Cũng lưu ý để các cụ tranh luận tiếp là, đa phần các nền kinh tế mở đang phát triển kiểu như Việt Nam, cơ bản vận hành theo mô hình kinh tế của Keynes. (Nói thì lằng nhằng lắm, nhưng trường phái này nôm na nằm ở việc các Chính phủ sử dụng nghệ thuật đu dây, cân chỉnh chính sách tài khoá (thuế, kích cầu đầu tư công TĂNG || GIẢM) và chính sách tiền tệ (cung tiền, tỷ giá, lãi suất...vv NỚI LỎNG || THẮT CHẶT) áp cho nền kinh tế. Với Việt Nam, nền kinh tế có độ mở 200% thì còn thêm cân nhắc các yếu tố cực kỳ quan trọng nữa là dòng ngoại tệ: vốn FDI || Nhập siêu hay Xuất siêu || Vay nợ hay trả nợ. Nên so sánh với các nền kinh tế khác rất khó, do không có trường hợp tương đồng để so sánh.)
Theo mô hình này, có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng sản lượng, đồng nghĩa với việc trong ngắn hạn, muốn sản lượng tăng cao thì phải chấp nhận lạm phát tăng (lạm phát và tăng trưởng cùng chiều). Tuy nhiên, đến một lúc nào đó (phát triển hết gia tốc rồi), trong dài hạn, thì lạm phát và tăng trưởng sẽ có mối quan hệ ngược chiều; khi đó, lạm phát vẫn có xu hướng tăng nhưng sản lượng tăng không đáng kể hoặc thậm chí là có xu hướng giảm. Lúc này, để lạm phát giảm, nền kinh tế phải chấp nhận có một khoảng thời gian sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (giảm tiêu dùng hoặc ép giảm tiêu dùng bằng tự giảm năng suất - kiểu như chống khủng hoảng thừa ấy).
Như vậy lạm phát có thể đi cùng tăng trưởng hoặc suy thoái hoặc khủng hoảng. Một số học giả có đặt ra khái niệm lạm phát tích cực và lạm phát tiêu cực là vì thế
Nhưng giảm phát thì chỉ đi cùng suy thoái và khủng hoảng mà thôi. Suy thoái sâu quá, tất dẫn tới bất ổn thậm chị cả chính trị xã hội.
Ai đó mong không có lạm phát, thậm chí giảm phát mà vẫn muốn tốt lên thì chỉ có ở hành tinh khác.