[Funland] Các cụ mợ nên đọc và lường trước khi gửi tiền Ngân hàng nhé.

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
qua đây rút ra kinh nghiệm khi người cầm sổ tuổi cao gửi tiền nên làm thêm cái ủy quyền cho chắc chắn
Trước e dính mấy vụ chính quyền địa phương tặng sổ tiết kiệm cho Mẹ VNAH, tiền thì chỉ có 5-10tr, nhưng khi làm sổ thì thiếu giấy tờ ..., đc vài hôm con cháu lại phải đưa ra rút tiền, có cụ mất thì gđ lại phải làm nhận Thừa kế, phức tạp lắm.
 

Tìm Áo

Xe điện
Biển số
OF-306534
Ngày cấp bằng
4/2/14
Số km
2,325
Động cơ
320,010 Mã lực
Nơi ở
Nude
NH làm đúng quy định rồi còn gì, ngộ nhỡ vc hay ck làm một viên thuốc độc rồi rút hết tài sản thì có mà...chết
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Trước e dính mấy vụ chính quyền địa phương tặng sổ tiết kiệm cho Mẹ VNAH, tiền thì chỉ có 5-10tr, nhưng khi làm sổ thì thiếu giấy tờ ..., đc vài hôm con cháu lại phải đưa ra rút tiền, có cụ mất thì gđ lại phải làm nhận Thừa kế, phức tạp lắm.
lúc làm sổ mình có thể yêu cầu ngân hàng làm giấy ủy quyền mà , nhanh gọn khỏi phải công chứng , em đã từng làm 1 lần khi ra nước ngoài sợ sổ đến hạn em không về kịp em làm cái ủy quyền cho mẹ ra rút ngân hàng làm giấy cộp phát dấu là xong chả phải đi đâu cả
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
lúc làm sổ mình có thể yêu cầu ngân hàng làm giấy ủy quyền mà , nhanh gọn khỏi phải công chứng , em đã từng làm 1 lần khi ra nước ngoài sợ sổ đến hạn em không về kịp em làm cái ủy quyền cho mẹ ra rút ngân hàng làm giấy cộp phát dấu là xong chả phải đi đâu cả
E làm NH mà cụ, làm UQ như của cụ thì ngon, nhưng ở đây đơn vị tặng STK họ ko muốn, người gửi tiền có khi lại giấu người nhà, nên khi có việc thì mới khổ
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,850
Động cơ
544,800 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
H các cụ cứ củ chắc e thấy mấy bác bên CA kinh tế ít khi gửi tiền Nh mà tiền các bác biến thành tiền khác.
E được chứng kiến như sau :
01 mua nhà cho người khác đứng tên nhưng lại có đồng sở hữu , có 02 bản công chứng thoả thuận đi kèm.
02 mua tài sản gửi vào 1 số đơn vị để kinh doanh - e thấy gửi cả đến tàu biển ý ạ.
03. Góp cổ phần với 1 đơn vị đang kd nhưng có sự ràng buộc và kể cả đơn vị đó có thua lỗ các bác ý vẫn túm dc tài sản ...
04 1 số mô hình cất tiền khác mà nó vẫn cứ đẻ ra ý ạ.
Bảo sao ngày trc bỗng nhiên có bác gửi e 5 con ô tô e cứ thắc mắc mãi
Chết, cụ này sao moi hết bí mật ra thế.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Nếu ghi tên chồng/vợ vào phần "Người thụ hưởng thứ 1" hoặc "Đồng chủ sở hữu" có đc ko nhỉ? Em vừa xem sổ, NH Sacombank ko thấy có mục nào tương tự trên sổ.
Chờ cụ Dũng Ốc vào cho chỉ thị.
Món này em nhường cụ khác ợ. Em chuyên về tín dụng, thanh toán QT và thu hồi nợ thôi ợ. Khoản huy động vốn em không chuyên sâu.
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ. Theo Bộ luật Dân sự 2005

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 58. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.
4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 59. Giám sát việc giám hộ

1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.
2. Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.


---------------------------------------

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2005

1. Người chồng cần làm đơn ra Tòa án, đề nghị Tòa án ra quyết định :

+ Tuyên bố người vợ mất năng lực dân sự (theo điều 22, Bộ luật Dân sự 2005)
+ Công nhận người chồng là người giám hộ đương nhiên (theo điều 62, Bộ luật Dân sự 2005)
+ Quyết định ai là người giám sát việc giám hộ (theo điều 59, Bộ luật Dân sự 2005)

2. Bởi vì người giám hộ không phải là người thừa kế, nên không phải cứ có quyết định của Tòa án là chạy ra rút hết tiền tiết kiệm được. Mà việc rút tiền là để chữa bệnh cho người vợ (người được giám hộ), nên kế hoạch rút bao nhiêu lần, mỗi lần rút bao nhiêu tiền, phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ

3. Các giấy tờ cần thiết, cho mỗi lần người giám hộ rút tiền, để chăm sóc người được giám hộ

+ CMTND của người được giám hộ
+ Sổ tiết kiệm
+ CMTND của người giám hộ
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
+ Quyết định của Tòa án
+ Xác nhận của người giám sát việc giám hộ, cho phép rút bao nhiêu tiền

Luật sư mà tư vấn theo kiểu người giám hộ, được rút hết tiền tiết kiệm về, là bị nhầm lẫn giữa người giám hộ và người thừa kế nhé
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/vo-dot-quy-ngan-hang-khong-cho-chong-rut-tien-tiet-kiem-3443895.html
Vợ đột quỵ, ngân hàng không cho chồng rút tiền tiết kiệm

Lưu
Trong thời gian gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, vợ ông Minh bị đột quỵ, và khi ông đến rút tiền ra để trang trải thì không được vì nhà băng yêu cầu phải có sự đồng ý của người giám sát người giám hộ.
Trao đổi với VnExpress, ông Minh cho biết, vào ngày 23/4 và 29/4/2016, vợ ông mang số tiền khoảng hai tỷ đồng để gửi vào chi nhánh một ngân hàng cổ phần lớn tại Tiền Giang với kỳ hạn một tháng.

Cả hai sổ tiết kiệm này đều đứng tên vợ ông. Tuy nhiên, ngày 1/5/2016, vợ ông Minh bị đột quỵ phải chuyển lên TP HCM cấp cứu. Sau khoảng một tháng, vợ ông đã qua cơn nguy kịch và được chuyển sang bệnh viện khác điều trị tiếp.

Ông cho biết, theo kết luận của bệnh viện thì vợ ông hiện đã mất ngôn ngữ toàn bộ, liệt nửa người. Ngoài ra, ông Minh cho rằng, não bộ của vợ đang trong tình trạng co lại với nhiều nếp nhăn và phải theo dõi thường xuyên nên chi phí rất lớn.

Ngày 25/5, ông có đến chi nhánh ngân hàng nơi vợ gửi tiền tiết kiệm để xin rút ra lo trang trải chi phí, nhưng không được. Theo ông, ban đầu giám đốc chi nhánh của ngân hàng yêu cầu về làm các thủ tục gồm: tờ cam kết do nhà băng đưa và có chứng nhận của ban tư pháp; giấy chứng nhận của bệnh viện nơi vợ ông điều trị; giấy chứng nhận kết hôn cùng chứng minh thư và hộ khẩu của ông. Sau đó, ngân hàng yêu cầu ông bổ sung thêm các loại giấy chứng minh là người thừa kế duy nhất của vợ nên ông đi làm các loại giấy chứng nhận là cha, mẹ vợ mất và hai vợ chồng không có con, giấy chứng nhận người giám hộ...


Ông Minh muốn rút tiền tiết kiệm của vợ phải có sự đồng ý của người giám sát người giám hộ.

Khi đã cung cấp đầy đủ những giấy tờ trên, ông Minh được vị giám đốc hẹn chờ lãnh đạo cấp trên giải quyết. Tuy nhiên, gần hai tuần chưa thấy phản hồi, ông tiếp tục làm đơn cứu xét gửi lên ban giám đốc chi nhánh ngân hàng này. Sau đó, ông nhận được phản hồi bằng văn bản của người đứng đầu chi nhánh ngân hàng yêu cầu cung cấp thêm văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc cử người giám sát người giám hộ và văn bản đồng ý cho rút tiền từ người giám sát này.

Tuy nhiên, ông Minh cho biết quá mệt mỏi với các thủ tục mà phía chi nhánh ngân hàng yêu cầu và không biết làm sao cho đúng để có thể rút số tiền ấy ra sớm nhằm trang trải các khoản nợ mà vợ ông đã mượn trước đó, cũng như các chi phí điều trị cho vợ, trong khi tài chính gia đình đang eo hẹp.

Trao đổi với VnExpress về vấn đề này, đại diện ngân hàng cho biết, sau khi tiếp nhận trường hợp của ông Minh, dựa trên phần trình bày cũng như các tài liệu kèm theo của ông này, đồng thời căn cứ vào các điều luật của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến giao dịch với người bị mất năng lực hành vi, ngân hàng đã xác định vợ ông Minh có khả năng thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.

Do đó, các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ ông phải được thực hiện thông qua người giám hộ, với các giao dịch lớn thì cần phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ cũng như các giấy tờ liên quan đến viện phí để đảm bảo các giao dịch rút tiền tiết kiệm là có thực và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho vợ ông Minh.

Theo ngân hàng, đến nay ông Minh chưa cung cấp được văn bản cử người giám sát người giám hộ và xác nhận của người giám sát người giám hộ đồng ý cho ông rút số tiền của người vợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng nhận được đơn xin phong toả thẻ tiết kiệm của vợ ông từ người chị gái vợ ông và đề nghị khi ông Minh muốn rút tiền phải có sự đồng ý của anh, chị, em ruột vợ ông.

Từ những căn cứ trên, ngân hàng này cho rằng yêu cầu rút tiền của ông Minh đối với sổ tiết kiệm thuộc sở hữu của người vợ đến thời điểm này là chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của vợ ông Minh vẫn đang được ngân hàng quản lý, duy trì tính lãi theo quy định. "Ngân hàng sẽ chi trả cho vợ ông Minh hoặc những người đại diện hợp pháp theo đúng quy định pháp luật và các chứng từ chứng minh hợp pháp có liên quan", đại diện nhà băng cho biết.

Chia sẻ câu chuyện trên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho rằng, nếu đã có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ ông Minh mất năng lực hành vi dân sự thì ông sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của vợ. Khi đó, ông được quyền sử dụng tài sản của vợ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của vợ ông; đại diện cho bà ấy trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà.

"Nhưng việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ", ông Hậu phân tích.

Theo ông Hậu, người giám sát việc giám hộ là người thân thích của người được giám hộ, được cử ra bao gồm vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ. Nếu người được giám hộ không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì. Ông Minh đã cung cấp chứng cứ chứng minh cha, mẹ của vợ đã mất và con cũng không có thì người giám sát sẽ là đại diện ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ ông.

Tuy nhiên hiện nay, Luật sư Hậu cho rằng, theo giấy chứng nhận của bệnh viện thì vợ ông Minh đang trong tình trạng tĩnh, mất ngôn ngữ toàn bộ, liệt nửa người nhưng ông chưa cung cấp quyết định của Tòa án tuyên bố vợ bị mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, dưới góc độ pháp lý, nếu chưa có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án thì vợ ông Minh không thuộc trường hợp người được giám hộ.

Vì vậy, theo Luật sư Hậu, phản hồi của ngân hàng về việc ông Minh chưa đủ điều kiện để thực hiện yêu cầu rút tiền là đúng nhưng lý giải chưa chuẩn xác. Ngân hàng phải yêu cầu ông Minh cung cấp thêm quyết định của Toà án tuyên bố vợ mất năng lực hành vi dân sự và yêu cầu ông cung cấp thông tin về người giám sát người giám hộ; xác nhận của người giám sát đồng ý cho ông Minh rút tiền tại ngân hàng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005, người được giám hộ bao gồm hai nhóm đối tượng sau đây :

Thứ nhất là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu

Thứ hai là người mất năng lực hành vi dân sự. Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Và trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng đương nhiên là người giám hộ cho vợ (Điều 62 Bộ luật Dân sự 2005).
Ở nước ngoài thì ngân hàng sẽ cử nhân viên đến bệnh viện bà vợ đang điều trị để chứng thực rồi cho ông chồng rút tiền, còn ở thiên đường thì lũ không tim sẽ không cho rút, nhưng tại sao mấy ngàn tỷ có thể dễ dàng bị rút ruột khỏi ngân hàng thì chỉ có trời mới biết, càng ngày càng thối.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
nguyên tắc này đúng mà. Trường hợp không may bà ấy qua đời thì còn lằng nhằng chán, vì liên quan đến quyền thừa kế!
 

công nông tàu

Xe container
Biển số
OF-14292
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
7,684
Động cơ
565,984 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
E làm NH mà cụ, làm UQ như của cụ thì ngon, nhưng ở đây đơn vị tặng STK họ ko muốn, người gửi tiền có khi lại giấu người nhà, nên khi có việc thì mới khô
Cụ cho em hỏi. Tiền em gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm. Đứng tên mẹ chồng và có làm giấy ủy quỳên đứng tên em. Khi hết thời hạn 1 năm, tiền em vẫn để nguyên đó chưa rút thì giá trị của giấy ủy quỳên có còn không?
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
Cụ cho em hỏi. Tiền em gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm. Đứng tên mẹ chồng và có làm giấy ủy quỳên đứng tên em. Khi hết thời hạn 1 năm, tiền em vẫn để nguyên đó chưa rút thì giá trị của giấy ủy quỳên có còn không?
E tưởng GUQ thì nó có thời hạn UQ chứ cụ? Hết thời hạn UQ thì thôi mợ ah
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
4,160
Động cơ
508,796 Mã lực
Em trước khi đi đâu bằng máy bay cũng để lại sẵn di chúc, chỉ định rõ đống tài khoản ngân hàng tài khoản chứng khoán do ai xử lý (bu em). Em cũng chỉ có vài tài khoản, có cái chỉ hai ba chục triệu, nhưng cứ tính trước thế cho gia đình đỡ phiền. Em mới chỉ tính đến vụ em bị tai nạn đi luôn chứ chưa tính đến vụ còn sống nhưng mất năng lực hành vi. Chắc từ giờ em phải làm sẵn một mớ giấy uỷ quyền nữa. Cái vụ uỷ quyền này người được uỷ quyền vắng mặt có được không các cụ?
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Em trước khi đi đâu bằng máy bay cũng để lại sẵn di chúc, chỉ định rõ đống tài khoản ngân hàng tài khoản chứng khoán do ai xử lý (bu em). Em cũng chỉ có vài tài khoản, có cái chỉ hai ba chục triệu, nhưng cứ tính trước thế cho gia đình đỡ phiền. Em mới chỉ tính đến vụ em bị tai nạn đi luôn chứ chưa tính đến vụ còn sống nhưng mất năng lực hành vi. Chắc từ giờ em phải làm sẵn một mớ giấy uỷ quyền nữa. Cái vụ uỷ quyền này người được uỷ quyền vắng mặt có được không các cụ?
Cảm ơn bờ dô

1. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Công chứng 2006, không có quy định về hình thức Giấy ủy quyền (chỉ có quy định về Hợp đồng ủy quyền, quy định từ điều 581 đến điều 589 Bộ luật Dân sự 2005)

2. Nhưng thực tế, hình thức Giấy ủy quyền vẫn được sử dụng, và vẫn được công chứng như Hợp đồng ủy quyền. Vì không có quy định nào của pháp luật, bắt buộc phải có sự có mặt của người được ủy quyền, nên Giấy ủy quyền không cần sự có mặt của người được ủy quyền
 

ngvu

Xe tăng
Biển số
OF-145630
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
1,024
Động cơ
369,014 Mã lực
Em không hiểu lắm,
Trên quy định về mất hành vi dân sự và giám hộ thì đúng với trường hợp là mẹ, bố và con cái - tức có nhiều người cùng hưởng quyền thừa kế. Hoặc anh chị em. Đây là chồng, tức là đồng sở hữu tài sản, tại sao lại lằng nhằng như vậy?
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Cụ cho em hỏi. Tiền em gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm. Đứng tên mẹ chồng và có làm giấy ủy quỳên đứng tên em. Khi hết thời hạn 1 năm, tiền em vẫn để nguyên đó chưa rút thì giá trị của giấy ủy quỳên có còn không?
Cảm ơn bờ dồ. Theo Bộ luật Dân sự 2005

Điều 582. Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền


Giải thích của Sổ về Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định, đối với các tài sản có thời hạn sử dụng (thời hạn quyền sử dụng đất, thời hạn số tiết kiệm ....) thì thời hạn ủy quyền có thể do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá thời hạn sử dụng của tài sản. Cho nên khi hết thời hạn của sổ tiết kiệm, thì thời hạn của Giấy ủy quyền cũng chấm dứt
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,519
Động cơ
569,725 Mã lực
đúng rồi. Tiền đứng tên bà kia giờ bả liệt nằm đó ông chồng rút tiền rồi bỏ vợ đi theo bồ, lúc bả tỉnh bả kiện thì ngân hàng móc tiền túi ra đền à?
Tài sản có đứng tên vợ hay chồng mà vẫn trongvthời kỳ chưa bỏ nhau thì vẫn là của chung hết cụ ạ, 50/50 tất
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Em không hiểu lắm,
Trên quy định về mất hành vi dân sự và giám hộ thì đúng với trường hợp là mẹ, bố và con cái - tức có nhiều người cùng hưởng quyền thừa kế. Hoặc anh chị em. Đây là chồng, tức là đồng sở hữu tài sản, tại sao lại lằng nhằng như vậy?
Cảm ơn bờ dồ

1. Chủ sở hữu có mặt duy nhất trên Sổ tiết kiệm là người vợ. Không có bất kỳ bằng chứng nào, chứng tỏ người chồng là đồng sở hữu tài sản

2. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

3. Cho nên không phải cứ tài sản của vợ (chồng) là chồng (vợ) là đồng sở hữu tài sản
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Tài sản có đứng tên vợ hay chồng mà vẫn trongvthời kỳ chưa bỏ nhau thì vẫn là của chung hết cụ ạ, 50/50 tất
Cảm ơn bờ dồ

Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Ở nước ngoài thì ngân hàng sẽ cử nhân viên đến bệnh viện bà vợ đang điều trị để chứng thực rồi cho ông chồng rút tiền, còn ở thiên đường thì lũ không tim sẽ không cho rút, nhưng tại sao mấy ngàn tỷ có thể dễ dàng bị rút ruột khỏi ngân hàng thì chỉ có trời mới biết, càng ngày càng thối.
Và ở nước ngoài may mắn thay là nó không có những thằng thiểu năng trí tuệ, ngồi đáy giếng nhưng sủa oạp oạp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top