- Biển số
- OF-440674
- Ngày cấp bằng
- 27/7/16
- Số km
- 154
- Động cơ
- 211,860 Mã lực
- Tuổi
- 35
em hóng post này ạ
Xin hỏi Bờ dồ Sổ là:Thông tin mới nhất về vụ việc - ngân hàng nơi người vợ gửi tiền, đã thông báo cho người chồng về thủ tục rút tiền như sau :
1. Người chồng cần làm đơn ra Tòa án, đề nghị Tòa án ra quyết định :
+ Tuyên bố người vợ mất năng lực dân sự (theo điều 22, Bộ luật Dân sự 2005)
+ Công nhận người chồng là người giám hộ đương nhiên (theo điều 62, Bộ luật Dân sự 2005)
2. Các giấy tờ cần thiết, cho mỗi lần người giám hộ rút tiền, để chăm sóc người được giám hộ :
+ CMTND của người được giám hộ
+ Sổ tiết kiệm
+ CMTND của người giám hộ
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
+ Quyết định của Tòa án
+ Các loại giấy tờ của bệnh viện liên quan đến viện phí, các loại giấy tờ khác có liên quan đến chi phí chữa bệnh cho người vợ
3. Như vậy là không cần phải có người giám sát việc giám hộ, (có thể) là để tránh sự khó xử cho người chồng (trong trường hợp mối quan hệ giữa người chồng và anh chị em vợ không thuận lợi)
4. Số tiền mỗi lần người chồng được rút, không lớn hơn chi phí chữa bệnh (dự kiến, hoặc đã chi trả)
Cảm ơn bờ dồXin hỏi Bờ dồ Sổ là:
-Nếu có sổ tiết kiệm tại NH, người gủi tiết kiệm có thể ra ngân hàng làm giấy ủy quyền cho người khác rút tiền khi bị mất hành vi dân sự hay phải ra CC làm giấy ủy quyền.
- Khi lập di chúc có công chứng, việc giám sát thi hành di chúc như thế nào? Ở nứơc ngoài thì người ta có luật sư riêng, nhưng ở ta thì không có. Vậy khi người lập di chúc mất đi thì có thể tài sản không được thực hiện đúng như trong di chúc đã nói. Việc thông báo 1 tháng ở UBND chỉ là hình thức, không thể thưch hiện di chúc nếu tất cả các bên nhận thừa kế thực hiện khác.
Cám ơn cụ đã trả lời. Câu 1 thì đã rõ rồi. Nhưng còn câu 2 về phần giám sát thì em thấy chưa ổn với tình hình thực tế ở VN. Ở nước ngoài thì giữ LS và thân chủ có sự liên hệ thường xuyên với nhau, và nói chung sự tuân thủ luật pháp của người ta rất tốt. Nhưng ở VN thì em thấy là sau khi thực hiện công chứng thì phòng công chứng cũng coi như xong việc. Nếu sau khi người có di chúc mất, tất cả những người thừa kế kéo nhau đến phòng công chứng khác làm thủ tục thừa kế, coi như không có bản di chúc kia thì cũng không thể giám sát được. Hoặc như tài sản hoặc lợi tức để cho con chưa thành niên tất nhiên sẽ do người giám hộ quản lý, nhưng giám sát giám hộ thì phòng CC có làm được không nếu gia đình không có ai làm giám sát giám hộ.Cảm ơn bờ dồ
1. Sau khi gửi tiền, khách hàng có thể làm luôn “giấy uỷ quyền giao dịch tiết kiệm” cho người khác, nếu Giấy ủy quyền này được lập tại ngân hàng và có sự chứng kiến của người có thẩm quyền trong ngân hàng thì không cần phải đi chứng thực tại UBND phường hoặc tại phòng công chứng. Khi khách hàng bị cho rằng mất năng lực hành vi dân sự, nhưng chưa có ai làm đơn ra tòa để có quyết định của tòa án, thì người được ủy quyền, vẫn có thể rút tiền bình thường.
2. Những người được nhận di sản thừa kế, có thể ủy quyền cho văn phòng công chứng giám sát việc thực hiện di chúc. Như vậy sẽ đảm bảo di chúc được thực hiện, đúng như ý nguyện của người di chúc.
Ý kiến của bờ dồ là chính xác với tình hình thực hiện di chúc hiện nay ở Việt NamCám ơn cụ đã trả lời. Câu 1 thì đã rõ rồi. Nhưng còn câu 2 về phần giám sát thì em thấy chưa ổn với tình hình thực tế ở VN. Ở nước ngoài thì giữ LS và thân chủ có sự liên hệ thường xuyên với nhau, và nói chung sự tuân thủ luật pháp của người ta rất tốt. Nhưng ở VN thì em thấy là sau khi thực hiện công chứng thì phòng công chứng cũng coi như xong việc. Nếu sau khi người có di chúc mất, tất cả những người thừa kế kéo nhau đến phòng công chứng khác làm thủ tục thừa kế, coi như không có bản di chúc kia thì cũng không thể giám sát được. Hoặc như tài sản hoặc lợi tức để cho con chưa thành niên tất nhiên sẽ do người giám hộ quản lý, nhưng giám sát giám hộ thì phòng CC có làm được không nếu gia đình không có ai làm giám sát giám hộ.
Cám ơn cụ nhiều.Ý kiến của bờ dồ là chính xác với tình hình thực hiện di chúc hiện nay ở Việt Nam
Ví dụ về một trường hợp di chúc :
Tôi tên là : Nghiêm Quốc Hưng
Địa chỉ thường trú : 270 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Các anh các chị làm ơn tư vấn giúp đỡ tôi một vấn đề rất quan trọng ở gia đình tôi hiện nay… Vì nó liên quan đến tình máu mủ, ruột thịt, tình anh chị em trong một gia đình. Tôi lại là con trai trưởng, nên thật khó có thể duy trì được tình yêu thương đùm bọc như lúc bố mẹ tôi còn sống.
Chuyện là như sau: Tháng 01-2003 bố mẹ tôi cùng nhất trí và tự nguyện ra Phòng công chứng Nhà nước số 1, tại 310 phố Bà Triệu để viết bản di chúc chung của 2 ông bà. Ông bà có 01 nhà ở Bà Triệu (20m2 trong sổ đỏ) chia đều cho 3 anh con trai. Còn 2 cô con gái đều đã có nhà riêng…. Và trước lúc đó, đã nhiều lần họp gia đình : Tất cả đều không ai có ý kiến thắc mắc gì, và đều ký vào biên bản gia đình.
Không may, tháng 02-2005, bố tôi bị tai biến mạch máu não - mất hành vi dân sự : ốm và phải nằm, chăm sóc tại chỗ….đến tháng 01-2007 thi bố tôi mất. Trong lúc đó, tháng 09-2005, me tôi đến phòng luật sư SMIC để viết một bản di chúc mới. Mặc dù mãi đến tháng 11-2005 mẹ tôi mới có quyết định Công nhận quyền Giám hộ cho bố tôi của UBND phường sở tại cấp. Nội dung di chúc của mẹ tôi thay đổi hoàn toàn với bản di chúc viết chung với bố tôi. Tức là : Một nửa căn nhà của bà, là tài sản hợp pháp của bà ở Bà Triệu sẽ chỉ chia cho 2 cô con gái (có xác nhận của văn phòng luật sư SMIC). Trong di chúc này,mẹ tôi không hề đả động gì đến bố tôi, cùng 3 người con trai của bà. Vả lại bà lại chia của bà là 25,5 m2, vượt quá xa số mét mà bà được hưởng (chỉ có 10 m2)
Ngày 11-03-2011, mẹ tôi mất. Bây giờ, hai cô con gái tung di chúc của mẹ tôi ra, và photocoppy cho 3 anh con trai mỗi người một bản và nói sẽ kiện để thực hiện đúng di chúc của mẹ. Bản thân chúng tôi vô cùng hoang mang, không hiểu như thế nào ...
Ngày 23-03-2011: Tôi ra Phòng công chứng nhà nước số 1 - Thành phố Hànội, mở thừa kế và họ đã cấp cho 3 anh em tôi 3 bản di chúc chung của bố mẹ tôi, có xác nhận của công chứng. Tức là hoàn toàn mẹ tôi chưa hủy bản di chúc chung tại công chứng. Nói đúng ra, mẹ tôi không có đủ điều kiện để hủy bản di chúc chung đó.
Theo tôi hiểu về luật dân sự 2005 là :
– Mẹ tôi đã tự ý thay đổi di chúc chung trong khi bố tôi còn sống ,nhưng không hề có ý kiến của bố tôi là đồng ý hay không ?Việc bà thay đổi di chúc chung la không đúng pháp luật. Việc bà viết lại di chúc trong khi chưa được công nhận làm giám hộ.
- Muốn có bản di chúc thứ 2 hợp pháp thì mẹ tôi phải hủy bỏ được bản di chúc chung thứ nhất, hiện đang lưu tại phòng công chứng số 1. Nhưng bà không hủy được… Phòng công chứng không hề biết gì là mẹ tôi có bản di chúc thứ 2.
- Mẹ tôi đã định đoạt một nửa tài sản của mẹ tôi quá tài sản hợp pháp của bà được hưởng (Theo sổ đỏ thì cả 2 ông bà mới có 10m2. Nhưng bà lại chia của bà là 25,5m2) Thế có đúng hay không ?
Vậy, thưa các anh, các chị. Tôi muốn nhờ các anh chị tư vấn một số vấn đề sau :
1- Trong 2 bản di chúc đó thì bản nào là bản hợp pháp luật và có hiệu lực thi hành vì cả hai bố mẹ tôi viết di chúc chung đều đã chết ?
2- Mẹ tôi lập di chúc mới : Thay đổi hoàn toàn di chúc viết chung với bố tôi năm 2003 trong khi bố tôi còn sống, bà lại chưa được công nhận giám hộ được coi là hợp pháp không ?
Rất mong sớm nhận được sự trả lời của các anh, các chị ...
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, các chị.
Nghiêm Quốc Hưng
Cảm ơn bờ dồCám ơn cụ đã trả lời. Câu 1 thì đã rõ rồi. Nhưng còn câu 2 về phần giám sát thì em thấy chưa ổn với tình hình thực tế ở VN. Ở nước ngoài thì giữ LS và thân chủ có sự liên hệ thường xuyên với nhau, và nói chung sự tuân thủ luật pháp của người ta rất tốt. Nhưng ở VN thì em thấy là sau khi thực hiện công chứng thì phòng công chứng cũng coi như xong việc. Nếu sau khi người có di chúc mất, tất cả những người thừa kế kéo nhau đến phòng công chứng khác làm thủ tục thừa kế, coi như không có bản di chúc kia thì cũng không thể giám sát được. Hoặc như tài sản hoặc lợi tức để cho con chưa thành niên tất nhiên sẽ do người giám hộ quản lý, nhưng giám sát giám hộ thì phòng CC có làm được không nếu gia đình không có ai làm giám sát giám hộ.
Cụ phải tìm hiểu xem ông Ông Nguyễn Văn B (bố) có để lại di chúc cho những ai?Dạ, đó là Mẫu giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cấp cho:
Ông Nguyễn Văn A (con trai 1) - năm sinh: xxx
Tại địa chỉ số: YYY
Cùng sử dụng đất và cùng sở hữu nhà ở với:
Ông Nguyễn Văn B (bố)
Bà Nguyễn Thị C (mẹ)
Ông Nguyễn Văn D (con trai 2)
Cấp năm 2010. Lịch sử hình thành từ mua nhà theo NĐ 61 ạ.
Cháu xin lỗi vì ko có ảnh ở đây. Cảm ơn cụ đã quan tâm.
Tiền trong tài khoản là tài sản riêng của mỗi người trừ trường hợp đăng ký đồng tài khoản.Cảm ơn cụ đã trả lời comment của em. Như vậy thì chỉ cần ông chồng chứng minh tài sản bà này có là hình thành sau hôn nhân và không được tặng,thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân là ok đúng không cụ?
Theo các còm trước của cụ thì ông chồng trong bài đương nhiên trở thành người giám hộ và đương nhiên có quyền sử dụng số tiền trong sổ tiết kiệm của bà vợ, tại sao vẫn còn dông dài như vậy ạ ? Không thể vin vào trường hợp bà vợ tỉnh lại và kiện ngân hàng vì nếu bà vợ sống đời thực vật thì tài sản sẽ bị đóng băng chăng? hay bà vợ cần tiền để sang Mỹ chữa trị, không sang nhanh thì chết não chẳng hạn.
https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dat-dai/ban-nha-thuoc-so-huu-chung-nhieu-nguoi.aspxÔng Bố ko có di chúc để lại cụ ah.
Điều cháu quan tâm là, các cô con dâu (vợ 2 anh con trai) có cần/được ký ko, vì trên thực tế, họ (2 gia đình) đã và đang sống tại địa chỉ đó. Nay nếu chỉ có mẹ và các con ruột ký, thì quyền lợi/nghĩa vụ của các con dâu, cháu (thậm trí trên 18 tuổi) ko được đếm xỉa gì hay sao.
Nếu các cụ thấy có trường hợp nào giống giống thế, mong các cụ cho cháu thêm thông tin. Cháu cảm ơn ạ.
Cảm ơn bờ dồCảm ơn cụ đã gửi đường link.
Cháu hiểu ý cụ ạ. Trường hợp bình thường ra thì của chồng cũng là của vợ, con. Ai tính toán làm gì. Nhưng nhìn ngược lại một chút, khi làm sổ đỏ, họ đã ko đưa tên các con dâu vào, chỉ có bố mẹ, anh em ruột, như vậy phải chăng đã có một sự "cân nhắc'' ngay từ đầu. Nên, đôi khi mọi việc ko chỉ nhìn xuôi một chiều cụ ạ.
Đúng là đen thôi, đỏ quên đi, cháu nhất trí với cụ
Em note lại còm này.Món này em nhường cụ khác ợ. Em chuyên về tín dụng, thanh toán QT và thu hồi nợ thôi ợ. Khoản huy động vốn em không chuyên sâu.
Thông thường trước khi lập sổ đỏ có biên bản họp gia đình để cử người ra làm đại diện chủ sở hữu.Cảm ơn cụ đã gửi đường link.
Cháu hiểu ý cụ ạ. Trường hợp bình thường ra thì của chồng cũng là của vợ, con. Ai tính toán làm gì. Nhưng nhìn ngược lại một chút, khi làm sổ đỏ, họ đã ko đưa tên các con dâu vào, chỉ có bố mẹ, anh em ruột, như vậy phải chăng đã có một sự "cân nhắc'' ngay từ đầu. Nên, đôi khi mọi việc ko chỉ nhìn xuôi một chiều cụ ạ.
Đúng là đen thôi, đỏ quên đi, cháu nhất trí với cụ
Ủy quyền một loạt theo số sổ đi mợ.Vậy ạ. Bởi vì tiền của em gửi mẹ chồng giữ hộ. Giờ cụ cũng có tuổi rồi nên em cũng phải đề phòng làm thêm cái giấy ủy quỳên. Tuy nhiên cụ gửi làm nhiều sổ. Mỗi sổ một thời hạn khác nhau mà em thì khoing phải lúc nào cũng về đúng hạn mà làm thủ tục đáo hạn cùng cụ.
Em cỹng đang lo bị rơi vào truờng hợp như trong bài của chủ thớt
Thế là con sư tử nhà cụ còn hiền đấy.Hồi em mua cái căn hộ ở Trung hòa đúng lúc vợ em nằm viện, hợp đồng mua bán chỉ có mình em ký bên mua. Lúc làm thủ tục sang tên bên Văn phòng đăng ký quyền SDD quận Cầu giấy yêu cầu vợ em phải có giấy xác nhận có công chứng về việc ko liên quan đến sở hữu căn hộ mới làm thủ tục sang tên. Ối giời, mụ vợ em nó gầm như sư tủ bị cắt tiết ấy nhưng sau vẫn phải ký vì ko làm lại hợp đồng mua bán được. Giờ sổ hồng mụ ta giấu biến rồi
Em cũng thắc mắc điểm này,Em thấy nó vô lý thế nào ấy!, đúng ra khi ông chồng cầm cái hóa đơn của bệnh viện nộp ngân hàng thì ngân hàng phải thanh toán chứ nhỉ, trường hợp ông chồng cầm tiền nhưng không trả bệnh viện thì lại là việc lừa đảo hoặc nh chuyển khoản trả bệnh viện. Người gửi là khách hàng mà như thằng ăn xin , ,ốm đau đành chịu chết nếu thằng chồng nó mặc kệ à?
Cảm ơn bờ dồEm cũng thắc mắc điểm này,
suy cho cùng vẫn khó, vì cái "hóa đơn của bệnh viện" đó lại cần Đã Thanh Toán thì mới xuất hóa đơn được, vậy trường hợp chưa có tiền thì lấy đâu ra hóa đơn ?