Em thỉnh thoảng đánh văn bản, dự thảo quy định của nhà nước đây. Chả biết style là cái gì.
Thỉnh thoảng e "công nghệ cao" một tí bằng cách để tự đánh số khi xuống dòng, xong gửi đi là lập tức bị mắng: Lần sau không được để tự động thế, người ta khó...xem & sửa. Giờ đang dùng word 2010, nhưng khi gửi văn bản đi lấy ý kiến là phải chuyển về 2003 không thì lại bị mắng tiếp. Có lần bị mắng tới tấp là không biết đánh máy à... (vì in 2 mặt trang ngang để lề đóng gáy bên trên, nên khi người xem lật kiểu lề đóng gáy bên trái thì chữ ngược).
Bác đánh dạng văn bản nhà nước nào và trình cho ai lại đưa bản mềm?
Quy định phải nộp cả bản mềm chỉ mỗi cho Công báo CP sau khi văn bản được đóng dấu ban hành!
Còn tất cả các bản, kể cả những bản dự thảo gửi đi góp ý, cho đến bản cuối trình qua văn phòng rồi 1 LĐ bộ ký đóng dấu ban hành toàn là bản cứng (in ra giấy). Kể cả các ý kiến đóng góp nếu không phải trực tiếp trong hội thảo thì cũng được in ra giấy để gửi đi (mà kể cả trong hội thảo, nếu ý kiến động đến nội dung quan trọng cũng sẽ được đề nghị bản đóng góp ý kiến chính thức-tức là bản cứng-có dấu đỏ của cơ quan góp ý).
Người ta có thành lập Ban soạn thảo, nhưng toàn sếp to, các ông ấy chỉ đến phát biểu trong các cuộc hội thảo thôi, còn cái tổ biên soạn mới là những người làm chính. Họ đánh máy từ bản đầu tiên, tập hợp ý kiến đóng góp để sửa trong từng bản dự thảo, in lập phiếu trình để ký, đóng dấu ban hành và thường chỉ để trong 1 hay 2 cái PC hay láp tóp thôi. Khi soạn thảo thì chỉ trừ bản nháp đầu sẽ chỉ do 1 (hay 2 người cùng nhau) "chắp bút", còn lại là cả tổ ngồi xem chiếu lên mà sửa từng chữ, từng câu... Kết quả của các NĐ hay TT là của tập thể, chứ chẳng phải của 1 cá nhân nào (tất nhiên sẽ có những nội dung được chỉ đạo định hướng từ LĐ cấp cao hơn). Mọi người viết vui "lỗi của thư ký-đánh máy", chứ ấy ông COCC đi làm chưa lâu bị giao cho 1 cái TT có soạn vào mắt!
Có bác trên kia viết người Việt ưu hình thức, nhưng thực ra ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước tiếng Việt khá tương đồng với ngôn ngữ sử dụng thường ngày. Đọc văn bản pháp quy thì phần lớn mọi người đều hiểu được gần hết. Chứ có những thứ tiếng, ví dụ như tiếng Đức, thì cái ngôn ngữ dùng trong quản lý rất phức tạp, cho nên mấy ông công chứng ở đầu phố làm ăn rất phát đạt vì đại đa số người dân, khi nhận 1 cái tờ giấy của cơ quan công quyền phải ra nhờ ông luật sư ở công chứng giải thích hộ trong tờ giấy ấy họ bị yêu cầu làm cái gì để khỏi sót!