Mời các cụ đọc thêm triết học Kant, qua tác phẩm "Phê phán lý tính thuần tuý", Kant đã phân tích khá chi tiết về các loại tri thức, đại loại:
- Tư duy hậu nghiệm (duy nghiệm): tri thức do các giác quan tiếp xúc với thế giới xung quanh mà thành, dựa vào kinh nghiệm (nóng, lạnh, tròn, méo, sáng, tối,...) mà thành. Đó là tri thức duy nghiệm, tức là giác quan cho ta cảm giác, hình thành kinh nghiệm, và qua đó tổng hợp thành tri thức.
- Tư duy tiên nghiệm (siêu nghiệm): cái này không dựa vào cảm giác mà có, đó là dạng tri thức vượt trên kinh nghiệm, xuất phát dường như từ vô thuỷ: thượng đế, linh hồn, bất tử, biên giới vũ trụ,... đây là những khái niệm siêu nghiệm, không nhờ kinh nghiệm mà có (con người không có được cảm giác hay kinh nghiệm về thượng đế, bất tử,...), nhưng nó là những khái niệm bẩm sinh căn bản, là nguồn gốc mà các tôn giáo phát sinh.
Khoa học nằm trong lĩnh vực duy nghiệm (dĩ nhiên có những thực thể nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm con người như bước sóng hồng ngoại, siêu âm thanh,... nhưng nhờ các công cụ khoa học mà con người vẫn có thể chuyển đổi nó thành những thực thể mà 5 giác quan có thể nhận biết được). Lĩnh vực tiên nghiệm rộng lớn hơn duy nghiệm rất nhiều, tức là những cái con người chưa biết và không bao giờ biết thì lớn hơn rất nhiều những gì con người đã biết và có thể sẽ biết.
Kant gọi thực tại ẩn sâu dưới vẻ trình hiện kia là Vật tự nó. Con người cảm nhận và nhận biết thế giới qua các biểu hiện của Vật tự nó, chứ còn bản thể của Vật tự nó là gì, con người mãi mãi không hiểu nổi, vì nó nằm ngoài thế giới duy nghiệm.
Cái bản chất tối hậu của vũ trụ, có lẽ là duyên , là mối quan hệ, là tương tác,... chứ không có cái gì cụ thể cả. 3 hạt quark cấu tạo nên 1 proton (tạo nên hạt nhân nguyên tử); điều kỳ lạ là, 1 hạt quark nếu đứng riêng rẽ thì không tồn tại, tức là không tồn tại hạt quark dưới dạng đơn lẻ từng hạt, nhưng 3 hạt quark lại tạo thành 1 proton. Chứng tỏ, vạn vật được cấu thành từ mối quan hệ tương tác. Không có vật cụ thể tương tác, mà chỉ có sự tương tác. Tức là từ cái vô hình (tương tác) mà tạo thành cái hữu hình (vật chất).