- Biển số
- OF-419713
- Ngày cấp bằng
- 29/4/16
- Số km
- 1,141
- Động cơ
- -138,800 Mã lực
Thế em làm mẹ quả biển giả tham gia giao thông vậy. Lỗi đó có 5 củ, đi yên tâm hơn
Nghị định là chính phủ ban hành không có QH gì ở đây cụ. Giờ chỉ là giám sát và chất vấn là căn cứ ở đâu các anh ban hành mức phạt như vậy. Có căn cứ nào bảo là với mức phạt như vậy thì dân ngoan hơn và ít tắc đường hơn, ngon hơnEm viết thế mà cụ bảo em đồng ý với mức phạt cao à? . Có điều nhà mình thực thi luật gì mà chẳng có đi kèm là toàn dân đồng lòng ủng hộ. Chí ít ra là luật cũng phải qua Quốc hội, mà Quốc hội là ai - là đại diện cho dân mà .
Nói chung xác định mình là dân đen, luật ra thế nào thì tìm cách thích ứng thôi, chứ các anh có định phạt xe máy 100tr lỗi vượt đèn đỏ thì mình cũng có làm được gì đâu.
Sáng nay em đọc báo thấy có tin Đề xuất mức phạt từ 18 đến 20 triệu đồng, đối với người điều khiển ô tô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông hay đi ngược chiều mà thấy tâm tư quá các cụ ah!
Cái lỗi nồng độ cồn thì không thể đổ do vô tình được, phạt nặng em cũng ủng hộ, tuy nhiên cái lỗi không chấp hành đèn tín hiệu thì nó khác, di chuyển ở Hà nội và TPHCM đường thường xuyên tắc nghẽn, xe sát vào nhau, nhiều khi xe tải đằng trước nó chắn không nhìn thấy đèn, đèn bị cây cối nó che, khi đường đông vài chỗ người điền khiển giao thông vẫn vẫy cho đi trước khi đèn đỏ vài chục giây, đèn đóm thỉnh thoảng cũng sự cố từ xanh còn mấy s đã nhảy sang đèn đỏ luôn.. nhiều ví dụ để thấy việc vô tình vi phạm là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu chẳng may vô ý một lần phạt đi tong cả tháng lương của NLĐ thì thì có hợp lý không? Chưa kể nếu bị oan phạt nguội thì đợi được vạ thì túi đã nhẵn mất rồi.
Mức phạt để xuất như trên là quá nặng và bất hợp lý. Vì vượt đèn đỏ có nhiều tình huống khác nhau.thực tế là có sự khác nhau giữa:
- đèn đỏ rồi, ô tô từ xa lao tới vượt, cực kỳ nguy hiểm vì các làn xanh xe đã nhập vào ngã 4 rồi.
- đèn xanh chuyển đỏ, ô tô phòng vù kiểu cố tình ko chậm nhịp,
- đèn xanh chuyển đỏ, ô tô lỡ trớn nhưng sau đó phanh lại ngay, ko gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Hậu quả của 3 loại trên (hoặc nhiều loại nữa) là khác nhau hoàn toàn về thái độ, ý thức và tính nguy hiểm.
Mà thôi chắc để dễ quản lý nên gộp làm 1.
Chứ loại 1 nên bỏ tù, loại 3 thì lỗi vô ý, có phạt nhưng ko thể như loại 1 đc.
Cái này em nghĩ không đúng. Ngân sách phải làm từ trước, như cụ nói thì chả lẽ các anh ang áng biết được 90% số tiền phạt là khoảng bao nhiêu để cắt ngân sách? Đặt ra chỉ tiêu trước như thế thì các anh em ra đứng đường làm việc tâm tư lắmPhân bổ ngân sách cũng tùy nguồn và có tiêu chí. 90% từ tiền phạt thì bên Tài chính lại cắt nguồn chỗ khác đi.
Cái quan trọng nhất là định mức chi và đầu mục chi cho xxx có được tăng lên không? Cái này thì lại không biết được thế nào.
Sao tăng mức phạt lại tăng "thỏa thuận" đc, mức phạt nào cũng sẽ phát sinh việc mặc cả vì ai cũng muốn nộp ít.Việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, mặc dù được kỳ vọng sẽ răn đe người dân, nhưng trên thực tế lại đang tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thay vì tuân thủ luật pháp, nhiều người dân chọn cách "thỏa thuận" với người xử phạt, dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng.
Trước đây, khi mức phạt còn thấp, tỷ lệ người dân chấp hành pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, với mức phạt mới tăng cao, việc "cò kè mặc cả" đã trở thành chuyện thường ngày. Điều này làm xói mòn niềm tin của người dân vào pháp luật và tạo ra hệ luỵ “ nôn tiền mới chuẩn” còn ko nôn tiền là ngu.
Nguy hiểm hơn, việc đặt ra chỉ tiêu thu tiền phạt cho lực lượng chức năng đã tạo ra một áp lực rất lớn, buộc họ phải tìm mọi cách để "đạt chỉ tiêu, chỉ tiêu cững lẫn chỉ tiêu mềm” Điều này dẫn đến tình trạng "lập lờ" trong việc xử lý vi phạm, thậm chí kể cả là "cài bẫy".
Hệ quả của việc này là đạo đức xã hội bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng "mặc cả", "mua chuộc" trở nên phổ biến, khiến những giá trị như trung thực, liêm chính bị xem nhẹ. Một xã hội mà đạo đức bị băng hoại sẽ khó có thể phát triển bền vững.
Việc đặt nặng vấn đề thu tiền phạt từ vi phạm giao thông là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, như Trung Quốc, đã hạn chế tối đa việc này để tránh những hệ lụy tiêu cực. Thay vào đó, họ tập trung vào việc nâng cao ý thức của người dân về luật giao thông và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.
Chúng ta cần rút ra bài học từ những kinh nghiệm của các nước khác và có những điều chỉnh phù hợp. Việc tăng mức phạt không phải là giải pháp lâu dài. Chúng ta cần xây dựng một xã hội mà pháp luật được tôn trọng, nơi mọi người tự giác chấp hành luật giao thông, chứ không phải vì sợ bị phạt."
Ps: Hiện tại chúng ta ko co một cơ quan chức năng độc lập kiểm tra , giám sát việc thực thi xử phạt giao thông đã tuân thủ theo quy định.
Giống như nồng độ cồn thôi, trước phạt nhẹ thì các cụ lái xe vẫn uống ầm ầm, dẫn đến nhiều hậu quả tai nạn do rượu bia. Giờ nghị định 100 phạt nặng, thì việc uống rượu bia xong lái xe giảm đáng kể.Sáng nay em đọc báo thấy có tin Đề xuất mức phạt từ 18 đến 20 triệu đồng, đối với người điều khiển ô tô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông hay đi ngược chiều mà thấy tâm tư quá các cụ ah!
Cái lỗi nồng độ cồn thì không thể đổ do vô tình được, phạt nặng em cũng ủng hộ, tuy nhiên cái lỗi không chấp hành đèn tín hiệu thì nó khác, di chuyển ở Hà nội và TPHCM đường thường xuyên tắc nghẽn, xe sát vào nhau, nhiều khi xe tải đằng trước nó chắn không nhìn thấy đèn, đèn bị cây cối nó che, khi đường đông vài chỗ người điền khiển giao thông vẫn vẫy cho đi trước khi đèn đỏ vài chục giây, đèn đóm thỉnh thoảng cũng sự cố từ xanh còn mấy s đã nhảy sang đèn đỏ luôn.. nhiều ví dụ để thấy việc vô tình vi phạm là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu chẳng may vô ý một lần phạt đi tong cả tháng lương của NLĐ thì thì có hợp lý không? Chưa kể nếu bị oan phạt nguội thì đợi được vạ thì túi đã nhẵn mất rồi.
Cái này thì đúng là em không để ý và không biết thật.Nghị định là chính phủ ban hành không có QH gì ở đây cụ. Giờ chỉ là giám sát và chất vấn là căn cứ ở đâu các anh ban hành mức phạt như vậy. Có căn cứ nào bảo là với mức phạt như vậy thì dân ngoan hơn và ít tắc đường hơn, ngon hơn
Vấn đề là liệu có ai dám chất vấn các anh ấy đây, đó mới là vấn đề và là nỗi đau của chúng ta cụ ạNghị định là chính phủ ban hành không có QH gì ở đây cụ. Giờ chỉ là giám sát và chất vấn là căn cứ ở đâu các anh ban hành mức phạt như vậy. Có căn cứ nào bảo là với mức phạt như vậy thì dân ngoan hơn và ít tắc đường hơn, ngon hơn
Suốt ngày kêu đi học tập .Đợt trước đầu năm tôi có qua bên Trung Quốc và tham gia giao thông có nhận xét thế này.
1/ Di chuyển bằng ô tô trên quốc lộ và cao tốc gần 400km Không có cảnh cảnh sát lập tổ đội, trạm trên đường. không có cảnh cảnh sát 3-4 người đứng ở các ngã 3 ngãy 4 chặt bắt. Thực ra không riêng gì trung quốc ngay cả Thái Lan hay Đài loan cũng không có
2/ Thay vì tập chung vào nâng tiền phạt giao thông, Trung quốc lại tập chung vào các cảnh báo người dân cụ thể:
- Trên dọc đường quốc lộ, cao tốc luôn có biển cảnh báo người dân về bắn tốc độ, phạt nguội khi đi sai luật. Các ngã 3, ngã 4 đâu đâu cũng có cảnh báo là "Ở đây có camera phạt nguội". Các cụ thử hình dung tại tất các ngã 3-4 ở Hà Nội có biển ghi rõ " Ở đây chúng tôi có camera ghi lại các hành vi phạm lỗi và phạt nguội" giống như Thượng Hải thì đảm bảo với các cụ không có ai dám vi phạm giao thông và anh em đứng đường chỉ có móm.
3/ Biển báo, vạch kẻ đường khá rõ ràng mặc dụ hệ thống giao thông công cộng nó phức tạp hơn Hà Nội hay TP HCM nhiều tuy nhiên nó luôn cố gắng thiết kế và lắp đặt các biển chỉ dẫn một cách khoa học, rõ ràng dễ nhận biết với người dân + với phối hợp phần mềm Baidu map giúp người hơn là tạo ra cạm bẫy, không hướng tới lập bẫy hay khó hiểu mà hướng tới dễ hiểu để người dân ko bị vị phạm giao thông.
4/ Hệ thống phần mềm baidu map tuyệt vời, nó giúp lái xe những cảnh báo + chỉ rõ các làn lái xe được đi trên màn hình. Nó tích hợp với các đèn giao thông khi đèn giao thông thực hiện đếm ngược theo thời gian thực và quan trọng nó giúp cho người tham gia giao thông không bị dính bẫy chỉ rõ tất cả các điểm có camera hay máy bắn tốc độ phạt giao thông từ đó người dân bắt buộc phải tuân thủ luật theo thời gian thực.
5/ Cái này quan trọng nhất.... Tại trung quốc luôn tồn tại song hành 2 loại camera đó là camera an ninh và camera giao thông. Số lượng cái này nhiều kinh khủng cảm giác 1m2 có 1 cái. 2 Loại camera này công khai không anh hùng núp và luôn có biển khuyến cáo với người dân khiến việc phạt giao thông không cần cảnh sát đứng đường ( không có cơ hội 50-50 ) mà do camare phạt tự động hết. Nên không phải tranh nhau ra đứng đường để rồi tâm tư
6/ Bên trung quốc họ chú trọng chủ yếu vào việc cảnh báo trên thực địa, giáo dục người dân không chú trọng vào việc thu tiền phạt cao hay tạo ra các định mức phải thu từ tiền phạt ( cái này khiến anh em vất vả và đau đầu nên thông cảm ) vì cảnh sát Trung Quốc không cần số tiền này. Họ tính toán nếu thu cao số tiền phạt trong dân chỉ gây mất nhiều hơn là được cho xã hội . Việc tăng tiền phạt đôi khi đẩy cả xã hội lao đao vào việc chia 2 chia 3 bánh mỳ khi bị phạt khiến băng hoại đạo đức cả 1 dân tộc. Nên bên Trung quốc họ TUYỆT ĐỐI NÓI KHÔNG với loại này.
Vượt đèn đỏ trước đây cũng 5lít thôi cụ à. Bây giờ mức phạt tăng lên thì tỉ lệ chia ko thể tính kiểu đôi, ba, tư được. Các a ấy vẫn nhìn mặt mà thịt thôi, theo em thì 2tr là qua chứ nhiều hơn dân tình oán trách ko ăn nổi đâu, với lại dân ô tô cũng chỉ có 2 củ dắt đít, ko có nhiều hơn mà nộp tiền tươiSao tăng mức phạt lại tăng "thỏa thuận" đc, mức phạt nào cũng sẽ phát sinh việc mặc cả vì ai cũng muốn nộp ít.
Phạt cao sẽ chấp hành tốt hơn, ví dụ vượt đèn đỏ trc đây là 4tr, theo thông lệ cưa đôi là 2tr, giờ lên 18-20 củ, cưa đối vẫn gấp 2 lần giá cũ nên sẽ phải rón rén ngay.
Em thấy các cụ ở đây sợ thế này thì tăng là chuẩn rồi, cũng giống như cồn và mũ bảo hiểm.Ý thức tuân thủ bắt nguồn từ nỗi "sợ", phạt cao thì tài xế sẽ nhẹ chân ga.
Giờ quản nốt đám 2 bánh nữa là đỡ tắc ngay, muốn quản đc đội này phải dựa vào công nghệ, sức người k làm nổi.
Là sao nhỉ, em thấy các chuyên gia phát bểu là bỏ đếm giây là 1 phát kiến vĩ đại nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông mà cụ 🫣Bỏ đèn đếm giây thì em đảm bảo ối cụ trên OF này sẽ gặp tình trạng xe qua 1 nửa vạch thì đèn chuyển đỏ....và dính lỗi vượt đèn đỏ , à quên lỗi "không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu GT".
Vì GT ở HN ta nó đông, nhiều ngã tư nhích từng tý....lúc nhích qua nửa xe thì vướng cmn xe trước, hoặc xe máy tạt đầu không nhích được nữa....thế là dĩnh lỗi ...
Theo e thì bỏ đếm đèn đỏ thì được chứ bỏ đếm đèn xanh thì không ổn, giờ vượt đèn vàng đã phạt rồi mà đang đi đến vạch nó chuyển từ xanh sang vàng thì có mà giời cãi nếu không có đếm giây.Nhất là lại có sáng kiến bỏ đèn đếm giây thì lại càng phải cẩn thận.
".....Câu hỏi của anh cũng chính là ....câu trả lời rồi đấy......" trích từ mồm Dũng "trọc" Hà Đông.Em cũng đồng ý với cụ. Nhưng em đang thắc mắc Cục CS có toàn quyền quyết định các mức phạt này sao ? Mặc kệ người dân cảm thấy như thế nào ? Đại biểu QH có quyền hạn gì về việc thay đổi này không ?