[Chi hội] Các cụ nhà mình có cụ nào sưu tập rượu ngoại không ạ?

Trạng thái
Thớt đang đóng

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Nhà cụ này ko có nổi cái tủ rượu mà để cho đàng hoàng nhỉ, vứt hết dưới đất thế kia.
Khả năng uống dữ quá nên chả cần tủ vì có bày bao giờ đâu. Có chai nào vào bụng chai đó roài
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Cháu mới nhờ bạn xách hộ chai này. Cụ clay và anh em cho cháu xin đôi lời nhận xét ạ
Chai này thì ở VN ít gặp, nhưng để xách về đến HN thì cũng không quá khó đâu cụ Sky. Nửa cuối năm 2012, em có đi qua Sân bay Sing và Sân bay Malay, thấy cả hai nơi này đều có bán chai của cụ. Vì thế, chai này, cụ nên mở ra để thẩm (nếu không muốn mời anh em BSC, thì thẩm một mình cũng được :D :P ), chứ không cần phải sưu tầm và cất giữ lâu em nó làm gì.

Em biết chắc chắn là tại HN đang có ít nhất 02 chai, mỗi chai đang còn khoảng... 1 phần 2 ;) Một chai đang đứng/nằm ở phía Tây HN, chai còn lại thì ở phía Bắc :D

Hương vị hấp dẫn, khá giống với Nectar D'Or của Glenmorangie, nhưng hậu vị sâu hơn, kéo dài hơn. Nó gần như nằm giữa Nectar D'Or và Maccallan 15yo Fine Oak thì đúng hơn. Nói chung là em thích dòng này. Và theo em, đây cũng có thể được xếp vào nhóm những chai có thể thẩm được vào mùa hè nóng bức.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Đây là vụ Tasting cuối tuần trước tại nhà một cụ thuộc BSC mà mỗ em tham gia.
Mấy chai này lần nào hai ông ngồi với nhau cũng đem ra uống, uống mãi vấn không hết, chắc mỗi lần chỉ được khoảng vài ba giọt mỗi loại, chứ Tasting cái nỗi gì :D

Kiểu này, chai nào chai nấy, không khí nó lọt vào thế kia, lại là không khí biển, gió biển (loại gió mang đặc trưng phong vị Đồ Sơn, vừa mặn mặn, vừa chua chua, vừa phảng phất mùi xà bông thơm hương nhài, vừa thấp thoáng mùi ẩm mốc của chăn gối lâu lâu chưa giặt) nó pha lẫn vào, nên hương vị gốc của rượu còn lại là bao nhiêu đâu. Em đồ rằng chai HP 18 kia giờ hương vị thua xa chai HP 12 của em, còn chai Clynelish 14yo thì giờ chắc ngang với chai Clynelish tầm già 3 tuổi. :P
 

phamhavn

Xe tải
Biển số
OF-950
Ngày cấp bằng
27/7/06
Số km
408
Động cơ
580,250 Mã lực
Mấy chai này lần nào hai ông ngồi với nhau cũng đem ra uống, uống mãi vấn không hết, chắc mỗi lần chỉ được khoảng vài ba giọt mỗi loại, chứ Tasting cái nỗi gì :D

Kiểu này, chai nào chai nấy, không khí nó lọt vào thế kia, lại là không khí biển, gió biển (loại gió mang đặc trưng phong vị Đồ Sơn, vừa mặn mặn, vừa chua chua, vừa phảng phất mùi xà bông thơm hương nhài, vừa thấp thoáng mùi ẩm mốc của chăn gối lâu lâu chưa giặt) nó pha lẫn vào, nên hương vị gốc của rượu còn lại là bao nhiêu đâu. Em đồ rằng chai HP 18 kia giờ hương vị thua xa chai HP 12 của em, còn chai Clynelish 14yo thì giờ chắc ngang với chai Clynelish tầm già 3 tuổi. :P
Há há cụ nói chuẩn, em phải mở nút dùng quạt hướng vào mấy chai đó cho nó nhẹ bớt đi uống cho nhanh hết cụ ạ.
Tâm trạng ko vui đây mà hà hà
 
Chỉnh sửa cuối:

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
783
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Mấy chai này lần nào hai ông ngồi với nhau cũng đem ra uống, uống mãi vấn không hết, chắc mỗi lần chỉ được khoảng vài ba giọt mỗi loại, chứ Tasting cái nỗi gì :D

Kiểu này, chai nào chai nấy, không khí nó lọt vào thế kia, lại là không khí biển, gió biển (loại gió mang đặc trưng phong vị Đồ Sơn, vừa mặn mặn, vừa chua chua, vừa phảng phất mùi xà bông thơm hương nhài, vừa thấp thoáng mùi ẩm mốc của chăn gối lâu lâu chưa giặt) nó pha lẫn vào, nên hương vị gốc của rượu còn lại là bao nhiêu đâu. Em đồ rằng chai HP 18 kia giờ hương vị thua xa chai HP 12 của em, còn chai Clynelish 14yo thì giờ chắc ngang với chai Clynelish tầm già 3 tuổi. :P
Haha nghe giọng này thấy ngay lão này lại dìm hàng kiêủ trâu buộc ghét trâu uống đây mà. Vì uống vài lần nên mỗ ko có đánh giá j về mấy chai kia chỉ soi kĩ lagavulin 12 thôi, nhưng đảm bảo vẫn ngon lành cành đào do mới mở chưa đến hai tháng nên chưa đến mức bị oxy hóa toàn tập đâu ạ, AE quí thì mới lôi ra uống bình thường chả mấy khi sờ đến vì rượu ngon fải có bạn hiền chứ, , riêng Hlp18 dở kia vẫn ăn đứt Hlp 12 mà mỗ em cũng mới mở ở nhà.
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Chai này thì ở VN ít gặp, nhưng để xách về đến HN thì cũng không quá khó đâu cụ Sky. Nửa cuối năm 2012, em có đi qua Sân bay Sing và Sân bay Malay, thấy cả hai nơi này đều có bán chai của cụ. Vì thế, chai này, cụ nên mở ra để thẩm (nếu không muốn mời anh em BSC, thì thẩm một mình cũng được :D :P ), chứ không cần phải sưu tầm và cất giữ lâu em nó làm gì.

Em biết chắc chắn là tại HN đang có ít nhất 02 chai, mỗi chai đang còn khoảng... 1 phần 2 ;) Một chai đang đứng/nằm ở phía Tây HN, chai còn lại thì ở phía Bắc :D

Hương vị hấp dẫn, khá giống với Nectar D'Or của Glenmorangie, nhưng hậu vị sâu hơn, kéo dài hơn. Nó gần như nằm giữa Nectar D'Or và Maccallan 15yo Fine Oak thì đúng hơn. Nói chung là em thích dòng này. Và theo em, đây cũng có thể được xếp vào nhóm những chai có thể thẩm được vào mùa hè nóng bức.
Dạ cám ơn cụ chủ tịch. Em nhờ bạn mua ở Lotte DFS tại Inchoen ạ. Lâu em ko đi công tác qua Sing hay Malay nên cũng ko rõ DFS ở đó có những chai nào. Đợt vừa rồi đi Thái thấy SM cũng không nhiều lắm, chủ yếu là những chai phổ biến đâu đâu cũng có, giá cũng không được tốt lắm. Tiện thể cụ CT cho em hỏi luôn 1 số chai CS như Aberlour Abuhnad, Springbank 12 CS, Lagavulin 12 hay Ardbeg Uigeadail thì mua được ở những DFS nào quanh đây ạ? Cụ cho em chút nhận xét về chai Glengoyne 12 CS với ạ. Dạo này em cũng thấy khoái dòng CS quá :)
Nói đến 1 số chai để uống mua hè thì em thấy đó là những chai có hương vị thanh, tươi mát, không hoặc ít khói hoặc là những chai có 1 chút vị biển và thường là những chai được ủ trong thùng ex-bourbon. Những chai này có thể uống freeze cũng rất hay. Hôm vừa rồi em thử uống freeze với 2 chai là chai ÓP2 và chai Balblair 2000 thấy đều khá ổn. Sau khi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 24 tiếng lôi ra uống thấy rượu khá mượt, êm, tươi mát mặc dù hương rượu có phần kém đi đôi chút nhưng đến khi rượu vào đến khoang miệng và cổ họng vẫn thấy có chút hương bốc lên, khá là thú vị.
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
783
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Chai này thì ở VN ít gặp, nhưng để xách về đến HN thì cũng không quá khó đâu cụ Sky. Nửa cuối năm 2012, em có đi qua Sân bay Sing và Sân bay Malay, thấy cả hai nơi này đều có bán chai của cụ. Vì thế, chai này, cụ nên mở ra để thẩm (nếu không muốn mời anh em BSC, thì thẩm một mình cũng được :D :P ), chứ không cần phải sưu tầm và cất giữ lâu em nó làm gì.

Em biết chắc chắn là tại HN đang có ít nhất 02 chai, mỗi chai đang còn khoảng... 1 phần 2 ;) Một chai đang đứng/nằm ở phía Tây HN, chai còn lại thì ở phía Bắc :D

Hương vị hấp dẫn, khá giống với Nectar D'Or của Glenmorangie, nhưng hậu vị sâu hơn, kéo dài hơn. Nó gần như nằm giữa Nectar D'Or và Maccallan 15yo Fine Oak thì đúng hơn. Nói chung là em thích dòng này. Và theo em, đây cũng có thể được xếp vào nhóm những chai có thể thẩm được vào mùa hè nóng bức.
À há chắc 1/2 của 1chai đó ở trong tủ nhà cụ phải không ạ, cụ ủ hàng độc kinh quá, hôm nào cụ rảnh mời cụ đi uống cafe để hóng lấy 5cc được không hả cụ.
 

hoangtaito

Xe hơi
Biển số
OF-82844
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
193
Động cơ
414,226 Mã lực
Em vừa túm đc 1 chai Dewar 18 43% giá 900k, 1 chai gold 18 yo đời cũ 500 k , giá đó có chát ko các cụ, thank nhìu.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Có j đâu cụ, mua nhiều thì kiểu j chả có chai giả.
Vụ DW 18 giả này, theo em, là cực hiếm. Và rất không may là cụ Hà đã dính phải.

Các cụ khác cứ mua đi, không sao đâu ạ. Cụ cứ vào shop tìm mua, loại dán tem của Tấn Khoa ngày xưa cũng được, mà loại dán tem của Bacardi VN cũng ok.

Với Dewar's Range, hãng đã nhập êề VN chai White Label và 12yo mẫu mới, nhưng 18yo và Signature thì lại chỉ bán chai mẫu cũ.

Bữa trước đi nước ngoài, em thấy chai 18yo mẫu mới đẹp quá, nên đã "rước" về 1 chai. Cái hộp cũ đã đẹp (cứng, chắc chắn, làm kỹ từng chi tiết), cái hộp mới lại còn đẹp hơn.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Dạ cám ơn cụ chủ tịch. Em nhờ bạn mua ở Lotte DFS tại Inchoen ạ. Lâu em ko đi công tác qua Sing hay Malay nên cũng ko rõ DFS ở đó có những chai nào. Đợt vừa rồi đi Thái thấy SM cũng không nhiều lắm, chủ yếu là những chai phổ biến đâu đâu cũng có, giá cũng không được tốt lắm. Tiện thể cụ CT cho em hỏi luôn 1 số chai CS như Aberlour Abuhnad, Springbank 12 CS, Lagavulin 12 hay Ardbeg Uigeadail thì mua được ở những DFS nào quanh đây ạ? Cụ cho em chút nhận xét về chai Glengoyne 12 CS với ạ. Dạo này em cũng thấy khoái dòng CS quá :)
Nói đến 1 số chai để uống mua hè thì em thấy đó là những chai có hương vị thanh, tươi mát, không hoặc ít khói hoặc là những chai có 1 chút vị biển và thường là những chai được ủ trong thùng ex-bourbon. Những chai này có thể uống freeze cũng rất hay. Hôm vừa rồi em thử uống freeze với 2 chai là chai ÓP2 và chai Balblair 2000 thấy đều khá ổn. Sau khi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 24 tiếng lôi ra uống thấy rượu khá mượt, êm, tươi mát mặc dù hương rượu có phần kém đi đôi chút nhưng đến khi rượu vào đến khoang miệng và cổ họng vẫn thấy có chút hương bốc lên, khá là thú vị.
Glengoyne 12 CS, thú thực là em chưa được thưởng thức. Dòng Glengoyne này, em đã nếm khá nhiều loại, trong đó có cả 10yo (mẫu cũ + mới), 12yo, 15yo, 17yo, 18yo, 21yo. Ở VN hiện nay, hàng Glengoyne hiện nay đang khá sẵn, bao gồm cả hàng DFS tại VN, hàng "xách tay" từ nước ngoài về (thường là chai 1L), và hàng NK chính thức bởi Thủy Hà.

Em đặc biệt thích chai 21yo, không thích lắm 17yo và 18yo (18yo đặc sắc hơn). Chai 10yo, mặc dù rẻ nhất, nhưng lại rất tuyệt, rất đáng để khám phá.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Đợt vừa rồi đi Thái thấy SM cũng không nhiều lắm, chủ yếu là những chai phổ biến đâu đâu cũng có, giá cũng không được tốt lắm. Tiện thể cụ CT cho em hỏi luôn 1 số chai CS như Aberlour Abuhnad, Springbank 12 CS, Lagavulin 12 hay Ardbeg Uigeadail thì mua được ở những DFS nào quanh đây ạ? Cụ cho
SB Thái đúng là dạo này ít SM, toàn thấy Cognac và JW mà đa phần là các nhãn đã quá quen.

Mấy chai cụ liệt kê ở trên, hiện đang khá sẵn tại SB Sing và KL. Trước đây, em nhờ mấy người đi đường Bangkok, Japan, nhưng tìm mai không thấy Aberlour A'Bunnadh, nhưng sang đến KL và Sing thì lại thấy ngay. Em đã mua được 1 em Batch 45 60.2 % ABV tại Sing. Có điều lạ là Sân bay KL Cửa đến có bán rất nhiều SM với sự đa dạng đáng ngạc nhiên về nhãn hiệu và chủng loại thuộc từng nhãn hiệu tại rất nhiều shop khác nhau, nhưng tại Cửa đi Quốc tê, thì chủng loại SM thấy ít hơn hẳn. Thay vào đó, các dòng cao cấp thuộc mấy nhãn JW, Royal Salute, Ballantine's, Hennessy, Remy Martin... lại được bày rất nhiều và xuất hiện áp đảo.
 

claymore

Xe máy
Biển số
OF-186296
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
89
Động cơ
334,200 Mã lực
Kính thưa các Cụ, cháu xin kính chào các Cụ và tự giới thiệu cháu là thành viên mới, cháu cũng hay vào mục rượu của các Cụ đọc và cháu rất kính nể các Cụ, nhất là Cụ Clayton nên cháu xin phép mạn lấy tên nick là claymore ạ, mong Cụ lượng thứ!
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Glengoyne 12 CS, thú thực là em chưa được thưởng thức. Dòng Glengoyne này, em đã nếm khá nhiều loại, trong đó có cả 10yo (mẫu cũ + mới), 12yo, 15yo, 17yo, 18yo, 21yo. Ở VN hiện nay, hàng Glengoyne hiện nay đang khá sẵn, bao gồm cả hàng DFS tại VN, hàng "xách tay" từ nước ngoài về (thường là chai 1L), và hàng NK chính thức bởi Thủy Hà.

Em đặc biệt thích chai 21yo, không thích lắm 17yo và 18yo (18yo đặc sắc hơn). Chai 10yo, mặc dù rẻ nhất, nhưng lại rất tuyệt, rất đáng để khám phá.
Dòng Glengoyne em hiện có cả chai 10, 17, 21 là những chai đời cũ trước khi Glengoyne rebrand lại vào năm 2012 nên em định vác thêm chai 12 CS về cho nó đủ bộ. Đọc review trên mạng thì thấy chái 12 CS này cũng được đánh giá tàm tạm, mặc dù có thể không bằng những chai CS nổi tiếng khác như Abunnah, 105 hay Uigeadail. Bên cạnh đó chai 12 CS này hiện cũng discontiued và được thay thế bằng chai CS NAS được sản xuất theo từng batch từ năm 2012.

SB Thái đúng là dạo này ít SM, toàn thấy Cognac và JW mà đa phần là các nhãn đã quá quen.

Mấy chai cụ liệt kê ở trên, hiện đang khá sẵn tại SB Sing và KL. Trước đây, em nhờ mấy người đi đường Bangkok, Japan, nhưng tìm mai không thấy Aberlour A'Bunnadh, nhưng sang đến KL và Sing thì lại thấy ngay. Em đã mua được 1 em Batch 45 60.2 % ABV tại Sing. Có điều lạ là Sân bay KL Cửa đến có bán rất nhiều SM với sự đa dạng đáng ngạc nhiên về nhãn hiệu và chủng loại thuộc từng nhãn hiệu tại rất nhiều shop khác nhau, nhưng tại Cửa đi Quốc tê, thì chủng loại SM thấy ít hơn hẳn. Thay vào đó, các dòng cao cấp thuộc mấy nhãn JW, Royal Salute, Ballantine's, Hennessy, Remy Martin... lại được bày rất nhiều và xuất hiện áp đảo.
Tiện thể cụ CT cho em hỏi sự khác nhau (về policy, price...) giữa Duty free on arrival và Duty free on Departure. Departure thì SB QT nào cũng có nhưng on arrival thì đa số lại không có. Cám ơn cụ nhiều
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Tiện thể cụ CT cho em hỏi sự khác nhau (về policy, price...) giữa Duty free on arrival và Duty free on Departure. Departure thì SB QT nào cũng có nhưng on arrival thì đa số lại không có. Cám ơn cụ nhiều
Cái này là theo quan điểm của từng nước thôi cụ ạ.

Hầu hết các nước trên thế giới áp dụng bán hàng miễn thuế cho chiều đi Quốc tế (thường chỉ áp dụng cho Đường hàng không, Đường biển, hiếm khi hoặc gần như không có chuyện áp dụng cho Đường sắt và Đường bộ). Quan điểm của các nước về đánh thuế đối với hàng hóa là: đã là hàng được tiêu thụ trong lãnh thổ quốc gia mình, thì sẽ phải chịu thuế. Muốn được áp dụng chính sách miễn thuế (thường là miễn thuế NK, thuế VAT/GST, một số ít nước miễn luôn cả thuế Tiêu thụ đặc biệt), thì hàng hóa mua xong, phải được tiêu thụ trên máy bay (vì hàng DFS sân bay là phổ biến nhất, nên em tạm coi như nói đến miễn thuế, là nói đến miễn thuế cho khách đi máy bay), hoặc phải được tiêu thụ ngoài lãnh thổ nước miễn thuế. Do vậy, nhiều Sân bay, các shop bán hàng sẽ bán cho các cụ không giới hạn số lượng (nếu các cụ muốn), còn việc các cụ có được tiếp tục miễn thuế tại Nước đến cho tất cả số hàng hóa đã mua đó hay không lại là việc khác. Tất nhiên, thông thường, những người bán hàng có trách nhiệm sẽ hỏi các cụ rằng "Anh sẽ bay đến nước nào ạ?", và sau khi biết, họ sẽ tra cứu thông tin và tư vấn cho các cụ là nên chỉ mua tối đa bao nhiêu (cho mỗi loại hàng hóa được phép mua miễn thuế).

Vì chính sách thuế tương đối rõ ràng như vậy, nên tại nhiều nước có tồn tại hệ thống bán hàng miễn thuế nội địa (tại các Thành phố, thậm chí có thể là ở xa Sân bay), họ sẽ chỉ bán hàng cho người sắp xuất cảnh, và hàng hóa, mặc dù các cụ đã thanh toán xong, nhưng cụ sẽ không được nhận ngay, mà họ sẽ gửi ra Sân bay cho các cụ.

Tuy nhiên, tại khá nhiều nước, và cũng từ khá lâu, họ áp dụng song hành hai chế độ bán hàng miễn thuế: cả chiều đi và chiều đến. Họ đưa ra quan điểm bảo vệ cho việc bán hàng chiều đến như sau: (1) Thứ nhất: Đằng nào thì Người đến (cả Công dân trở về nước và Người nước ngoài đến nước mình) cũng chỉ được mua hàng miễn thuế với số lượng tối đa bằng với mức trần theo quy định của nước mình (Nước đến). Nếu họ mua tại SB Nước đi rồi, thì thôi. Nếu họ chưa mua, thì cho họ mua theo mức giới hạn đó; (2) Thứ hai: Rốt cục, gần như kiểu gì thì kiểu, cũng sẽ có 1 lượng hàng miễn thuế theo Người đến tuồn vào lãnh thổ nước mình để tiêu thụ miễn thuế trên lãnh thổ nước mình (vì hầu như chả bao giờ có ai mở ra tiêu dùng lượng hàng miến thuế họ đã mua ở Sân bay Nước đi cả). Nếu khóa chiều đến, thì họ sẽ mua toàn bộ hàng hóa đó ở Sân bay nước đi --> nước kia bán được nhiều hàng, còn nước mình thì không; (3) Xét về mức độ thuận tiện, thì bán DFS Chiều đến sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn. Thời đại công nghiệp, ít ai có nhiều thời gian để ra Sân bay quá sớm và lang thang lựa chọn hàng DFS trước khi bay. Đa số căn chuẩn giờ, rồi ra đến nơi, nếu còn chút thời gian thì vội vàng mua vài thứ, chứ ít khi có đủ thời gian để chọn. Ngược lại, khi đã đến Sân bay nước đến rồi, lấy hành lý xong đâu đấy rồi, thì lượn lờ kể cả tới 1 tiếng nữa tại các DFS cũng chẳng sao. Shopping DFS tại Nước đến sẽ thảnh thơi và hấp dẫn hơn; (4) Xét về góc độ an toàn, an ninh: Bán DFS tại Nước đến sẽ giúp cho các chuyến bay an toàn hơn. Hàng DFS, có một lượng đa số hàng hóa được mua là rượu và nước hoa, toàn những thứ dễ vỡ và nặng. Nếu khách hàng biết được rằng họ sẽ được mua hàng DFS tại Sân bay Nước đến, thì xu hướng là họ sẽ không mua hàng tại Sân bay nước đi vì sẽ phải lích kích vác lên máy bay, lích kích nhét vao ngăn chứa đồ trên đầu, llicsk kích xách theo khi di chuyển; (5) Với một số chuyến bay dài buộc phải transit tại vài điểm trung chuyển, mua hàng DFS chiều đi sẽ là một cực hình, và đôi khi hỏng việc do 1 số Sân bay trên thế giới không chấp nhận cho hành khách được vác rượu theo người và mang lên cabin (gói kỹ và để trong hành lý gửi thì ok).

Canada là nước đầu tiên đề xuất việc chỉ nên bán hàng DFS cho khách tại nước đến, không bán hàng tại Chiều đi, nhưng chưa nhận được nhiều sự ủng hộ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top