Cái này là theo quan điểm của từng nước thôi cụ ạ.
Hầu hết các nước trên thế giới áp dụng bán hàng miễn thuế cho chiều đi Quốc tế (thường chỉ áp dụng cho Đường hàng không, Đường biển, hiếm khi hoặc gần như không có chuyện áp dụng cho Đường sắt và Đường bộ). Quan điểm của các nước về đánh thuế đối với hàng hóa là: đã là hàng được tiêu thụ trong lãnh thổ quốc gia mình, thì sẽ phải chịu thuế. Muốn được áp dụng chính sách miễn thuế (thường là miễn thuế NK, thuế VAT/GST, một số ít nước miễn luôn cả thuế Tiêu thụ đặc biệt), thì hàng hóa mua xong, phải được tiêu thụ trên máy bay (vì hàng DFS sân bay là phổ biến nhất, nên em tạm coi như nói đến miễn thuế, là nói đến miễn thuế cho khách đi máy bay), hoặc phải được tiêu thụ ngoài lãnh thổ nước miễn thuế. Do vậy, nhiều Sân bay, các shop bán hàng sẽ bán cho các cụ không giới hạn số lượng (nếu các cụ muốn), còn việc các cụ có được tiếp tục miễn thuế tại Nước đến cho tất cả số hàng hóa đã mua đó hay không lại là việc khác. Tất nhiên, thông thường, những người bán hàng có trách nhiệm sẽ hỏi các cụ rằng "Anh sẽ bay đến nước nào ạ?", và sau khi biết, họ sẽ tra cứu thông tin và tư vấn cho các cụ là nên chỉ mua tối đa bao nhiêu (cho mỗi loại hàng hóa được phép mua miễn thuế).
Vì chính sách thuế tương đối rõ ràng như vậy, nên tại nhiều nước có tồn tại hệ thống bán hàng miễn thuế nội địa (tại các Thành phố, thậm chí có thể là ở xa Sân bay), họ sẽ chỉ bán hàng cho người sắp xuất cảnh, và hàng hóa, mặc dù các cụ đã thanh toán xong, nhưng cụ sẽ không được nhận ngay, mà họ sẽ gửi ra Sân bay cho các cụ.
Tuy nhiên, tại khá nhiều nước, và cũng từ khá lâu, họ áp dụng song hành hai chế độ bán hàng miễn thuế: cả chiều đi và chiều đến. Họ đưa ra quan điểm bảo vệ cho việc bán hàng chiều đến như sau: (1) Thứ nhất: Đằng nào thì Người đến (cả Công dân trở về nước và Người nước ngoài đến nước mình) cũng chỉ được mua hàng miễn thuế với số lượng tối đa bằng với mức trần theo quy định của nước mình (Nước đến). Nếu họ mua tại SB Nước đi rồi, thì thôi. Nếu họ chưa mua, thì cho họ mua theo mức giới hạn đó; (2) Thứ hai: Rốt cục, gần như kiểu gì thì kiểu, cũng sẽ có 1 lượng hàng miễn thuế theo Người đến tuồn vào lãnh thổ nước mình để tiêu thụ miễn thuế trên lãnh thổ nước mình (vì hầu như chả bao giờ có ai mở ra tiêu dùng lượng hàng miến thuế họ đã mua ở Sân bay Nước đi cả). Nếu khóa chiều đến, thì họ sẽ mua toàn bộ hàng hóa đó ở Sân bay nước đi --> nước kia bán được nhiều hàng, còn nước mình thì không; (3) Xét về mức độ thuận tiện, thì bán DFS Chiều đến sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn. Thời đại công nghiệp, ít ai có nhiều thời gian để ra Sân bay quá sớm và lang thang lựa chọn hàng DFS trước khi bay. Đa số căn chuẩn giờ, rồi ra đến nơi, nếu còn chút thời gian thì vội vàng mua vài thứ, chứ ít khi có đủ thời gian để chọn. Ngược lại, khi đã đến Sân bay nước đến rồi, lấy hành lý xong đâu đấy rồi, thì lượn lờ kể cả tới 1 tiếng nữa tại các DFS cũng chẳng sao. Shopping DFS tại Nước đến sẽ thảnh thơi và hấp dẫn hơn; (4) Xét về góc độ an toàn, an ninh: Bán DFS tại Nước đến sẽ giúp cho các chuyến bay an toàn hơn. Hàng DFS, có một lượng đa số hàng hóa được mua là rượu và nước hoa, toàn những thứ dễ vỡ và nặng. Nếu khách hàng biết được rằng họ sẽ được mua hàng DFS tại Sân bay Nước đến, thì xu hướng là họ sẽ không mua hàng tại Sân bay nước đi vì sẽ phải lích kích vác lên máy bay, lích kích nhét vao ngăn chứa đồ trên đầu, llicsk kích xách theo khi di chuyển; (5) Với một số chuyến bay dài buộc phải transit tại vài điểm trung chuyển, mua hàng DFS chiều đi sẽ là một cực hình, và đôi khi hỏng việc do 1 số Sân bay trên thế giới không chấp nhận cho hành khách được vác rượu theo người và mang lên cabin (gói kỹ và để trong hành lý gửi thì ok).
Canada là nước đầu tiên đề xuất việc chỉ nên bán hàng DFS cho khách tại nước đến, không bán hàng tại Chiều đi, nhưng chưa nhận được nhiều sự ủng hộ.