View attachment 8922062
Em nghĩ những người vang em và vang những người ủng hộ thiết lập lại Văn hóa, Văn minh, Ý thức... đều thể hiện mình khôn ngoan như những người lách luật trên.
Thật sự con cháu họ sẽ thắc mắc vì sao bố mẹ/anh chị lại hành xử lạ như thế này khi tự nhiên không thủng lốp, hết xăng mà lại dắt bộ.
Chắc con cháu rất tự hào khi cha mẹ anh chị họ khôn ngoan như trên hình.
Tôi tin là chục năm nữa, những người vượt đèn đỏ, chạy xe lên vỉa hè.... sẽ xấu hổ nhục nhã khi thấy mình "khôn lõi" như trên. Và chắc chắn chục năm nữa sẽ thay đổi quan điểm và nhận thức ý thức như bắt buộc đội mũ bảo hiểm như 20năm trước họ phản đối vì làm xấu/hư tóc, hôi đầu/nóng đầu... để giờ chính họ thay đổi tư duy... mình ra đường không đội mũ bh thì thấy mình như kẻ lạc loài.
PS. Chỉnh sửa thêm.
Có điều tôi phải công nhận là ý thức người tham gia giao thông đã không còn cảm thấy xấu hổ/chê xấu/vướng víu khi lắp gương chiếu hậu, và đều đội mũ bảo hiểm 100%.
Thử hỏi 10,20năm trước ở đây có ai chấp nhận để gương chiếu hậu và chịu đội mũ bảo hiểm... nếu như không phạt nặng nào?
Ai mạnh dạn giơ tay phủ nhận nào?
Bác ạ.
Cuộc sống đơn giản là trao đổi hoặc va chạm về lợi ích (lợi ích tinh thần hoặc vật chất). Trong phạm vi thớt này lợi ích cụ thể là vật chất.
Những người tham gia giao thông là sự tranh giành lợi ích để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí... Ai cũng muốn chiếm phần tiện nghi, tối ưu hóa lợi ích của mình. Vì vậy pháp luật ra đời để phân chia lợi ích cho những người tham gia, điều chỉnh hành vi giao thông sao cho lợi ích các bên hài hòa, chấp nhận được.
Nhưng nếu chế tài phạt vượt quá khả năng chịu đựng của đại đa số thì nó tạo nên ngọn lửa âm ỉ chỉ chờ dịp bùng phát bởi vì lợi ích xung đột quá lớn. Một cách cảm tính, em tin rằng dưới 1% dân số nước ta có những người có thể một cách nhẹ nhàng thản nhiên nói:"anh vượt đèn đỏ, anh sai anh chịu, chú cứ lập biên bản cho anh". Trên 80% những con người trong xã hội này mức phạt 5 triệu hay 19 triệu cho hành vi vượt đèn đỏ (vô tình hoặc hữu ý) vượt quá năng lực tài chính của họ.
Bác ạ.
Những điều trên không đồng nghĩa với việc ủng hộ hay bào chữa cho hành vi vi phạm nhưng mức phạt cần cân đối sao cho những lợi ích hay va chạm có thể chấp nhận được.
Câu chuyện mũ bảo hiểm được bác đưa rất thú vị nhưng nó có phần chưa chính xác. Mức phạt 150k thời điểm đấy không phải là cao nhưng mọi người gần như đều tuân thủ bởi vì nó được làm chặt, làm nghiêm chứ không phải chế tài phạt bằng cả tháng lương trung bình của người lao động. Bác có đồng ý với em về điều này?
Bác ạ.
Bác có thể cảm thấy xã hội "trở nên văn minh" khi mọi người đều dừng đèn đỏ trước vạch ngã tư. Nhưng với hạ tầng hiện tại, nếu không có một khoảng trống lợi ích nào đó có thể chấp nhận được cho 80% dân số đang sử dụng xe máy về mặt lợi ích khi tham gia giao thông họ sẽ xen kẹt với ô tô ở những nút giao thông, và ngược lại, ô tô cũng sẽ chiếm nốt phần tiện nghi còn lại của lề bên tay phải. Tin em đi, không cần giờ cao điểm, bác hoặc ai đó có thể sẽ phải mất ba (03) nhịp đỏ để qua một nút giao thông, điều mà bình thường bác chỉ cần mất một (01) hoặc cùng lắm là hai (02) nhịp.
Bác ạ.
Những thống kê cho em biết, không có "thế giới văn minh" nào có mức phạt cao quá so với tỷ lệ thu nhập của người dân. Thay vào đó, họ làm chặt, làm nghiêm và ít có những "trao đổi lợi ích cá nhân" trong vi phạm. Bác có phản đối gì câu chuyện này không?
Còn chuyện, tai nạn rủi ro giao thông, cứ làm chặt làm nghiêm không có thỏa thuận cá nhân nào khác khi vi phạm, mức phạt của nghị định 100 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nó đặt ra.
Pháp trị dân của Thương ưởng chỉ hợp trong thời loạn, áp dụng lúc bình thời có vẻ sẽ mang lại nhiều bất cập.
Chúc bác mạnh khỏe và lái xe an toàn.