di chuyển với tốc độ Mach 3 có thể bảo vệ một khu vực có diện tích khoảng 500 dặm vuông cả trên đất liền hay ngoài biển. Hệ thống mới này hứa hẹn có thể tiêu diệt bất kì mục tiêu nào ví như tên lửa của địch, thêm vào đó nó còn có thể bắn hạ nhiều mục tiêu cùng lúc.
Theo như tờ Daily Mail cho biết, Vương Quốc Anh ký một hợp đồng 760 triệu USD cho nhà sản xuất tên lửa MBDA để có thể phát triển Sea Ceptor – một tên lửa thế hệ mới được bắn ra từ tàu của hạm đội Hoàng gia di chuyển với tốc độ Mach 3 có thể bảo vệ một khu vực có diện tích khoảng 500 dặm vuông cả trên đất liền hay ngoài biển. Hệ thống mới này hứa hẹn có thể tiêu diệt bất kì mục tiêu nào ví như tên lửa của địch, thêm vào đó nó còn có thể bắn hạ nhiều mục tiêu cùng lúc.


Bộ trưởng bộ quốc phòng nước này, Peter Luff đã nói: “Việc phát triển hệ thống tên lửa này là một bước tiến giúp Anh có thể trở lại cuộc đua trong ngành sản xuất tên lửa, cũng là một minh chứng rõ ràng cho lời hứa đem lại công nghệ mang đến chiến thắng cho quân đội”..


Bên cạnh đó, ngài Mark Stanhope, Đô Đốc Hải quân Anh đã trả lời tờ Daily Mail: “Hệ thống vũ khí mới này sẽ trang bị cho các tàu chiến của chúng ta để đối phó với các loại tên lửa ra đời trong vòng một thập kỉ tới. Đầu tư vào các công nghệ phòng thủ tân tiến như Sea Ceptor là một điều tất yếu để đảm bảo rằng Quân đội Hoàng gia có thể tiếp tục bảo vệ Vương Quốc Anh bất cứ khi nào cần thiết”.

Dự án duy trì vị thế bá chủ đại dương của Mỹ


Trước sức mạnh đang lên và những tham vọng không giấu diếm của Trung Quốc, khả năng khống chế đại dương của hải quân Mỹ trong nhiều năm bị lung lay.

Trước tình hình này, Cơ quan nghiên cứu vũ khí tiên tiến DARPA đã phát triển tên lửa chống hạm mới để thay thế loại tên lửa AGM-84 Harpoon vốn đã phục vụ trong hải quân Mỹ hơn 2 thập kỷ như một hành động để khẳng định lại vị trí độc tôn trên biển của quốc gia này.

Sự vượt trội về công nghệ chính là yếu tố giúp cho Mỹ đạt được vị trí siêu cường hàng đầu thế giới trong quá khứ. Trong thời điểm hiện tại, tại châu Á Thái Bình Dương, quy luật đó cũng không có ngoại lệ.

Kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ không còn đối thủ và họ tự do hoạt động tại các vùng biển quốc tế và có thể triển khai quân viễn chinh gần như ngay lập tức tại mọi địa điểm trên thế giới.

Tuy nhiên, trước sự phát triển siêu tốc của lực lượng quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng hải quân với mong muốn cháy bỏng vươn ra biển lớn và tiềm lực gần như vô tận, vị trí thống trị đại dương của Mỹ đã bị quốc gia này đe dọa. (>> xem thêm)

Trước các mối đe dọa về các loại tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc (tên lửa C-803 tầm bắn 350 km, tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D tầm bắn 1.500 km...), vấn đề không chỉ đơn giản là cuộc chạy đua vũ khí, nó còn khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với việc trở lại với văn hóa sẵn sàng đối đầu với các nhiệm vụ có nguy cơ thiệt hại lớn, điều chưa từng có trong những năm Hải quân Mỹ không có đối thủ trên biển.

Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-A có tốc độ bay dưới âm nhưng có tầm bắn tới 800 km.​
Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin đang phát triển ít nhất 2 biến thể tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Antiship Cruise Missile).

Biến thể thứ nhất, LRASM-A là tên lửa chống hạm tốc độ bay dưới âm có tầm bắn tới 800km và mang theo một đầu đạn nặng 454kg, vượt xa loại tên lửa Harpoon đang được trang bị đại trà trong Hải quân Mỹ chỉ có tầm bắn đạt 120km.

Với tên lửa LRASM-A, các tàu chiến Mỹ có thể công kích đối phương từ khoảng cách gấp 6 lần khoảng cách của các vũ khí hiện tại.

Biến thể tên lửa thứ hai được đặt mã hiệu LRASM-B là tên lửa sử dụng động cơ ramjet, được thiết kế với tốc độ bay tối đa lên tới 1.700 m/giây (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn 320km.

LRASM-B không những hiện đại hơn hẳn các tên lửa hiện Mỹ đang sở hữu mà nó còn vượt trội các loại tên lửa chống hạm đang được sử dụng trong quân đội các nước Nga, Trung Quốc.

Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đang xúc tiến tăng tốc chương trình phát triển phiên bản chống hạm của tên lửa Tomahawk Block IV. Tất cả các hệ thống tên lửa trên được hy vọng sẽ hoàn thành và đi vào thử nghiệm từ khoảng cuối năm 2012, đầu năm 2013.

Một số nhà phân tích cũng đặt nhiều nghi vấn về tính khả thi của dự án LRASM và nhất là về thông số của các tên lửa này có đạt được như đã đề ra hay không khi vẫn sử dụng những công nghệ đã cũ.

Ví dụ tên lửa LRASM-B, được coi là loại tên lửa chống hạm có tính cách mạng của Mỹ nhưng lại sử dụng loại động cơ đã có tuổi đời lên đến 30 năm. Trong quá trình phát triển dự án, một thách thức nữa không thể bỏ qua là việc thiết kế bộ phận dẫn đường cho tên lửa có khả năng phát hiện, phân loại và bắt bám mục tiêu ở khoảng cách siêu xa trong khi các tên lửa phải thỏa mãn yêu cầu của Bộ Quốc phòng là có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập.

Sở dĩ tên lửa chống hạm Mỹ nhất thiết phải có khả năng hoạt động không cần sự hỗ trợ dẫn đường từ các phương tiện khác do học thuyết quân sự Mỹ giả định trong tương lai các kẻ thù phải đối mặt của nước này đều sở hữu các công nghệ gây nhiễu điện tử mạnh đến mức có thể làm gián đoạn toàn bộ liên lạc từ tên lửa tới các phương tiện dẫn đường như máy bay, tàu chiến.

Theo Quân đội Mỹ, các tên lửa này có thể nhận dữ liệu chia sẻ từ vệ tinh, máy bay nhưng phải có khả năng hoạt động độc lập không phụ thuộc vào các nguồn dữ liệu này.

Phiên abrn tên lửa chống hạm LRASM-B, sử dụng động cơ ramjet, có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5 và có tầm bắn 320 km.​
Vấn đề đáng lo ngại nhất của hải quân Mỹ hiện nay là các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.500 km (theo nghiên cứu của Mỹ) tới 2.700 km (theo công bố của Trung Quốc trên tờ China Daily.

Điều này khiến việc các tàu chiến Mỹ dù vũ trang tên lửa chống hạm tầm bắn 800km vẫn phải đi vào khoảng cách nguy hiểm để phóng tên lửa nếu Trung Quốc đưa được những tên lửa ASBM lên tàu chiến của họ.

Không khắc phục được điều này, việc Mỹ phải từ bỏ chuối đảo thứ hai (các đảo lập thành hàng rào thứ hai ngăn cách không cho Trung Quốc tiến ra biển Thái Bình Dương chạy từ bắc Nhật Bản cho đến New Guinea).

Theo Sir Andrew Cunningham, Đô đốc hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ mất 3 năm để đóng được 1 chiếc hạm nhưng phải mất đến 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến hải quân.

Tuy nhiên, ngày nay trong cuộc chiến tranh chấp quyền thống trị Thái Bình Dương, tên lửa chống hạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định và Mỹ sẽ không có khoảng thời gian tới 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến mới cho phép họ chiếm ưu thế tuyệt đối như họ đã làm trước đây với Hải quân phát xít Nhật và Hải quân Xô Viết.

Mỹ thử cảm biến tên lửa chống hạm tầm xa LRASM

Không quân Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công bộ cảm biến cho tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của Lockheed Martin.


Mô hình đồ họa tên lửa chống tàu tầm xa Lockheed Martin LRASM. Bộ cảm biến tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) của Lockheed Martin vừa qua đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên trong suốt quá trình thử nghiệm ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc bang Florida.

Trong quá trình thử nghiệm, bộ cảm biến tên lửa được gắn cố định lên một máy bay phản lực dân sự Sabreliner.

Mục tiêu của thử nghiệm gồm: Phát hiện, phân loại và xác định mục tiêu; Bay ở tốc độ nhanh và trung bình.

Kết quả, thiết bị đã vượt qua tất cả các mục tiêu đề ra và chứng minh hoạt động thành công của bộ cảm biến, cũng như sự tương thích của bộ cảm biến với các thiết bị điện tử trên tên lửa.

Theo báo cáo của Lockheed Martin, hình ảnh mục tiêu chiến hạm được cảm biến phát hiện trong suốt cuộc thử nghiệm. Thuật toán xử lý dữ liệu mục tiêu thời gian thực trong thiết bị điện tử tên lửa và trình diễn hiệu năng vượt trội.
"Việc kiểm tra và xác định khả năng hoạt động của các hệ thống phụ đúng tiến độ sẽ là cơ sở để thực hiện thử nghiệm hệ thống tên lửa LRASM đầy đủ vào đầu năm 2013", ông Mike Fleming, Quản lý chương trình LRASM nói.

Bộ cảm biến của LRASM gồm: Cảm biến tần số vô tuyến, dùng để phát hiện ra những con tàu trong một khu vực biển; Đường truyền thông liên kết dữ liệu chiến trường với trung tâm xử lý; Đầu dò quang - điện tử để xác định chính xác mục tiêu và tấn công chính xác trong giai đoạn bay cuối hành trình.

Tên lửa cũng được tăng cường bởi hệ thống định vị toàn cầu GPS số hóa chống nhiễu (digital anti-jam Global Positioning System) nhằm chống lại các thủ đoạn tác chiến điện tử của đối phương.
LRASM là một tên lửa cận âm, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu trang bị cho các tàu chiến và máy bay của Hải quân và Không quân Mỹ.

Tên lửa có thiết kế giảm độ bộc lộ radar này thuộc dự án hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DARPA) hợp tác với Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ và Lockheed Martin.

Theo kế hoạch, tên lửa có hai biến thể (phóng từ máy bay và từ tàu chiến) với khả năng tấn công các mục tiêu trên biển ở khoảng cách xa đáng kể.
 
Chỉnh sửa cuối:

hung vuong GL

Xe buýt
Biển số
OF-154978
Ngày cấp bằng
1/9/12
Số km
573
Động cơ
358,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Ruộng
Bài viết rất hay.
Giá như tất cả những thứ này là của VN thì sao phải sợ thằng nào phải không các cụ........................
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tên lửa SLAM-ER, mũi lao của tàu sân bay


Xuất phát là tên lửa đối hạm chủ lực, Harpoon được phát triển trở thành "vũ khí nối dài" của tàu sân bay Mĩ với tên gọi SLAM-ER.

Tên lửa đối hạm chủ lực

Tên lửa cận âm bay thấp GM-84 Harpoon là loại tên lửa đối hải duy nhất của Hải quân Mỹ, nếu không tính đến loại tên lửa đối hải nhỏ hơn nhiều AGM-119B Penguin chuyên dành cho trực thăng và tên lửa chống tăng Hellfire cũng hay được gắn trên các trực thăng H-60. Harpoon có nhiều biến thể và nó cũng được sử dụng trong hải quân rất nhiều quốc gia. Hiện tại gia đình Harpoon có đầy đủ các biến thể phóng từ trên không, trên biển/bộ và phóng từ dưới nước (tàu ngầm).





Harpoon rời bệ phóng
Đối thủ nổi tiếng nhất của Harpoon trên thị trường vũ khí là loại tên lửa MBDA *M38/39/40 Exocet của Pháp, Kh-35 Uran của Nga (bị “mỉa mai” gọi là Harpoonski, vì có thiết kế khá giống Harpoon).

Nếu biến thể trên tàu chiến RGM-84 có động cơ nhiên liệu rắn để đối phó với sức hút lớn vốn sẽ làm giảm tầm bắn tên lửa hay biến thể trên tàu ngầm UGM-84 còn có thêm động cơ rocket đặt trong hộp chứa có chức năng đẩy tên lửa lên mặt nước thì ưu điểm của biến thể phóng từ trên không là không phải chống lại trọng lực lớn và tận dụng lợi thế tốc độ sẵn có của máy bay nên đạt tầm bắn của xa nhất.


Sự khác biệt nằm ở rocket phụ giữa Harpoon tàu chiến và tàu ngầm

Harpoon Bock 2 đang được phát triển để tấn công các mục tiêu ở vùng biển ven bờ có nhiều tàu qua lại, nơi mục tiêu sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống trên bờ lẫn tàu chiến xung quanh.

Tên lửa Harpoon Block 2 được dẫn đường bằng vệ tinh (GPS/INS) tới khu vực mục tiêu. Khi đã tới đây, hệ thống tìm kiếm của nó sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ trước để tìm diệt mục tiêu. Đây là ưu điểm vượt trội lọa Block 1. Thêm vào đó, Harpoon Block 2 có thể sử dụng chung thiết bị phóng lẫn hệ thống dẫn đường của loại cũ.

Hiện tại biến thể Harpoon phóng từ trên không được trang bị cho các máy bay tuần tra biển P-3 Orion, máy bay chiến đấu F-18, F-16 và B-52.

"Cánh tay nối dài" của tàu sân bay

Trong số đó, biến thể AGM-84K đối đất SLAM-ER là một cải tiến sâu từ Harpoon và cạnh tranh với các loại khác như JASSM của Lockheed, MBDA Storm Shadow và EADS Taurus KEPD 350 của châu Âu.

Được biên chế từ năm 2000, SLAM-ER là tên lửa tấn công mặt đất tầm xa chủ yếu của tiêm kích tàu sân bay F-18, ngoài ra còn được gắn trên F-15K Hàn Quốc và F-16 Thổ Nhĩ Kì.


SLAM-ER là tên lửa đối đất chính của tiêm kích chủ lực tàu sân bay, F-18



SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc

Được trang bị 1 động cơ phản lực, tên lửa SLAM-ER nặng 635kg có thể mang đầu đạn nặng 226kg đi xa 241km với tốc độ cận âm.

Điều thú vị là tên lửa có thể tiếp nhận dữ liệu về vị trí mục tiêu kể cả khi đã được phóng thông qua hệ thống IFFT và kết nối video.

Chỉ khi đến gần khu vực mục tiêu đã được đánh dấu, SLAM-ER mới kích hoạt cảm biến ảnh nhiệt, sử dụng thuật toán so sánh hình ảnh mục tiêu được cung cấp trước khi phóng với hình ảnh thực địa để xác định vị trí hợp lý chờ lệnh chuẩn bị công kích.

Chính lúc này, phi công có quyền thay đổi lệnh công kích nếu cảm thấy "không ổn" hoặc chẳng làm gì để SLAM-ER tự động lao vào mục tiêu.

Ngoài ra, thông tin mục tiêu cũng có thể gửi lại từ SLAM-ER chia sẻ cho các máy bay khác hoặc UAV giúp tăng khả năng gây thiệt hại cho lực lượng đối phương.


SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc

Mô tả khả năng xuyên phá của SLAM-ER, đại diện Hải quân Mĩ cho biết thêm: “Tên lửa được trang bị đầu đạn 226kg là loại đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk Block 3 phát triển tại Trung tâm Vũ khí Hải quân. Đầu đạn WDU-40/B sử dụng đầu xuyên titan giúp tăng khả năng xuyên và sau đó mới kích nổ, giúp tăng hiệu quả công phá và gây cháy.

Hiện tại trong kho hải quân Mĩ có chừng 700 tên lửa sẽ được nâng cấp lên chuẩn SLAM-ER.

Thế hệ tên lửa đối hạm số một nước Pháp Exocet

Ngày 4/10/1982, chiến đấu cơ Super Etendard của hải quân Argentina đã phóng một quả tên lửa đối hạm Exocet đánh hư hỏng nặng khu trục hạm gần 5.000 tấn của hải quân Anh. Đây là một trong những cột mốc của lịch sử phát triển dòng tên lửa Exocet.

Tên lửa hành trình đối hạm Exocet do quân đội Pháp phát triển từ những năm 1960. Exocet thiết kế chuyên trách nhiệm vụ chống tàu, phóng đi từ máy bay, trực thăng, chiến hạm và tàu ngầm. Có khoảng hơn 3.000 quả Exocet được sản xuất và xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới.

Các loại tên lửa trong dòng Exocet đều có hình dáng tương tự nhau, duy chỉ khác biệt kích thước và trọng lượng. Phương thức dẫn đường của tên lửa tương tự nhau, giai đoạn giữa hành trình sử dụng hệ thống định vị quán tính (INS) và thiết bị đo cao. Cuối hành trình bay dùng radar dẫn đường chủ động.

Exocet sản xuất với bốn phiên bản chủ yếu:
-Phiên bản phóng từ trên không AM – 39
-Phiên bản phóng từ tàu chiến MM – 38
-Phiên bản phóng từ tàu chiến MM – 40
-Phiên bản phóng từ tàu ngầm SM – 39.

Dưới đây xin giới thiệu sơ lược các phiên bản chính:

Tên lửa không đối hạm AM – 39

AM – 39 Exocet là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn phóng từ máy bay do Pháp phát triển. AM – 39 được thiết kế để lắp đặt trên các loại chiến đấu cơ Super Etendard, AMX, Mirage F1, Mirage 5, Mirage 2000, Jaguar và trực thăng Sea King, Super Puma hay Super Frelon.

Tên lửa AM – 39 dài 4,96m, đường kính 0,35m, tổng trọng lượng 670kg. AM – 39 mang một đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165kg. Nếu phóng ở tầm thấp thì tầm bắn của tên lửa chỉ đạt 50km, nhưng phóng ở tầm cao 10km thì tầm bắn đạt mức tối đa 70km.


AM – 39 đi vào phục vụ năm 1979 và bắt đầu được sản xuất theo đơn đặt hàng của quân đội Pháp và nước ngoài. Đầu những năm 1990, nhà thiết kế thực hiện nâng cấp tên lửa, AM – 39 có thể bay cách mặt nước biển rất thấp (2 – 3m) và tăng khả năng phân biệt nhiều mục tiêu.

Phiên bản cải tiến sử dụng từ năm 1992 tới nay. Một biến thể khác được đề xuất là cải tiến hệ thống định vị quán tính (INS), máy tính điều khiển hiện đại; thiết bị tiếp nhận GPS; radar dò tìm chủ động cùng khả năng nhận biết mục tiêu tự lựa chọn đường ngắm phù hợp.


Tên lửa đối hạm AM – 39 ra đời không lâu thì đã có trận “thử lửa” đầu tiên.
Ngày 4/10/1982, chiến đấu cơ Super Etendard của không quân Argentina đã phóng AM – 39 đánh trúng khu trục hạm hạng nặng HMS Sheffield Anh làm thiệt mạng 20 thủy thủ và bị thương 24 người. Sau vài giờ, toàn bộ thủy thủ đoàn rời khỏi tàu hư hỏng nặng. Người ta phá hủy nó trước khi rút bỏ, HMS Sheffied tồn tại tới 10/5/1982 thì chìm hẳn.

Năm 1987, máy bay Mirage F1 của không quân Iraq bắn hai quả AM – 39 làm hư hỏng nặng USS Stark (Mỹ).

Tên lửa hạm đối hạm MM – 38

MM – 38 Exocet là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn phóng từ tàu chiến trên biển do Pháp chế tạo. MM – 38 bắt đầu được phát triển năm 1967 và chính thức đi vào phục vụ năm 1975. Hiện, loại tên lửa này trang bị trên một số khu trục hạm của hải quân Pháp.


Tên lửa MM – 38 có chiều dài 5,21m, đường kính 0,35m và tổng trọng lượng 725kg. Tên lửa có tầm bắn 40km, mang đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165kg. Tên lửa dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính (INS) và radar chủ động.


Khoảng 1.260 tên lửa MM – 38 được sản xuất và xuất khẩu tới hàng chục quốc gia. Sau này, quân đội Pháp cải tiến MM – 38 thành phiên bản tên lửa chống tàu đặt trên đất liền mang tên BC – 38.

Tên lửa hạm đối hạm MM – 40


Tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu chiến MM – 40 được quân đội Pháp phát triển từ năm 1976, đưa vào sử dụng năm 1981.

MM – 40 dài 5,6m, đường kính thân 0,35m và tổng trọng lượng 870kg. Tên lửa mang đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165kg, tầm bắn khoảng 70km.
Năm 1990, tương tự AM – 39 thì MM – 40 cũng trải qua đợt nâng cấp với khả năng bay thấp cách mặt nước 2 – 3m, phân biệt nhiều mục tiêu.


Gần đây, nhà sản xuất đã thiết kế thành công biến thể cải tiến của MM – 40. Qua đó, phiên bản mới MM – 40 Block 3 trang bị động cơ tuốc bin phản lực, mở rộng tầm bắn lên 180km. Cấu trúc thân Block 3 giảm diện tích phản xạ radar và tín hiệu hồng ngoại nâng cao khả năng tàng hình trước radar đối phương.

Hệ thống dẫn đường tên lửa được kết hợp giữa định vị quán tính (INS) và định vị toàn cầu (GPS) cùng radar dò tìm chủ động. Trong giai đoạn hành trình cuối, tên lửa hoàn toàn có thể “lẩn trốn” để tránh hệ thống phòng không đối phương.


Đặc biệt, đối với phiên bản MM – 40 Block 3 ngoài vai trò chống hạm, tên lửa còn đảm nhiệm tấn công mục tiêu trên đất liền.

Năm 2007, MM – 40 Block 3 đưa vào phục vụ và nhiều khả năng quân đội Pháp sẽ tiến hành nâng cấp các phiên bản MM – 40 đời đầu lên tiêu chuẩn Block 3.

Tên lửa đối hạm phóng từ tàu ngầm SM – 39

Tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn phóng từ tàu ngầm SM – 39 phát triển từ phiên bản phóng từ trên không AM – 39. SM – 39 chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1985 tới ngày nay.


SM – 39 dài 4,69m, đường kính thân 0,35m, tổng trọng lượng 655kg. Tên lửa mang đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165kg. Tên lửa SM – 39 được đặt trong “container” bảo quản cùng động cơ và thiết bị dẫn đường.

Toàn bộ mô đun, có tên là VSM (Vehicule Sous – Marin) sẽ bắn đi từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm tiêu chuẩn. Trọng lượng tên lửa và VSM khoảng 1.345kg. Ngay khi môđun rời mặt nước, tên lửa SM – 39 tách khỏi vỏ bảo quản trên độ cao 30m.

Tên lửa SM – 39 trang bị cho các tàu ngầm của hải quân Pháp và cũng xuất khẩu tới một số nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Bài viết rất hay.
Giá như tất cả những thứ này là của VN thì sao phải sợ thằng nào phải không các cụ........................
Mua được hết thì quá mạnh, nhưng cũng chưa chắc là đối thủ sẽ sợ, vì đây là những loại máu mặt dành cho chiến tranh giới hạn, chứ nếu thật mà có thằng cu nào diệt 1 nhóm TSB thì Mỹ sẽ trả đũa = Nuke :)), Nga Tàu Âu cũng vậy, vd như loại DF-21D là bá đạo nhất trong đây, nếu Mỹ cứ phát triển laze đánh chặn với tiến độ chậm như rùa hiện nay, thì nó có thể sẽ là "sát thủ" TSB thiệt (có vẻ ko tin vào Sm2/3 lắm nhĩ !), nhưng Mỹ tuyên bố rồi, đánh TSB thì ok, nhưng nó trả đòn là gấp đôi :)) DF-21D để hù mấy nước nhỏ thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Còn loại gì ngon ngon mà chưa liệt kê ko cả nhà nhĩ !
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác chưa kể đến mấy loại mà hàng tầu nhái lại ECOXET vấy HARPOON đó
xét về thông số kỹ thuật đưa ra thì nó toàn trội hơn nguyên bản :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
bác chưa kể đến mấy loại mà hàng tầu nhái lại ECOXET vấy HARPOON đó
xét về thông số kỹ thuật đưa ra thì nó toàn trội hơn nguyên bản :D
Em thấy thông số Hapoon mấy loại bờ lóc mới ngon đấy chứ .. ăn đứt chú nhái chính của nó là Uran của a Ngố ...
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Cái này ko biết là thằng lều báo chém, hay thiệt :D

Báo Nga: Trung Quốc cải tiến tên lửa KH-31P dựa trên vũ khí của Nga

(GDVN) - Trên cơ sở nhập công nghệ sản xuất tên lửa chống bức xạ KH-31P của Nga, Trung Quốc đã tự sản xuất ra tên lửa YJ-91 cả chống bức xạ và chống hạm.



Báo Nga cho rằng, vào thập niên 1990 Nga xuất khẩu tên lửa chống bức xạ KH-31P cho Trung Quốc. Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu sản xuất loại tên lửa này và đặt tên là YJ-91. Theo Đài tiếng nói tiếng Nga, tên lửa chống bức xạ kiểu mới KH-31P do Công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga nghiên cứu chế tạo bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt, tính năng của nó rõ ràng được nâng lên, tăng tầm phóng, chuyển sang sử dụng đầu đạn tự dẫn thông dụng.
Cashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, sản xuất hàng loạt loại vũ khí này có thể sẽ tạo ra quá nhiều cơ hội cho Trung-Nga hợp tác trong lĩnh vực vũ khí hàng không chính xác cao.
Obnosov, Tổng Giám đốc Công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga cho rằng, khác với KH-31P, tên lửa chống bức xạ KH-31PD kiểu mới có tầm phóng xa hơn.

Điều quan trọng hơn là, để tấn công có hiệu quả các loại radar, trước đây các kiểu loại tên lửa chống bức xạ KH-31 cần 3 loại đầu tự dẫn khác nhau.

Hiện nay, KH-31PD trang bị một đầu tự dẫn thông dụng kiểu mới, không cần thông qua bất cứ sự thay đổi và điều chỉnh đặc biệt nào cũng có thể tấn công tất cả các loại mục tiêu radar.
Báo Nga cho rằng, tên lửa chống bức xạ là vũ khí hàng không hiện đại quan trọng cần thiết của máy bay chiến đấu để tấn công radar của đối phương.

Không có loại tên lửa này, Không quân sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không của đối phương, đương nhiên khó hoàn thành thuận lợi nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất của đối phương.

Mô hình tên lửa chống bức xạ KH-31P của Nga.

Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao KH-31P trang bị cho máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga Trong cuộc chiến tranh với Gruzia (Georgia) năm 2008, Không quân Nga đã sử dụng thành công loại tên lửa này, vào ngày thứ hai sau khi nổ ra xung đột, tức ngày 9/8/2008, máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 kiểu mới nhất của Nga sử dụng tên lửa KH-31 tiến hành tấn công và phá hủy các trạm radar quan trọng của Quân đội Gruzia ở khu vực Gori, từ đó phá vỡ triệt để sự vận hành bình thường của hệ thống phòng không Quân đội Gruzia, đã thúc đẩy sự thành công tiếp theo trong tác chiến tiến công của quân Nga.
Ngay từ cuối thập niên 1980, tên lửa KH-31 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt, nó là loại tên lửa hàng không đầu tiên trang bị động cơ phản lực xung áp (ramjet), có thể bay thấp gấp 2 lần vận tốc âm thanh trở lên, hầu như sẽ không bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn có hiệu quả.

Còn tên lửa KH-31P phiên bản cải tiến của nó có tầm phóng vượt 110 km, ngoài sử dụng để phá hủy radar trên mặt đất, còn có thể tấn công tàu chiến của đối phương có trang bị trạm radar.
Báo Nga cho rằng, vào thập niên 1990, Nga xuất khẩu cho Trung Quốc tên lửa chống bức xạ KH-31P. Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu được phép sản xuất loại tên lửa này, đồng thời đặt tên là YJ-91 (Ưng Kích-91). Trước đó, Trung Quốc cũng từng có ý định tự nghiên cứu chế tạo tên lửa chống bức xạ nội địa, kết quả không thể thành công.

Máy bay chiến đấu JH-7 Phi Báo phóng tên lửa YJ-91 Tên lửa chống bức xạ kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc, Trung Quốc còn từng nghiên cứu chế tạo riêng và cải tạo máy bay tác chiến đặc biệt, chẳng hạn máy bay tiêm kích kiểu tấn công J-8IIG.
Nhiều loại máy bay khác của Không quân và lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc cũng có thể sử dụng loại tên lửa này. Trung Quốc sau này còn dựa vào sức mạnh của mình, không ngừng nghiên cứu hoàn thiện tính năng của tên lửa YJ-91, trong đó có tăng tầm phóng.
Theo giới thiệu của một số sách báo công khai, tầm phóng của tên lửa kiểu mới Trung Quốc vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt, rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.

Ngoài ra, do Nga chưa từng xuất khẩu tên lửa KH-31A phiên bản chống hạm cho Trung Quốc, Trung Quốc còn tự lực cánh sinh, đã tự chủ nghiên cứu chế tạo sản phẩm phiên bản chống hạm của tên lửa YJ-91.



Tên lửa chống hạm KH-31A của Nga, trang bị cho máy bay

PS: Nếu thiệt thì thằng khựa giỏi quá rồi :))

bác chưa kể đến mấy loại mà hàng tầu nhái lại ECOXET vấy HARPOON đó
xét về thông số kỹ thuật đưa ra thì nó toàn trội hơn nguyên bản :D
Bác Chã Nhỏ linh thiệt :D
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tin thêm về Su-34 năm đó (2008) :)

Điều đáng thú vị là: tuy chưa được biên chế chính thức vào quân đội nhưng Su-34 đã tham gia cuộc chiến của Nga với Gruzia (Georgia) ở Nam Ossetia vào năm 2008. Trong cuộc chiến này, Su-34 đã triệt hạ hệ thống các tên lửa đất đối không và tiêu diệt trạm radar 36D6-M của Gruzia. Như vậy, việc "thử nghiệm" Su-34 trong điều kiện chiến tranh thật đã mang lại thành công.

http://www.georgiatoday.ge/article_details.php?id=9274
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

Camry1984

Xe máy
Biển số
OF-112391
Ngày cấp bằng
11/9/11
Số km
95
Động cơ
389,825 Mã lực
e thích hàng trong Contener, nhập loại này mình vừa có thể chở trên biển, vừa có thế kéo trên đất liền, khỏi phải sắm chiến hạm, đỡ tốn tiền mà lại dễ bị tiêu diệt./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top