Nói chung là với các đề Toán, mấy câu cuối 5,6 trở đi, nếu ko phải để thi chuyên và giành điểm 10 thì bỏ đi cho rộng não. Vì nó là dạng nâng cao, chẳng có cái quy tắc nào cả. Muốn làm được thì phải biết nó trước, tức là phải luyện và nhét vào đầu rất nhiều dạng trước khi bị ra đề. Mà điểm thì có tẹo. Chả bõ nhét.
Cô giáo bảo dễ vì cô đã mấy chục năm học và dạy. Cho cô dạng bài mới thì cô cũng phải lên đây hỏi hoặc hỏi GG thôi.
Biết trước? Nhét vào đầu rất nhiều dạng? Em thật các cụ muốn con học tốt thì trước hết kiếm tiền mà để cho con học thầy cô giỏi trước. Ngày xưa em luôn học ít hơn các bạn, trí nhớ kém hơn các bạn mà vẫn đội tuyển HSG. Thật lời giải, đáp số ko có nhiều ý nghĩa, cái quan trọng là cách nghĩ, cách phân tích như thế nào. Toán HSG có thể ko theo quy tắc nào cả, nhưng có nguyên tắc chung của nó.
Ví dụ bài số 5, nó là bài toán cực hạn. Các loại cực hạn, bất đẳng thức về bản chất là sự đánh giá. Muốn đánh giá đúng thì đầu tiên phải có sự mường tượng về cái mình cần đánh giá cái đã. Ko cần chính xác, chỉ cần có cái nhìn tổng quan 1 cách định tính. Và 1 trong những cách tiếp cận để làm cái việc đấy là thử tăng giảm giữ nguyên các giá của biểu thức xem biểu thức thay đổi tương ứng thế nào. Từ đó mới lựa chọn công cụ, kỹ thuật để giải quyết. Các loại bài toán thi HSG từ cấp 1 đến cấp 3 về đánh giá thì hơn 90% là theo nguyên tắc chung đấy hết.
Các dạng như bài số 6 cũng thế. Nếu mà phân tích, thì nó dựa trên quan hệ vô tỷ + hữu tỷ = vô tỷ, hữu tỷ + hữu tỷ = hữu tỷ. Giờ nó cho 6 số, bắt chứng minh 1 quan hệ hiển nhiên. Điều đầu tiên cần làm là làm sao nhìn rõ 1 cách tổng quát quan hệ giữa chúng đã. Và sơ đồ, tô màu là những công cụ rất tự nhiên để giúp chúng ta làm việc đấy. Sau đấy mới là phân tích cụ thể.
Với những ai tiếp thu được cách tư duy này thì em thật nó giúp ích cả đời chứ ko phải chỉ toán. Nguyên tắc đơn giản là thay vì lao vào đứng sát gần tháp Ép Phen chẳng hạn ngay để rồi chỉ quan sát và biết mỗi cái chân của nó thì nên đứng ra xa trước để quan sát và mường tượng nó 1 cách tổng thể. Ko xông vào bất kỳ cái gì ngay mà phải dành thời gian cho việc hình dung ra toàn bộ tổng thể 1 cách trực quan. Đây là những cái em được học từ lớp 6. Thực sự từ tiểu học cho đến các thể loại nguyên lý thiết kế cả tỉ môn học sau này nó chỉ mỗi thế thôi, chẳng qua được cung cấp thêm công cụ. Các cháu nghĩ đến tô màu thì em dùng Visio, mục tiêu cũng chỉ là để giúp mường tượng bức tranh tổng thể để phát hiện ra những quan hệ ràng buộc của các bộ phận mà thường khó phát hiện để có giải pháp tốt nhất. Đứng ở góc độ đấy thì thiết kế phần mềm hay mấy bài toán lớp 7 vừa rồi là y hệt
Còn đối với những người ko tiếp thu được, vậy đúng toán học chỉ là sự nhồi nhét, ko cần mất thời gian làm gì. Vì bản chất kiểu học đấy là học vẹt, chạy theo công cụ. Nói chung như thế vẫn giải quyết được vấn đề ở mức thô sơ. Nhưng muốn đi lên, thì vẫn phải là thấu hiểu nguyên lý, lựa chọn công cụ mới được. Ko có công cụ, có thể tự tạo công cụ.