[Funland] Các cụ kéo lùi sự tăng giá Chung cư của Hà Nội như thế nào?

Hanh Ha

Xe điện
Biển số
OF-603321
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
2,029
Động cơ
607,377 Mã lực
Tuổi
40
2 tòa mới bọn Khai Sơn nó định giá cao cấp, nó phát giá 100 củ đấy. Giờ thằng nào cũng tận dụng thời điểm này để bán hàng vì qua năm sau nó thì không biết thế nào.

Cái này thì chư đúng lắm nha:

- Người 0 có nhà, sẽ phải mua nhà là đối tượng bị ảnh hưởng -> Cái này thì đúng và khả năng là không bao giờ mua được nhà.
- Người có 1 cái nhà đang ở như em, lên hay xuống cũng chả được gì mất gì -> Không hoàn toàn đúng nha. Vì còn con cái nữa. Sau nó lấy vợ đẻ con cũng phải mua nhà cho nó, lý do thì như trên.
Người có > 1 cái nhà, đối tượng hưởng lợi khi giá nhà tăng -> Cái này cũng không hoàn toàn đúng nhé, vì dụ như tôi đây có vài cái nhà, tài sản có tăng trưởng nhưng khả năng mua nhà của tôi bị giảm một nửa vì giá nhà tăng gấp đôi, giờ muốn mua thêm thì sẽ khó hơn hồi xưa nhiều.

Hưởng lợi nhất là bọn chủ đầu tư, rồi đến bọn đại gia vì tiền kiếm được có khi một vài tháng là mua được một cái nhà. Xã hội sẽ quay trở lại thời kì mà một phần lớn tài sản được nắm trong tay một số ít người.
Ở Mẽo cũng vậy, đây là lý do mà Trump thắng đợt này. Bọn Mỹ thu nhập bình quân đầu người (Average Income là $80K/năm), nhưng Medium Income của nó chỉ khoảng hơn $30K, đủ thấy là phần lớn người dân đang struggle mặc dù nhìn vào số liệu thì nền kinh tế nói chung là rất tốt, nhưng chỉ là tốt đối với bọn Elite. Nhưng chít ít ở Mẽo thì vẫn còn được Vote.
Ở Việt Nam thì giờ chịu thôi, hope for the best.
Nếu cụ đã có vài cái nhà thì ko cần thiết nghĩ đến phương án mua thêm làm j mà nghĩ đến phương án bán 1 cái đi thì đủ tiền sống đến cuối đời. Thế có phải nhàn đầu hơn ko?
 

Shan88

Xe hơi
Biển số
OF-856577
Ngày cấp bằng
4/4/24
Số km
104
Động cơ
1,290 Mã lực
Tuổi
36
Cứ mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm đều có người bàn tán, kêu ca nhà đất, chung cư đắt đỏ, giá ngáo. Từ những năm 201x chung cư xây la liệt, giá có 1Xtr/m2 vẫn có người chê ngáo nọ ngáo kia. Đến nay 202x giá đã lên 100tr/m2 vẫn chê ngáo nhưng vẫn hết hàng, vẫn tranh nhau mua. Vậy đến 203x giá 1 tỷ/m2 vẫn cứ ngáo hoàn ngáo. Tóm lại là giá ko bao giờ là hợp lý với đại đa số.
 

Seanzen

Xe máy
Biển số
OF-869863
Ngày cấp bằng
17/10/24
Số km
90
Động cơ
1,265 Mã lực
Tuổi
31
Nếu cụ đã có vài cái nhà thì ko cần thiết nghĩ đến phương án mua thêm làm j mà nghĩ đến phương án bán 1 cái đi thì đủ tiền sống đến cuối đời. Thế có phải nhàn đầu hơn ko?
:)) ai chẳng có lòng tham hả cụ.
- Lúc chưa có nhà thì ước có căn cc nhỏ đủ 2 vc với 1 đứa con -> Có căn cc nhỏ rồi lại muốn 3 ngủ, có thêm vài mảnh đất để lại cho con cháu.
- Lúc chưa có xe máy thì muốn có cái xe máy đi lại, có xe máy rồi lại muốn đi oto.
 

Jerrrry

Xe tải
Biển số
OF-782499
Ngày cấp bằng
4/7/21
Số km
389
Động cơ
32,889 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Đọc báo Việt Nam thì bán nhà bạn ơi :) So sánh giá nhà thì phải so sánh từng loại với từng phân khúc. Tôi ví dụ phân khúc Condo (Apartment) ở Manhattan so với Hà Nội. Manhattan thì nên so với Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Giá chung bình cho một căn 500 square feet (tầm gần 50m2) ở Manhattan là khoảng từ 500K đến 700K từ 12 đến 17 tỷ một căn, tất nhiên HOA tầm $800-$900/tháng. Một căn 50m2 ở Hoàn Kiếm chẳng hạn (tôi lấy vị dụ ở Aqua hoặc Grand Ancora tầm 120 tr/m2 đi thì là tầm 6 tỷ). Như vậy giá nhà ở Manhattan gấp 2 đế 3 lần giá nhà ở Hoàn Kiếm. GDP Per Capita của New York là $100K/năm, Hà Nội tầm $6k/năm, vậy New York dân kiếm 1 năm gấp 16 lần Hà Nội. Vậy nhà Hà Nội đắt hay rẻ? Tất nhiên là tôi chưa tính đến mức thuế thu nhập, rồi chi phí sinh hoạt, tuy nhiên riêng về giá nhà, tính tương đối là đắt hơn nhiều Manhattan rồi.
So giá condo là dễ nhất. Còn nhà phố thì khó so. So thì phải cherry pick. Ví dụ căn thế này:


Diện tích đất là 180m2. Giá 150 tỷ. Tính ra là 833 triệu/m2. Mấy phố tương đương ở Hoàn Kiếm bét cũng phải 600 triệu/m2 là ít. Mấy phố be bé ở Thanh Xuân như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Ngọc Nại đã hết hơn 400-500 triệu/m2 rồi.
Có căn mặt phố Trung Hòa Cầu Giấy 200m2 cũng hét 150 tỷ rồi.
So với New York giá gần bằng nhưng mà cũng hơi hài hước tí vì một chỗ là trung tâm của thế giới còn một chỗ là vũng trũng của thế giới.

Phải công nhận sự thật là nó quá đắt nếu so với New York. Tất nhiên là đắt không có nghĩa là không tăng nữa vì nếu vẫn có giao dịch thì dân có chấp nhận mức giá đấy.
Tô Vĩnh Diện và Nguyễn Ngọc Nại lòng đường chỉ có 6-7m, kinh doanh dòng tiền kém thì làm gì đến 400-500tr2 đc. Cao lắm thì khoảng 350tr quay đầu
 

camry2025

Xe tải
Biển số
OF-843041
Ngày cấp bằng
6/11/23
Số km
271
Động cơ
18,818 Mã lực
Tuổi
38
Bản chất vấn đề vẫn là câu chuyện cung cầu, cung rất rất ít, cầu thực thì tăng đều nhưng không có nhiều người khả năng chi trả . Giao dịch èo uột, nhiều cháu trẻ sẽ không, chậm hoặc hoãn lại việc kết hôn, sinh nở, các chú già hơn thì tiếp tục ở lại căn hộ chật chội dù đã có tich lũy định nâng cấp.Các nhà thầu xD thì không có việc, phá giá nhau để lấy công qua ngày, nhiều đơn vị sản xuất, buôn bán vật liệu xd, nội thất trì trệ theo. Đất đai thì để không, và không ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí tài nguyên, lãng phí cơ hội của nền kinh tế cả. Tất cả vẫn là bài vừa bơm oxi kéo dài, vừa chờ tích lũy của các cháu các chú đủ lớn, đến cùng cực thì cũng buộc phải mua, phải vay mà mua thôi. Gì chứ các bác tay to, tiền nhiều đợi được, cc cố lên.
 

Tung Anh 1401

Xe hơi
Biển số
OF-856102
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
129
Động cơ
1,465 Mã lực
Tuổi
38
Hồi đầu năm, chung cư Khai sơn rao 60 triệu/m2 còn chiết khấu, thưởng...khá nhiều. Vẫn nghĩ là đã quá cao ở vị trí ấy. Hôm nọ nhà Cháu tiện chân sang, tò mò vào thì thấy 70 triệu dồi !
Hồi đầu tháng 5 em mua giá có 50 căn 77 tầng trung view hồ cụ ah. Giờ tăng thêm 1 tỷ, dân làm gì ra hơn tỷ trong 5 tháng? em mua ở nên tăng hay giảm kệ nó, nhưng thấy tăng quá phi lý.
 

ke_du_ca

Xe máy
Biển số
OF-76139
Ngày cấp bằng
23/10/10
Số km
62
Động cơ
421,720 Mã lực
Đọc báo Việt Nam thì bán nhà bạn ơi :) So sánh giá nhà thì phải so sánh từng loại với từng phân khúc. Tôi ví dụ phân khúc Condo (Apartment) ở Manhattan so với Hà Nội. Manhattan thì nên so với Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Giá chung bình cho một căn 500 square feet (tầm gần 50m2) ở Manhattan là khoảng từ 500K đến 700K từ 12 đến 17 tỷ một căn, tất nhiên HOA tầm $800-$900/tháng. Một căn 50m2 ở Hoàn Kiếm chẳng hạn (tôi lấy vị dụ ở Aqua hoặc Grand Ancora tầm 120 tr/m2 đi thì là tầm 6 tỷ). Như vậy giá nhà ở Manhattan gấp 2 đế 3 lần giá nhà ở Hoàn Kiếm. GDP Per Capita của New York là $100K/năm, Hà Nội tầm $6k/năm, vậy New York dân kiếm 1 năm gấp 16 lần Hà Nội. Vậy nhà Hà Nội đắt hay rẻ? Tất nhiên là tôi chưa tính đến mức thuế thu nhập, rồi chi phí sinh hoạt, tuy nhiên riêng về giá nhà, tính tương đối là đắt hơn nhiều Manhattan rồi.
So giá condo là dễ nhất. Còn nhà phố thì khó so. So thì phải cherry pick. Ví dụ căn thế này:


Diện tích đất là 180m2. Giá 150 tỷ. Tính ra là 833 triệu/m2. Mấy phố tương đương ở Hoàn Kiếm bét cũng phải 600 triệu/m2 là ít. Mấy phố be bé ở Thanh Xuân như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Ngọc Nại đã hết hơn 400-500 triệu/m2 rồi.
Có căn mặt phố Trung Hòa Cầu Giấy 200m2 cũng hét 150 tỷ rồi.
So với New York giá gần bằng nhưng mà cũng hơi hài hước tí vì một chỗ là trung tâm của thế giới còn một chỗ là vũng trũng của thế giới.

Phải công nhận sự thật là nó quá đắt nếu so với New York. Tất nhiên là đắt không có nghĩa là không tăng nữa vì nếu vẫn có giao dịch thì dân có chấp nhận mức giá đấy.
Cụ phân tích quá chuẩn. Em mời vodka cụ.

Rất nhiều đội cò vạc đang so sánh kêu giá nhà ở Hà Nội vẫn thấp hơn so với giá nhà Thượng Hải, Bắc Kinh, Tokyo, BangKok. Nhưng lại quên so sánh thu nhập bình quân ở họ lại gấp nhiều lần. Nếu so giữa thu nhập ròng (Thu nhập trừ đi các chi phí cơ bản như y tế, giáo dục, sinh hoạt) và giá nhà, thì có lẽ đất đai ở Việt Nam đang ở tầm vũ trụ chứ không phải là mặt đất nữa.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,430
Động cơ
101,710 Mã lực
Veej
Cụ phân tích quá chuẩn. Em mời vodka cụ.

Rất nhiều đội cò vạc đang so sánh kêu giá nhà ở Hà Nội vẫn thấp hơn so với giá nhà Thượng Hải, Bắc Kinh, Tokyo, BangKok. Nhưng lại quên so sánh thu nhập bình quân ở họ lại gấp nhiều lần. Nếu so giữa thu nhập ròng (Thu nhập trừ đi các chi phí cơ bản như y tế, giáo dục, sinh hoạt) và giá nhà, thì có lẽ đất đai ở Việt Nam đang ở tầm vũ trụ chứ không phải là mặt đất nữa.
[/QUOT

Hạ tầng đường xá nhà cửa cầu cống, quy hoạch thì trăm năm nữa chưa chắc làm được như Toy hay Thượng Hải bây giờ
 

Minhhalo1111

Xe tải
Biển số
OF-405904
Ngày cấp bằng
21/2/16
Số km
339
Động cơ
227,131 Mã lực
Nơi ở
12
Thị trường quyết định cả cụ ạ, thậm chí có cả chính sách để thu hút dòng tiền về bds luôn..kiểu j thì cũng sẽ chững nhưng về lâu về dài vẫn sẽ luôn tăng và có những thời kỳ tăng mạnh như này..trừ khi dòng người về thủ đô ít đi, k thì khó có chuyện giảm lắm.
 
Biển số
OF-871393
Ngày cấp bằng
12/11/24
Số km
81
Động cơ
211 Mã lực
Tuổi
44
Nếu cụ đã có vài cái nhà thì ko cần thiết nghĩ đến phương án mua thêm làm j mà nghĩ đến phương án bán 1 cái đi thì đủ tiền sống đến cuối đời. Thế có phải nhàn đầu hơn ko?
Tiền mất giá thế này thì tiêu nhanh lắm cụ
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,110
Động cơ
68,744 Mã lực
Nếu cụ đã có vài cái nhà thì ko cần thiết nghĩ đến phương án mua thêm làm j mà nghĩ đến phương án bán 1 cái đi thì đủ tiền sống đến cuối đời. Thế có phải nhàn đầu hơn ko?
Tham vọng của con người khá là không giới hạn.
 

ke_du_ca

Xe máy
Biển số
OF-76139
Ngày cấp bằng
23/10/10
Số km
62
Động cơ
421,720 Mã lực
Cứ mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm đều có người bàn tán, kêu ca nhà đất, chung cư đắt đỏ, giá ngáo. Từ những năm 201x chung cư xây la liệt, giá có 1Xtr/m2 vẫn có người chê ngáo nọ ngáo kia. Đến nay 202x giá đã lên 100tr/m2 vẫn chê ngáo nhưng vẫn hết hàng, vẫn tranh nhau mua. Vậy đến 203x giá 1 tỷ/m2 vẫn cứ ngáo hoàn ngáo. Tóm lại là giá ko bao giờ là hợp lý với đại đa số.
203x được 1 tỷ/m2 thì chắc thủ đô Hà Nội lên tầm trung tâm vũ trụ cụ nhỉ. Vì em thấy Thượng Hải, Singapore hiện nay còn chưa có giá này.

Nói đúng ra giá bất động sản ở Việt Nam nói chung, và các Thành phố trung tâm nói riêng, đang quá cao so về thu nhập đầu người, so với mặt bằng chung của các nước.

Một đất nước đang phát triển, mà tỷ lệ giá nhà chung cư so với thu nhập đầu người đã cao hơn cả New York, Thượng Hải, Singapore. Là những trung tâm tài chính hàng đầu của hàng đầu thế giới. Thì con cháu chúng ta sẽ là những người thiệt hại nặng nề chứ chẳng ai xa đâu.

Tương quan nền kinh tế giống như một chiếc ô tô. Nhà ở chính là chỗ ngồi trên xe. Đẩy giá bất động sản lên cao, giống như dành phần lớn đầu tư của xe vào chiếc ghế, bỏ lửng nâng cấp động cơ, truyền động, an toàn, thì dù ngồi trên ghế xịn cũng sướng đấy, nhưng lại cũng chẳng khiến chiếc xe đi nhanh, êm hơn được và khi có tai nạn thì cũng chẳng giảm thiểu rủi ro đi được.
 

lexus315

Xe điện
Biển số
OF-29569
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,457
Động cơ
231,798 Mã lực
Bản chất vấn đề vẫn là câu chuyện cung cầu, cung rất rất ít, cầu thực thì tăng đều nhưng không có nhiều người khả năng chi trả . Giao dịch èo uột, nhiều cháu trẻ sẽ không, chậm hoặc hoãn lại việc kết hôn, sinh nở, các chú già hơn thì tiếp tục ở lại căn hộ chật chội dù đã có tich lũy định nâng cấp.Các nhà thầu xD thì không có việc, phá giá nhau để lấy công qua ngày, nhiều đơn vị sản xuất, buôn bán vật liệu xd, nội thất trì trệ theo. Đất đai thì để không, và không ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí tài nguyên, lãng phí cơ hội của nền kinh tế cả. Tất cả vẫn là bài vừa bơm oxi kéo dài, vừa chờ tích lũy của các cháu các chú đủ lớn, đến cùng cực thì cũng buộc phải mua, phải vay mà mua thôi. Gì chứ các bác tay to, tiền nhiều đợi được, cc cố lên.
Bank luôn hưởng lợi!
Bài toán tích lũy đủ tiềnđể mua 1 món như xe, nhà gần như chưa bao giờ xảy ra với "số đông". Thương là vay mượn.

Công thức cũ thường là tích lũy được 30%, vay bên nội 20 - 30%, vay bên ngoại 20 - 30%, vay bạn bè 10 - 20% thế là mua và trả nợ dần các khoản vay ít bị chịu lãi
Công thức mới thì tích lũy được 30 - 35%, vay được từng nào không lãi thì vay. Sau đó là Bank - và trả nợ cho bank.
10 - 20 năm rồi cũng trả xong nợ!
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,430
Động cơ
101,710 Mã lực
Bank luôn hưởng lợi!
Bài toán tích lũy đủ tiềnđể mua 1 món như xe, nhà gần như chưa bao giờ xảy ra với "số đông". Thương là vay mượn.

Công thức cũ thường là tích lũy được 30%, vay bên nội 20 - 30%, vay bên ngoại 20 - 30%, vay bạn bè 10 - 20% thế là mua và trả nợ dần các khoản vay ít bị chịu lãi
Công thức mới thì tích lũy được 30 - 35%, vay được từng nào không lãi thì vay. Sau đó là Bank - và trả nợ cho bank.
10 - 20 năm rồi cũng trả xong nợ!
Các tài phiệt bank luôn nghĩ ra các món mới hấp dẫn phỏng cụ, bộ đôi bank và đại gia bđs hiện đang là cặp đôi hoàn hảo rồi
 

lexus315

Xe điện
Biển số
OF-29569
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,457
Động cơ
231,798 Mã lực
Các tài phiệt bank luôn nghĩ ra các món mới hấp dẫn phỏng cụ, bộ đôi bank và đại gia bđs hiện đang là cặp đôi hoàn hảo rồi
Mối quan hệ hợp tác giữa các tài phiệt ngân hàng và tài phiệt bất động sản thường có lợi cho cả hai bên, vì lĩnh vực bất động sản và tài chính thường đan xen nhau rất chặt chẽ trong các hoạt động đầu tư, phát triển, và quản lý tài sản.

  1. Hỗ trợ tài chính: Tài phiệt ngân hàng thường cung cấp các khoản vay, tín dụng hoặc đầu tư trực tiếp để tài trợ cho các dự án bất động sản. Các dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản, như khu đô thị, trung tâm thương mại hay khu phức hợp, thường cần vốn lớn, và ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính quan trọng nhất. Các tài phiệt ngân hàng có thể cung cấp mức lãi suất ưu đãi hoặc các gói vay đặc biệt để thu hút các nhà phát triển bất động sản.
  2. Cơ hội đầu tư và sinh lợi nhuận: Các tài phiệt bất động sản có thể thu hút tài phiệt ngân hàng đầu tư vào dự án của họ thông qua việc chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, bán hoặc phát triển bất động sản. Ngân hàng tham gia vào các dự án bất động sản cũng giúp họ tăng trưởng lợi nhuận nhờ sự tăng giá trị tài sản trong dài hạn và tăng doanh thu từ lãi suất và phí.
  3. Đảm bảo tài sản thế chấp và rủi ro thấp: Bất động sản là tài sản thế chấp an toàn và có giá trị cao, vì vậy các tài phiệt ngân hàng thường ưu tiên hợp tác với các nhà phát triển bất động sản. Bất động sản ổn định hơn nhiều so với các tài sản khác, làm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng khi cho vay.
  4. Ảnh hưởng thị trường và chi phối kinh tế: Khi hợp tác, tài phiệt ngân hàng và bất động sản có thể cùng nhau kiểm soát nguồn cung vốn và bất động sản trên thị trường, từ đó tác động đến giá trị của cả hai ngành. Sự hợp tác này giúp họ có thể chi phối thị trường, điều chỉnh giá đất, giá bất động sản và lãi suất, tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
  5. Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị: Sự hợp tác này cũng giúp thúc đẩy các dự án phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và dân sinh. Ngân hàng có thể đóng góp nguồn vốn, trong khi các nhà phát triển bất động sản cung cấp kiến thức và quản lý dự án để hoàn thành các khu đô thị và các công trình lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố và nền kinh tế địa phương.
Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến những rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng khi quyền lực kinh tế quá tập trung.
 

tungpt79

Xe đạp
Biển số
OF-864980
Ngày cấp bằng
2/8/24
Số km
41
Động cơ
416 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mối quan hệ hợp tác giữa các tài phiệt ngân hàng và tài phiệt bất động sản thường có lợi cho cả hai bên, vì lĩnh vực bất động sản và tài chính thường đan xen nhau rất chặt chẽ trong các hoạt động đầu tư, phát triển, và quản lý tài sản.

  1. Hỗ trợ tài chính: Tài phiệt ngân hàng thường cung cấp các khoản vay, tín dụng hoặc đầu tư trực tiếp để tài trợ cho các dự án bất động sản. Các dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản, như khu đô thị, trung tâm thương mại hay khu phức hợp, thường cần vốn lớn, và ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính quan trọng nhất. Các tài phiệt ngân hàng có thể cung cấp mức lãi suất ưu đãi hoặc các gói vay đặc biệt để thu hút các nhà phát triển bất động sản.
  2. Cơ hội đầu tư và sinh lợi nhuận: Các tài phiệt bất động sản có thể thu hút tài phiệt ngân hàng đầu tư vào dự án của họ thông qua việc chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, bán hoặc phát triển bất động sản. Ngân hàng tham gia vào các dự án bất động sản cũng giúp họ tăng trưởng lợi nhuận nhờ sự tăng giá trị tài sản trong dài hạn và tăng doanh thu từ lãi suất và phí.
  3. Đảm bảo tài sản thế chấp và rủi ro thấp: Bất động sản là tài sản thế chấp an toàn và có giá trị cao, vì vậy các tài phiệt ngân hàng thường ưu tiên hợp tác với các nhà phát triển bất động sản. Bất động sản ổn định hơn nhiều so với các tài sản khác, làm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng khi cho vay.
  4. Ảnh hưởng thị trường và chi phối kinh tế: Khi hợp tác, tài phiệt ngân hàng và bất động sản có thể cùng nhau kiểm soát nguồn cung vốn và bất động sản trên thị trường, từ đó tác động đến giá trị của cả hai ngành. Sự hợp tác này giúp họ có thể chi phối thị trường, điều chỉnh giá đất, giá bất động sản và lãi suất, tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
  5. Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị: Sự hợp tác này cũng giúp thúc đẩy các dự án phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và dân sinh. Ngân hàng có thể đóng góp nguồn vốn, trong khi các nhà phát triển bất động sản cung cấp kiến thức và quản lý dự án để hoàn thành các khu đô thị và các công trình lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố và nền kinh tế địa phương.
Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến những rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng khi quyền lực kinh tế quá tập trung.
Lâu lắm mới được đọc 1 bài phân tích hay thế này
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
841
Động cơ
37,536 Mã lực
Mối quan hệ hợp tác giữa các tài phiệt ngân hàng và tài phiệt bất động sản thường có lợi cho cả hai bên, vì lĩnh vực bất động sản và tài chính thường đan xen nhau rất chặt chẽ trong các hoạt động đầu tư, phát triển, và quản lý tài sản.

  1. Hỗ trợ tài chính: Tài phiệt ngân hàng thường cung cấp các khoản vay, tín dụng hoặc đầu tư trực tiếp để tài trợ cho các dự án bất động sản. Các dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản, như khu đô thị, trung tâm thương mại hay khu phức hợp, thường cần vốn lớn, và ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính quan trọng nhất. Các tài phiệt ngân hàng có thể cung cấp mức lãi suất ưu đãi hoặc các gói vay đặc biệt để thu hút các nhà phát triển bất động sản.
  2. Cơ hội đầu tư và sinh lợi nhuận: Các tài phiệt bất động sản có thể thu hút tài phiệt ngân hàng đầu tư vào dự án của họ thông qua việc chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, bán hoặc phát triển bất động sản. Ngân hàng tham gia vào các dự án bất động sản cũng giúp họ tăng trưởng lợi nhuận nhờ sự tăng giá trị tài sản trong dài hạn và tăng doanh thu từ lãi suất và phí.
  3. Đảm bảo tài sản thế chấp và rủi ro thấp: Bất động sản là tài sản thế chấp an toàn và có giá trị cao, vì vậy các tài phiệt ngân hàng thường ưu tiên hợp tác với các nhà phát triển bất động sản. Bất động sản ổn định hơn nhiều so với các tài sản khác, làm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng khi cho vay.
  4. Ảnh hưởng thị trường và chi phối kinh tế: Khi hợp tác, tài phiệt ngân hàng và bất động sản có thể cùng nhau kiểm soát nguồn cung vốn và bất động sản trên thị trường, từ đó tác động đến giá trị của cả hai ngành. Sự hợp tác này giúp họ có thể chi phối thị trường, điều chỉnh giá đất, giá bất động sản và lãi suất, tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
  5. Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị: Sự hợp tác này cũng giúp thúc đẩy các dự án phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và dân sinh. Ngân hàng có thể đóng góp nguồn vốn, trong khi các nhà phát triển bất động sản cung cấp kiến thức và quản lý dự án để hoàn thành các khu đô thị và các công trình lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố và nền kinh tế địa phương.
Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến những rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng khi quyền lực kinh tế quá tập trung.
Bài hay quá. Hợp tác gì thì hợp tác, cứ lãi suất mà tăng cao là biết ông nào cởi truồng. Hiện tại, tỷ trọng thuế thu từ đất chiếm hơn 1/5 thu ngân sách từ thuế, và cao hơn cả thuế TNDN, chỉ sau VAT một tí, thì BĐS mà bị kéo xuống thì Nn cũng bác giá đi ăn mày :))
655B6079-85BE-49EA-85B5-CB48FAFF53DB.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top