Các cụ nhà mình có cụ nào sưu tập rượu ngoại không ạ?

Trạng thái
Thớt đang đóng

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
Phần angel share thì thùng 30L mất những 5,5 lít sau 7 năm cơ ạhh, vậy với Quarter Cask 125L thì lượng mất cũng kha khá các cụ nhỉ.
Em thấy cụ Tuankts nói là thùng QC 125L, em lại lò mò xem luôn 1 thể thì thấy hình như chưa phải. Xin tóm lược các loại thùng thế này:
Có 10 loại thùng thường sử dụng trong nghề rượu:
1) Thùng Gorda (700L): gốc từ Mỹ. Hiện nay thường chỉ để trộn rượu chứ ko ủ rượu lâu năm.
2) Thùng Madeira drum (650L): Dùng chủ yếu cho làm rượu Madeira và đôi khi ủ giai đoạn cuối một số Whisky.
3) Thùng Port pipe (650L): Dùng ủ Portwine (vang ngọt pha whisky) và ủ giai đoạn cuối 1 số Whisky.
4) Thùng Butt (500L): Chính là loại phổ biến nhất của Sherry Cask.
5) Thùng Puncheon (500L): Gồm 2 loại
Phổ dụng nhất là Machine Puncheon làm từ gỗ sồi Mỹ dùng cho Rum
Sherry Puncheon làm từ gỗ sồi Tây Ban Nha dùng cho Sherry
Cả hai thường dùng để ủ giai đoạn cuối cho Whisky.
6) Thùng Barrique (300L): phổ biến nhất trong công nghiệp sx vang và ủ vang xong thì được dùng để ủ Whisky.
7) Thùng Hogshead (225L): Làm từ gỗ sồi trắng của Mỹ, dùng phổ biến nhất sx Bourbon. Sau đó chuyển sang UK, Scotland để ủ whisky. Là 1 trong những loại phổ biến nhất để ủ whisky.
8) Thùng ASB (200L): American Standard Barrel (thùng tiêu chuẩn Mỹ). Chính là Hogshead nhưng làm tròn về 200L.
9) Thùng Quarter Cask (50L): Là thùng 1/4 của thùng ASB
10) Thùng Blood tub (40L, Em cũng vừa đọc được là có thùng Bloodtub 30L như cụ Clayton đã bình): Dùng trong công nghiệp bia. Và đặc biệt thì dùng trong việc ủ một số dòng whisky đặc biệt. Tiện lợi trong việc chở trên lưng ngựa.

Như vậy, khi đọc trên 1 cái nhãn chai rượu mà có đề Refill Hogshead thì là rượu được ủ trong thùng bourbon của Mỹ về rồi. Còn nếu nhãn chai đề Butt thì là ủ trong thùng Sherry với vị ngọt ngào, êm đượm trái cây ạ.
Đấy là 10 loại thùng em vừa xem lướt lướt. Xin đính chính phần thể tích QC có lẽ nhầm của cụ Tuấn kts. Mong các cụ vào chỉ giáo.
 
Chỉnh sửa cuối:

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
Gui cac cu, co 1 so chai chau muon thanh ly nhu sau : Auchentoshan 18y, HP Leif Eriksson, Longrow 14y Burgundy Wood, Glenfarclas 105, Smokehead extra rare, Connemara Peated SM (Irish whiskey). 3 chai đâu tiên, chau mua o UK, co tem noi dia UK. Cu nao co nhu cau, PM chau.
 

Scot Vô Danh

Đi bộ
Biển số
OF-183514
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
2
Động cơ
334,920 Mã lực
Miếng bánh tại VN
Chúng tôi(những người VN, tôi từng cộng tác) muốn VN có những dòng rượu đạt tiêu chuẩn riêng cũng như phong cách tự hào riêng của các gia đình sản xuất đó để nhập khẩu về VN.Chúng tôi thất bại trước Singapore,và văn hóa thích thưởng thức rượu của người bản địa!Chúng tôi đánh giá sai lầm về chiến thuật của mình.Hiện tại ở VN thì đang là cuộc chiến của rượu nhập khẩu(từ sing) và hàng nhập lậu từ Sing và quốc gia X !cuộc chiến sôi nổi và các nhà phân phối mảng châu á thái bình dương đã ngồi lại với nhau.Nước X bị phát hiện và không được phép bán rượu vào thị trường đông nam Châu á.1 tuần sau đó vào năm Y trên thị trường VN xuất hiện các dòng rượu bị xóa series (hay xóa cốt cả ở trong chai và vỏ thùng).Tôi rất chân trọng các bạn kì công sưu tầm và thưởng thức rượu tại diễn đàn cũng như ở VN.Các hội viên ở nước ngoài họ cũng có diễn đàn để sinh hoạt và trao đổi,và giữa các người chơi, hội viên đó là sự tôn trọng.Như ở Thụy Sĩ 1 người sưu tầm tôi biết họ chân trọng chai rượu(louis XIII) để trang trọng 1 tủ kính và dùng trân trọng 1 năm mới hết.Hiện tại Châu âu thì các nhà sưu tập chuyển sang cả vang đặc biệt là quan tâm đến các dòng vang của Chile,còn giới trẻ thì vẫn là Vodka(đang nổi là vodka Phần Lan) và Cocktail.

Thêm nữa là trước đây các thành viên tại Anh và Châu âu còn chia sẻ cách nấu và ủ riêng của các thành viên có tý ''nghiện" và chia sẻ khi ngặp mặt để thưởng thức và đánh giá(rượu đóng chai và được phủ sáp lên nút chai)! SVD ủng hộ các bác theo phong cách này(tất nhiên không phải số đông và là ý kiến cá nhân)
Tất cả thông tin SVD chỉ mang tính chất chia sẻ.Không nhằm vào cá nhân các thành viên hay bất kì tổ chức nào cả,kính mong cả nhà hoan hỉ!

SVD Kính Ghi
HN 07/03/2013
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Miếng bánh tại VN
Chúng tôi(những người VN, tôi từng cộng tác) muốn VN có những dòng rượu đạt tiêu chuẩn riêng cũng như phong cách tự hào riêng của các gia đình sản xuất đó để nhập khẩu về VN.Chúng tôi thất bại trước Singapore,và văn hóa thích thưởng thức rượu của người bản địa!Chúng tôi đánh giá sai lầm về chiến thuật của mình.Hiện tại ở VN thì đang là cuộc chiến của rượu nhập khẩu(từ sing) và hàng nhập lậu từ Sing và quốc gia X !cuộc chiến sôi nổi và các nhà phân phối mảng châu á thái bình dương đã ngồi lại với nhau.Nước X bị phát hiện và không được phép bán rượu vào thị trường đông nam Châu á.1 tuần sau đó vào năm Y trên thị trường VN xuất hiện các dòng rượu bị xóa series (hay xóa cốt cả ở trong chai và vỏ thùng).Tôi rất chân trọng các bạn kì công sưu tầm và thưởng thức rượu tại diễn đàn cũng như ở VN.Các hội viên ở nước ngoài họ cũng có diễn đàn để sinh hoạt và trao đổi,và giữa các người chơi, hội viên đó là sự tôn trọng.Như ở Thụy Sĩ 1 người sưu tầm tôi biết họ chân trọng chai rượu(louis XIII) để trang trọng 1 tủ kính và dùng trân trọng 1 năm mới hết.Hiện tại Châu âu thì các nhà sưu tập chuyển sang cả vang đặc biệt là quan tâm đến các dòng vang của Chile,còn giới trẻ thì vẫn là Vodka(đang nổi là vodka Phần Lan) và Cocktail.

Thêm nữa là trước đây các thành viên tại Anh và Châu âu còn chia sẻ cách nấu và ủ riêng của các thành viên có tý ''nghiện" và chia sẻ khi ngặp mặt để thưởng thức và đánh giá(rượu đóng chai và được phủ sáp lên nút chai)! SVD ủng hộ các bác theo phong cách này(tất nhiên không phải số đông và là ý kiến cá nhân)
Tất cả thông tin SVD chỉ mang tính chất chia sẻ.Không nhằm vào cá nhân các thành viên hay bất kì tổ chức nào cả,kính mong cả nhà hoan hỉ!

SVD Kính Ghi
HN 07/03/2013
Đọc bài của bác SVD em cảm giác như bác ko phải là người Việt Nam hoặc bác là dân Việt Kiều. Văn phong của bác diễn đạt cứ như bác sử dụng google translate vậy, hoặc có thể do trình em kém nên đọc vài 3 lần mà nhiều chỗ vẫn chưa vỡ được ra.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Em thấy cụ Tuankts nói là thùng QC 125L, em lại lò mò xem luôn 1 thể thì thấy hình như chưa phải. Xin tóm lược các loại thùng thế này:
Có 10 loại thùng thường sử dụng trong nghề rượu:
1) Thùng Gorda (700L): gốc từ Mỹ. Hiện nay thường chỉ để trộn rượu chứ ko ủ rượu lâu năm.
2) Thùng Madeira drum (650L): Dùng chủ yếu cho làm rượu Madeira và đôi khi ủ giai đoạn cuối một số Whisky.
3) Thùng Port pipe (650L): Dùng ủ Portwine (vang ngọt pha whisky) và ủ giai đoạn cuối 1 số Whisky.
4) Thùng Butt (500L): Chính là loại phổ biến nhất của Sherry Cask.
5) Thùng Puncheon (500L): Gồm 2 loại
Phổ dụng nhất là Machine Puncheon làm từ gỗ sồi Mỹ dùng cho Rum
Sherry Puncheon làm từ gỗ sồi Tây Ban Nha dùng cho Sherry
Cả hai thường dùng để ủ giai đoạn cuối cho Whisky.
6) Thùng Barrique (300L): phổ biến nhất trong công nghiệp sx vang và ủ vang xong thì được dùng để ủ Whisky.
7) Thùng Hogshead (225L): Làm từ gỗ sồi trắng của Mỹ, dùng phổ biến nhất sx Bourbon. Sau đó chuyển sang UK, Scotland để ủ whisky. Là 1 trong những loại phổ biến nhất để ủ whisky.
8) Thùng ASB (200L): American Standard Barrel (thùng tiêu chuẩn Mỹ). Chính là Hogshead nhưng làm tròn về 200L.
9) Thùng Quarter Cask (50L): Là thùng 1/4 của thùng ASB
10) Thùng Blood tub (40L, Em cũng vừa đọc được là có thùng Bloodtub 30L như cụ Clayton đã bình): Dùng trong công nghiệp bia. Và đặc biệt thì dùng trong việc ủ một số dòng whisky đặc biệt. Tiện lợi trong việc chở trên lưng ngựa.

Như vậy, khi đọc trên 1 cái nhãn chai rượu mà có đề Refill Hogshead thì là rượu được ủ trong thùng bourbon của Mỹ về rồi. Còn nếu nhãn chai đề Butt thì là ủ trong thùng Sherry với vị ngọt ngào, êm đượm trái cây ạ.
Đấy là 10 loại thùng em vừa xem lướt lướt. Xin đính chính phần thể tích QC có lẽ nhầm của cụ Tuấn kts. Mong các cụ vào chỉ giáo.
Điều quan trọng là khi các cụ nhắc đến Quarter Cask, thì các cụ nhắc đến Quarter Cask nào. Chẳng hạn, nếu các cụ nhắc đến chai Laphroaig Quarter Cask, thì đó là Quarter Butt, tức là 1/4 của 500 L --> nó có dung tích là 125 L, như cụ Tuankts đã nhắc đến.

Thùng Quarter Cask cũng có loại Quarter ASB như cụ VNAVNA đã dẫn, cũng có cả loại Quarter Hogshead. Tuy nhiên, Quarter Cask được dùng phổ biến nhất hiện nay vẫn là Quarter Butt (125 L). Cũng phải thôi, vì nếu dùng Quarter ASB với dung tích 50 L, thì nó lại khá giống với Blood Tub. TRong trường hợp này, các Nhà làm rượu sẽ dùng Tub 40 hoặc 30 L sẽ hợp lý hơn.
 

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
Miếng bánh tại VN
Chúng tôi(những người VN, tôi từng cộng tác) muốn VN có những dòng rượu đạt tiêu chuẩn riêng cũng như phong cách tự hào riêng của các gia đình sản xuất đó để nhập khẩu về VN.Chúng tôi thất bại trước Singapore,và văn hóa thích thưởng thức rượu của người bản địa!Chúng tôi đánh giá sai lầm về chiến thuật của mình.Hiện tại ở VN thì đang là cuộc chiến của rượu nhập khẩu(từ sing) và hàng nhập lậu từ Sing và quốc gia X !cuộc chiến sôi nổi và các nhà phân phối mảng châu á thái bình dương đã ngồi lại với nhau.Nước X bị phát hiện và không được phép bán rượu vào thị trường đông nam Châu á.1 tuần sau đó vào năm Y trên thị trường VN xuất hiện các dòng rượu bị xóa series (hay xóa cốt cả ở trong chai và vỏ thùng).Tôi rất chân trọng các bạn kì công sưu tầm và thưởng thức rượu tại diễn đàn cũng như ở VN.Các hội viên ở nước ngoài họ cũng có diễn đàn để sinh hoạt và trao đổi,và giữa các người chơi, hội viên đó là sự tôn trọng.Như ở Thụy Sĩ 1 người sưu tầm tôi biết họ chân trọng chai rượu(louis XIII) để trang trọng 1 tủ kính và dùng trân trọng 1 năm mới hết.Hiện tại Châu âu thì các nhà sưu tập chuyển sang cả vang đặc biệt là quan tâm đến các dòng vang của Chile,còn giới trẻ thì vẫn là Vodka(đang nổi là vodka Phần Lan) và Cocktail.

Thêm nữa là trước đây các thành viên tại Anh và Châu âu còn chia sẻ cách nấu và ủ riêng của các thành viên có tý ''nghiện" và chia sẻ khi ngặp mặt để thưởng thức và đánh giá(rượu đóng chai và được phủ sáp lên nút chai)! SVD ủng hộ các bác theo phong cách này(tất nhiên không phải số đông và là ý kiến cá nhân)
Tất cả thông tin SVD chỉ mang tính chất chia sẻ.Không nhằm vào cá nhân các thành viên hay bất kì tổ chức nào cả,kính mong cả nhà hoan hỉ!

SVD Kính Ghi
HN 07/03/2013
Em cũng không hiểu ý bác lắm. Ý bác là anh em nên chuyển hướng sang vang (Chile,...) hay bác có nguồn hàng rượu nào đó từ Singapore,...

Chắc chắn 1 số cụ ở đây, có cụ thích và whisky và wine. Vậy ý bác thế nào, mong bác viết rõ hoặc gửi list rượu bác muốn bán.
 

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
Điều quan trọng là khi các cụ nhắc đến Quarter Cask, thì các cụ nhắc đến Quarter Cask nào. Chẳng hạn, nếu các cụ nhắc đến chai Laphroaig Quarter Cask, thì đó là Quarter Butt, tức là 1/4 của 500 L --> nó có dung tích là 125 L, như cụ Tuankts đã nhắc đến.

Thùng Quarter Cask cũng có loại Quarter ASB như cụ VNAVNA đã dẫn, cũng có cả loại Quarter Hogshead. Tuy nhiên, Quarter Cask được dùng phổ biến nhất hiện nay vẫn là Quarter Butt (125 L). Cũng phải thôi, vì nếu dùng Quarter ASB với dung tích 50 L, thì nó lại khá giống với Blood Tub. TRong trường hợp này, các Nhà làm rượu sẽ dùng Tub 40 hoặc 30 L sẽ hợp lý hơn.
Ah, Như vậy thi QC phải nói kèm với thùng cơ sỏ nào. Tức là thông tin của cụ Tuankts vẫn chuẩn, mong cụ Tuan lượng thứ cho. Nhân đây nhờ cụ Clayton cho em hỏi thêm là thường các chai QC co hay đề luôn cả thùng cơ sở ko? E vừa lôi chai Laph QC 10 ra nhìn thì ko thấy có, ko biết QC của nó bao nhiêu lít?
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Ah, Như vậy thi QC phải nói kèm với thùng cơ sỏ nào. Tức là thông tin của cụ Tuankts vẫn chuẩn, mong cụ Tuan lượng thứ cho. Nhân đây nhờ cụ Clayton cho em hỏi thêm là thường các chai QC co hay đề luôn cả thùng cơ sở ko? E vừa lôi chai Laph QC 10 ra nhìn thì ko thấy có, ko biết QC của nó bao nhiêu lít?
Thường thì trên nhãn chai sẽ không ghi rõ là Quarter Cask của loại thùng nào. Việc này sẽ phụ thuộc vào cách làm rượu của từng nhà. Quarter Cask của Laphroaig thì chắc chắn là Quarter Butt cụ ạ. Em nhớ là đã đọc trên website của Nhà Laphroaig, tuy nhiên, do lâu rồi nên không nhớ đường link. Cụ có thể vào lại trang này để tìm ra thông tin liên quan. Em cũng đã từng email hỏi the Whisky Exchange về việc này. TWE không nói là Quarter Butt hay Quarter Hogshead, nhưng họ nói là small cask 125 L.
 

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
Đọc bài của bác SVD em cảm giác như bác ko phải là người Việt Nam hoặc bác là dân Việt Kiều. Văn phong của bác diễn đạt cứ như bác sử dụng google translate vậy, hoặc có thể do trình em kém nên đọc vài 3 lần mà nhiều chỗ vẫn chưa vỡ được ra.
Em thì tạm hiểu ý của cụ SCot vô danh là các nhà NK ở Vietnam muốn tăng được doanh số bán, qua đó có tiếng nói với nhà sx để họ xây dựng được các dòng đặc thù cho người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng cụ ấy chê là chúng ta có thói quen uống rượu mua từ nguồn ko chính ngạch, nguồn nhập lậu từ SIN và từ nước X. Các nhà phân phối cũng đã phát hiện việc nước X tuồn hàng lậu (nhưng vẫn xịn) vào Vietnam nên cấm các nhà nhập khẩu của nước X làm thế. Các nhà nhập khẩu nước X bèn xóa code các chai tượu để tiếp tục tuồn hàng, coi như hàng ko rõ nguồn gốc để tránh sự trừng phạt của hệ thống nhà sx và phân phối. Cụ ấy than thở là chúng ta dùng khả năng thẩm rượu của mình để đi cổ vũ cho hàng xóa code (vì vẫn là hàng xịn mà). Ngoài ra cụ ấy nói về những người yêu rượu nước khác thì E ko để ý lắm.
Tóm lại, trên khía cạnh 1 người tiêu dùng, thì việc quan tâm đến giá cả và chất lượng là 1 nhu cầu hàng đầu và hoàn toàn chính đáng. Cụ SVD có muốn bán được rượu thì cần có chiến lược đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để mà cạnh tranh với hàng nhập lậu. Ví dụ cụ ăn lãi ít thôi, cụ đàm phán với nhà sx, nhà phân phối để giảm được giá đầu vào. Cụ phải xd được uy tín của cụ, nghĩ đến cụ khách hàng phải thấy tin cậy nhất về chất lượng, về độ nhanh nhạy, bám sát TT nc ngoài, cụ phải có hàng xịn, đủ chủng loại, đi trc cả nước X mà giá lại tốt. Thì tất nhiên cụ sẽ được ủng hộ. Còn than thở suông chẳng để làm gì cả. Việc gì ban đầu cũng khó, nhưng ở đâu cũng vậy thôi. Đa tạ các cụ đã nghe dông dài. Nếu Em hiểu nhầm, mong các cụ chỉ giúp.
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
[FONT=&quot]Blood Tub là loại thùng rất nhỏ, có dung tích từ 30 đến 40 lít (nhỏ hơn cả thùng Quarter Cask). Ủ rượu trong loại thùng này, rượu nhanh trưởng thành hơn, thông thường, thì rượu 7 năm Blood Tub sẽ có mức độ trưởng thành ngang với rượu 12 tuổi ủ trong thùng Sherry Butt, hoặc gần ngang rượu 10 tuổi ủ trong thùng Bourbon Barrel.[/FONT] Rượu nhanh trưởng thành hơn cũng có nghĩa là tỷ trọng bay hơi trong những năm ủ đầu tiên thường cao hơn so với khi ủ rượu trong những thùng lớn hơn (các loại thùng từ 200 đến 300 lít).

Tuy nhiên, phần Angel's Share không phải là 5.5 lít đâu (30 - 24.5 = 5.5), mà nó chỉ khoảng 4.5 đến 5 lít là cùng.Phần ít ỏi còn lại được dùng để các ông Master Distiller, Warehouse Manager... của Nhà chưng cất nếm thử trong quá trình ủ rượu (thường họ sẽ đi nếm từ năm thứ 5 trở đi), và trước khi rượu được đem đóng chai, ngoài ra, Master Blender có thể cất trữ 1 ít trong Phòng lab của ông ấy nữa.

Nếu phần bay hơi là 5 lít, thì tỷ lệ bay hơi vào khoảng 2.4%/năm, cũng ở trên mức trung bình một chút thôi.

Em biết có những thùng rượu bay hơi tới 4.2% 1 năm trong 21 năm đầu.
Cám ơn cụ chủ tích đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Đọc xong em vỡ ra nhiều điều. Chính phần rượu bay hơi angle share làm cho nồng độ rượu còn lại trong thùng sẽ giảm dần theo thời gian đúng không cụ. Cháu thấy nhiều chai cask strength mà cao tuổi tầm 30 năm thì nồng độ rượu chỉ còn khoảng dưới 50abv trong khi các chai cask strength mà là rượu trẻ (NAS) thì thường khoảng 60abv.
 

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
Thường thì trên nhãn chai sẽ không ghi rõ là Quarter Cask của loại thùng nào. Việc này sẽ phụ thuộc vào cách làm rượu của từng nhà. Quarter Cask của Laphroaig thì chắc chắn là Quarter Butt cụ ạ. Em nhớ là đã đọc trên website của Nhà Laphroaig, tuy nhiên, do lâu rồi nên không nhớ đường link. Cụ có thể vào lại trang này để tìm ra thông tin liên quan. Em cũng đã từng email hỏi the Whisky Exchange về việc này. TWE không nói là Quarter Butt hay Quarter Hogshead, nhưng họ nói là small cask 125 L.
Đa tạ cụ đã chỉ dẫn rất rõ.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Chắc cụ Clayton có ý kiến sâu hơn, tuy nhiên em cũng xin nói thêm 1 tý. Từ 46% vol trở xuống, khi cho nước lạnh, hoặc đá, hoặc làm lạnh rượu, rượu sẽ vẩn đục. Lọc lạnh có tác dụng lớn nhất là khía cạnh thẩm mỹ. Nhưng rất nhiều nhà rượu cho rằng rượu thuộc loại premium của họ không uống cùng đá, mà là thưởng thức neat, do đó, vấn đề vẩn đục là ko thành vấn đề. Mặt khác, lọc lạnh có một tác hại lớn là làm triệt tiêu rất nhiều mùi khói. Mà mùi khói là nét đặc sắc của nhiều dòng rượu. Vì vậy, nhiều nhà quyết định ko lọc lạnh (tiết kiệm được chi phí nữa) và cho ghi lên trên nhãn non-chill filtered. Vừa như một sự quảng cáo độ nguyên bản của hương vị, thể hiện sự cao cấp. Đồng thời vừa như một sự cảnh báo về việc nếu cho đá vào ly hoăc giữ lạnh thì đừng ngạc nhiên nếu rượu bị vẩn đục (kiểu "ko sao đâu, đừng lo"). Áng áng là thế, mong cụ chỉnh tiếp.
Về lọc lạnh, có mấy điểm em trao đổi thêm như thế này ạ:

1) Thời gian khoảng 200 năm trước, rượu Whisky của Scotland không được lọc lạnh. Lấy khỏi thùng thế nào, thì họ bán như thế (tất nhiên là sau khi đã pha thêm nước). Sau khi chưng cất xong, rượu có màu trắng đục như rượu gạo của VN (chứ chưa hề có độ trong như rượu Vodka), gọi là New Make Spirit. Rượu này được cho vào thùng ủ. Trải qua thời gian ủ, rượu tiếp xúc với gỗ, đổi màu, tuy nhiên, độ trong của rượu không hề trong hơn so với lúc mới chưng cất là bao nhiêu. Các "váng rượu" như những đám mây hình thành và luôn vẩn vơ trong cốt rượu. Đây là nơi có sự kết tủa, bám lắng của nhiều hợp chất, trong đó có các chất béo, và nó chứa đựng rất nhiều hương vị đặc sắc. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với gỗ, rượu được nhận thêm một số hạt nhỏ li ti, hình thành từ bề mặt của gỗ và hòa vào rượu trong quá trình ủ và quá trình thùng gỗ được di chuyển.

2) Khi đóng chai để uống thì không sao, nhưng khi làm thương mại và bán trên diện rộng tại Scotland và tại các vùng khác của UK, thì nhiều Nhà làm rượu bị chê, kiểu như "rượu nhà ông sao lại đục thế?", "rượu nhà ông có cái gì trong này mà lại cứ quánh quánh, váng váng thế?"... :P Cũng là cloudy do chưa lọc, nhưng mức độ cloudy của mỗi nhà, của mỗi thùng rượu lại khác nhau. Các câu hỏi của khách hàng như vậy cứ truyền miệng, đến độ một số sản phẩm trở nên rất khó bán. Đièu đó buộc một số Nhà làm rượu phải nghĩ đến cách lọc sao cho rượu bớt vẩn đục. Đến giờ, không có sách nào còn ghi lại là nhà nào là nhà đầu tiên nghĩ đến và áp dụng phương pháp lọc trong rượu. Tuy nhiên, một nhà làm, hai nhà làm... cứ thế, cứ thế, nó đã hình thành nên một phương pháp lọc trong rượu từ hơn 100 năm nay.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
3) Để lọc rượu, lúc đầu người ta chưa nghĩ ngay ra cách lọc lạnh đâu, nên sản phẩm lọc xong vẫn không trong được. Phải mất một thời gian, phương pháp lọc lạnh mới được áp dụng vào ngành whisky. Mục đích làm lạnh nhanh chính là để các hỗn hợp chất béo và một số chất khác (cũng có thể gọi là tạp chất) gặp lạnh nên kết tủa lại. Khi "đám này" bị kết tủa, nó rất dễ lọc. Như vậy, sau khi được làm lạnh, rượu sẽ được đẩy qua các bồn lọc với các công nghệ filter khác nhau. Lọc chậm thì rượu trong hơn, nhưng cũng tốn chi phí hơn.

4) Một thời kỳ dài, tất cả các sản phẩm whisky thương mại đều được lọc lạnh. Sản phẩm cuối được đóng chai và đưa ra thị trường khiến ai cũng thích vì nước rượu trong vắt, màu rượu long lanh. Tuy nhiên, dần dần, mọi người mới phát hiện ra một điều là: tại sao, cũng là dòng rượu này mình vẫn uống mấy năm nay, nhưng dạo này rượu được lọc trong rồi, mà mình uống mình lại thấy khang khác, thấy thiêu thiếu cái gì đó. Sau các nghi vấn này, các chai rượu "nhà làm, nhà dùng" chưa được lọc lạnh được đem ra nếm đối chiếu với những chai đã được lọc lạnh. Kết quả là mọi người đều đi đến chung 1 kết luận: rượu lọc lạnh nhìn trong hơn, đẹp mắt hơn, nhưng quá trình lọc đó đã lấy mất đi một phần hương vị gốc của rượu.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
5) Từ đó, không ai bảo ai, các Nhà làm rượu đều đi đến một quyết định giống nhau: (i) Rượu bán đại trà thì cần phải lọc lạnh cho cốt rượu trong, nhìn đẹp mắt, dễ nhìn, dễ bán và tránh gặp phiền phức từ những thắc mắc của csc khách hàng đại trà chưa hiểu nhiều về rượu; (ii) Rượu có segment khách hàng hẹp hơn, chủ yếu là những người đã hiểu về whisky, thì cần phải để nguyên chất, không lọc lạnh gì cả. Chính vì thế, sẽ gần như là chẳng bao giờ chúng ta tìm thấy được 1 chai Blended Scotch Whisky không lọc lạnh (kể cả những chai rất đắt tiền như JW Blue Label hay Royal Salute). Ngược lại, rất nhiều sản phẩm Single Malt Whisky có tuổi rượu từ tầm 17, 18yo trở lên lại không được lọc lạnh và Nhà làm rượu thường ghi rất rõ điều đó trên nhãn chai, vỏ hộp. Đúng như cụ VNAVNA đã nêu, việc ghi nhãn như thế, vừa là lời công bố với người dùng rằng rượu này nguyên chất đấy ạ, không lọc liếc gì đâu ạ, nhưng ở khía cạnh khác, họ cũng "ghi chú" với khách hàng rằng, à nếu có thấy đám sương mù trong rượu, thì đừng có lo, không sao đâu, vì rượu này không lọc lạnh, rượu này nguyên chất nên nó mới thế :D
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
6) Vấn đề ở chỗ, sau khi bán ra những chai SM không lọc lạnh, các Nhà làm rượu mới phát hiện ra một điều là, khi bày rượu trên giá, thì ở điều kiện nhiệt độ phòng bình thường (22 đến 28 độ C), thì mấy chai Cask Strength màu rượu vẫn trong (gần như màu rượu được lọc), còn mấy chai 40 hoặc 43 độ, thì rượu rất dễ bị tạo váng, vẩn đục.

Sau khi nghiên cứu một hồi, họ mới ngộ ra rằng: À, thì ra là rượu không lọc lạnh, ở nhiệt độ thông thường, thì độ cồn 46% ABV là đồ cồn giới hạn (giới hạn dưới) để rượu vẫn giữ được độ trong khi đóng chai. Sau khi ngộ ra, họ đi đến quyết định mới, đó là: Tất cả những chai rượu SM không lọc lạnh đều cần phải được đóng chai từ 46% ABV trở lên.

Còn khi làm lạnh chai rượu, hoặc khi rót rượu ra vào một ngày rất lạnh, hoặc khi rót rượu ra ly đã có viên đá (hoặc cho thêm đá sau khi rót), thì dù 46% hay 50% hoặc trên đó nữa, rượu vẫn sẽ bị kết tủa, tạo váng, vẩn đục như thường.

Đầu năm 2010, vào một buổi chiều Hà Nội trời rất lạnh (chỉ khoảng 15 độ C) bọn em mấy người ngồi với nhau tại NHà hàng Làng Ngói (Ngọc Khánh) bên 1 chai Old Pulteney 17yo không lọc lạnh. Rượu vừa rót ra ly được mấy giây, dù chưa cho thêm đá, nhưng đã dần dần chuyển sang mờ đục, nhìn rất thú vị. Một vài anh thì tỏ ra rất thích thú vì lần đầu tiên biết tới việc này và cũng là lần đầu tiên chứng kiến, để ý đến sự thay đổi, chuyển màu của rượu.
 

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
5) Từ đó, không ai bảo ai, các Nhà làm rượu đều đi đến một quyết định giống nhau: (i) Rượu bán đại trà thì cần phải lọc lạnh cho cốt rượu trong, nhìn đẹp mắt, dễ nhìn, dễ bán và tránh gặp phiền phức từ những thắc mắc của csc khách hàng đại trà chưa hiểu nhiều về rượu; (ii) Rượu có segment khách hàng hẹp hơn, chủ yếu là những người đã hiểu về whisky, thì cần phải để nguyên chất, không lọc lạnh gì cả. Chính vì thế, sẽ gần như là chẳng bao giờ chúng ta tìm thấy được 1 chai Blended Scotch Whisky không lọc lạnh (kể cả những chai rất đắt tiền như JW Blue Label hay Royal Salute). Ngược lại, rất nhiều sản phẩm Single Malt Whisky có tuổi rượu từ tầm 17, 18yo trở lên lại không được lọc lạnh và Nhà làm rượu thường ghi rất rõ điều đó trên nhãn chai, vỏ hộp. Đúng như cụ VNAVNA đã nêu, việc ghi nhãn như thế, vừa là lời công bố với người dùng rằng rượu này nguyên chất đấy ạ, không lọc liếc gì đâu ạ, nhưng ở khía cạnh khác, họ cũng "ghi chú" với khách hàng rằng, à nếu có thấy đám sương mù trong rượu, thì đừng có lo, không sao đâu, vì rượu này không lọc lạnh, rượu này nguyên chất nên nó mới thế :D
Cám ơn cụ Clayton rất nhiều về thông tin vô cùng cẩn thận. Em xin thắc mắc thêm 1 ý nhỏ là công nghệ lọc như vậy có phân biệt lọc lạnh và không lạnh không? Hay là cứ lọc là đương nhiên lọc lạnh? Liệu có rượu nào đưa ra thị trường đã được lọc gỗ than nhưng là lọc thường chứ ko lọc lạnh ko? Đa tạ cụ chỉ giáo thêm.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Em nhớ không nhầm, thì chính chai Balblair 26yo Vintage 1979 là chai rượu đầu tiên không được lọc lạnh về đến tay người dùng VN, khi đó là tầm 2005.

Thời kỳ đó, chẳng riêng tại VN, mà ngay tại nhiều nước khác trên thế giới, nhiều người cũng chưa thực sự hiểu về non-chilled filter. Chính vì thế, trên nhãn sau của chai rượu, Nhà Balblair phải ghi rất rõ: "Khi gặp lạnh hoặc khi uống với đá, rượu có hiện tượng "cloudy". Đây là điều rất bình thường, không đáng lo ngại và là đặc trưng của loại rượu không lọc lạnh và có chất lượng nguyên gốc", đại ý thế.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cám ơn cụ Clayton rất nhiều về thông tin vô cùng cẩn thận. Em xin thắc mắc thêm 1 ý nhỏ là công nghệ lọc như vậy có phân biệt lọc lạnh và không lạnh không? Hay là cứ lọc là đương nhiên lọc lạnh? Liệu có rượu nào đưa ra thị trường đã được lọc gỗ than nhưng là lọc thường chứ ko lọc lạnh ko? Đa tạ cụ chỉ giáo thêm.
Có rượu lọc than gỗ cụ ạ, nhưng là cho mục đích khác. Còn đã là Scotch Whisky, nếu mục đích là để làm trong rượu, thì rượu phải được lọc theo phương pháp lọc lạnh.

Phương pháp lọc than gỗ (than gỗ cây phong) được ứng dụng trong việc sản xuất rượu Tennessee Whiskey và Bourbon Whiskey, bao gồm cả phương pháp lọc trước khi ủ rượu và sau khi ủ rượu. Rượu lọc xong không hề trong hơn, mà nó êm dịu, tăng vị ngọt và mượt mà hơn.
 

VNAVNA

Xe tải
Biển số
OF-182677
Ngày cấp bằng
28/2/13
Số km
206
Động cơ
337,360 Mã lực
Có rượu lọc than gỗ cụ ạ, nhưng là cho mục đích khác. Còn đã là Scotch Whisky, nếu mục đích là để làm trong rượu, thì rượu phải được lọc theo phương pháp lọc lạnh.

Phương pháp lọc than gỗ (than gỗ cây phong) được ứng dụng trong việc sản xuất rượu Tennessee Whiskey và Bourbon Whiskey, bao gồm cả phương pháp lọc trước khi ủ rượu và sau khi ủ rượu. Rượu lọc xong không hề trong hơn, mà nó êm dịu, tăng vị ngọt và mượt mà hơn.
Vâng, đã rõ. Đa tạ cụ rất nhiều.
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,193
Động cơ
415,518 Mã lực
Hôm nay mới thấy Cụ Mèo ghé tệ xá thớt rượu, Kính mời Cụ Mèo trưng bày rượu mini nhà Cụ lên ạ!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top