- Biển số
- OF-307664
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 10,479
- Động cơ
- 382,890 Mã lực
Cảm ơn bờ dồEm thấy nó vô lý thế nào ấy!, đúng ra khi ông chồng cầm cái hóa đơn của bệnh viện nộp ngân hàng thì ngân hàng phải thanh toán chứ nhỉ, trường hợp ông chồng cầm tiền nhưng không trả bệnh viện thì lại là việc lừa đảo hoặc nh chuyển khoản trả bệnh viện. Người gửi là khách hàng mà như thằng ăn xin , ,ốm đau đành chịu chết nếu thằng chồng nó mặc kệ à?
Dòng chữ (tô đậm) của bờ dồ hoàn toàn có lý ạ. Thực tế áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 đã bộc lộ điểm yếu này, chẳng hạn vợ (chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự và chồng (vợ) trở thành người giám hộ đương nhiên, nhưng người giám hộ đương nhiên lại đối xử tệ bạc với người được giám hộ, thậm chí phá tán tài sản, mà những người thân của người được giám hộ (cha, mẹ ruột ...) không thể nào can thiệp được (có chăng chỉ hạn chế được phần nào, với các tài sản được coi là lớn, theo điều 69 Bộ luật Dân sự 2005)
Chính vì thế, Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017) đã sửa lại về Giám hộ đương nhiên như sau :
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ
Giải thích của Sổ : tức là khi một người vẫn còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thì nên lựa chọn sẵn cho mình, một người giám hộ mà họ tin tưởng (ví dụ cha, mẹ ruột), nếu không lựa chọn sẵn, khi bị mất năng lực hành vi dân sự, thì ông chồng (bà vợ) sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên, lúc đó mà ông chồng (bà vợ) đối xử tệ bạc, thì cha mẹ ruột của mình có muốn cũng không can thiệp được