[Funland] Các cụ có nghiện trà thái nguyên không

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ledung68

Xe buýt
Biển số
OF-801786
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
688
Động cơ
22,850 Mã lực
Tuổi
36
Em từ ngày có con bé cũng cafe sáng ở nhà luôn. Mấy nay đọc được thớt này cũng đua đòi nhập môn món này. Em mới dùng chè xanh thôi các cụ.
20220105_073608.jpg

Cụ pm em xin tên, địa chỉ, sđt em xin gửi tặng cụ uống thử ae giao lưu ạ. Em cám ơn cụ!
 

leanhduc1707

Xe tăng
Biển số
OF-180299
Ngày cấp bằng
9/2/13
Số km
1,620
Động cơ
353,086 Mã lực
Em từ ngày có con bé cũng cafe sáng ở nhà luôn. Mấy nay đọc được thớt này cũng đua đòi nhập môn món này. Em mới dùng chè xanh thôi các cụ.
20220105_073608.jpg

Nếu mới bập thì cụ lấy mấy loại trà, mỗi loại 1 ít, u để so sánh và tìm ra loại hợp với mình
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Dân Âu hay uống trà đen (Tàu gọi là Hồng trà). Một set trà chiều của nhà giàu Ăng lê bằng bữa nhậu tại nhà hàng sang trọng.
Dân Việt mình thì lại quen uống trà xanh (Tàu gọi là Lục trà), món này giữ nguyên bản hương, vị nhưng ko uống được nhiều, xót ruột lắm.

Hồng trà bọn Tây nó uống tách to đùng. Mùi thơm mứt quả, vị ngọt.

Riêng bọn Tàu thì nó lại đa dạng cách chế biến nhất, nên thành ra nếu nói về trà nó là số 1 thế giới về độ tinh tế và chủng loại.
Điểm qua 1 số dòng trà trên thế giới cho các cụ xem (theo kiến thức lõm bõm của em)

1. Trà xanh (Lục trà):
- Cách chế biến: hái lá chè loại 1 tôm 1 lá hoặc 1 tôm 2 lá, không quá 4-5 tiếng phải đem sao suốt trên chảo (máy) và vò nhiều lần cho kiệt nước để không còn lên men được nữa. (Loại này có độ oxy hóa 0-5%)
- Trà loại này có vị chát khi uống, sau đó ngọt hậu khi nuốt nước bọt (dân gian gọi là tiền chát hậu ngọt).
- Điển hình: Trà Tân Cương Thái Nguyên (VN), Lục trà shan tuyết Hà Giang (VN), Long tỉnh (TQ) (loại này ở Tây Hồ - Hàng Châu, Chiết Giang), Bích Loa xuân (TQ), Lục an qua phiến (TQ), Hoàng sơn Mao phong (TQ)...


2. Trà trắng (Bạch trà):

- Cách chế biến: hái lá chè chỉ lấy 1 tôm (nếu chế biến loại cao cấp nhất là bạch kim trà), hoặc 1 tôm 1 lá hoặc 1 tôm 2 lá (chế biến loại khác). Sau đó đem về phơi nắng, hoặc sấy khô (không vò) để giữ nguyên bản nhất hương vị trà. Nó gần như lá trà nguyên bản được hong khô. (Loại này cũng ko oxy hóa cao, chỉ ở mức 0-5%)

- Trà này có hương thơm cây cỏ tươi, có loại nếu để lâu thì ra mùi hoa quả sấy khô, mứt quả, vị ngọt thanh (uống gần như không có chát), hậu vị ngọt nhẹ. Nước trà có 2 loại: loại bạch kim trà thì màu trắng tinh như nước lọc, loại Mẫu đơn, hoặc Cống Mi thì màu hơi ngả đỏ, càng để trả lâu năm càng đỏ.

- Loại điển hình: Bạch hào ngân châm (Tàu) (thuộc nhóm bạch kim trà - cánh trà thành phẩm nhọn hoắt, bao 1 lớp lông tơ trắng như lông thỏ); Bạch trà Mẫu đơn (Tàu - loại này 1 tôm 2 lá có thể để lâu năm ủ lên 1 mùi mứt quả rất thơm, nước màu vàng đỏ); Bạch trà Cống Mi (Tàu), Bạch trà Thọ Mi (Tàu), Phúc đỉnh bạch trà (Tàu), An Cát bạch trà (Tàu).
Ở VN gần đây cũng có 1 số nghệ nhân trà học cách chế biến Bạch hào ngân châm của Tàu từ loại búp trà shan tuyết Hà Giang, cũng khá độc đáo.

3. Trà đen (Hồng trà) - Loại này sản lượng nhiều nhất.

- Cách chế biến: Lá chè thu hái về, phải phơi héo nhẹ, sau đó vò nát, sao và ủ lên men (độ lên men của trà này đạt gần 90-100%)

- Trà này có thành phẩm màu đen nâu, khi pha ra nước trà màu đỏ đến đỏ đậm, mùi thơm quả chín, mứt quả, tiền vị và hậu vị đều ngọt (chế biến kém sẽ ra vị chua).

- Điển hình: Hồng trà Xây lan (Sri lanka) hiệu CeyLon, Hồng trà Chính sơn tiểu chủng (Tàu), Hồng trà Kim Tuấn Mi (Tàu) (Loại này mới sáng tạo từ năm 2004, anh Tập rất thích nên bên Tàu có đợt rộ lên mốt uống trà này - đây là loại cao cấp nhất của Hồng trà Tàu), Hồng trà Điền hồng, Hồng trà Kỳ Môn (Tàu)
Ở VN nhìn chung k có thói quen uống trà này (trừ các cụ uống Lipton hoặc Dilmart) nên ko sản xuất hoặc có thì xuất là chủ yếu. Chưa có loại nào ngon cả. Cụ nào muốn mua thử có thể mua 1 số thương nhân sản xuất hồng trà bằng loại chè Shan tuyết hà giang.

4. Trà ô long:

- Cách chế biến: Lá chè khai thác về, đem phơi héo, sao, vò và có ủ lên men nhưng độ lên men ở giữa trà xanh và hồng trà (Độ lên men của ô long khoảng từ 30-80%)

- Chính vì lên men bán phần (khoảng giữa trà xanh và trà đen) nên ô long giữ được đặc tính trung bình của cả 2 loại này. Nó vừa có vị hơi chát (nhẹ hơn nhiều so với trà xanh) nhưng lại có hương thơm rất đặc trưng gần như hồng trà. Trà này nước màu vàng sáng đến vàng hơn đậm (tùy thuộc độ lên men, càng lên men sâu thì càng vàng đậm), vị chát (từ đậm đến nhẹ) hương thơm cỏ cây hoặc quả chín (tùy độ lên men).

- Điển hình: Nổi tiếng nhất phải kể đến Thiết quan âm (Vùng Phúc Kiến - Tàu), Ô long Đài loan (Loại đắt nhất là oolong Đại Vũ Lĩnh, kế đến là Alishan, kế đến là Phúc Thọ Lê Sơn, kế đến là Đông Đỉnh).
Ở VN có các giống trà oolong mang từ ĐL sang trồng và chế biến cũng được đánh giá khá cao. Loại đánh giá cao nhất là Cầu Đất - Lâm Đồng (loại này ngon, cụ nào nên mua uống thử, tất nhiên cũng tùy nhà sản xuất), kế đến là Mộc Châu cũng tạm tạm.

Ngoài ra ô long còn có 1 loại khá đặc biệt, được coi là đắt nhất trong các loại trà tàu: Đó là dòng Nham trà Vũ Di Sơn (Tại núi Vũ Di Sơn - Phúc Kiến) gồm các loại: Đại hồng bào, Thủy Tiên, Nhục quế, Thiết la hán, Thủy Kim quy.
Loại này vẫn được xếp vào Ô long vì nó chưa lên men 100% như hồng trà, mặc dù vậy nó cũng lên men rất sâu (tầm 70-90%) nên nước trà đỏ sậm, uống ngọt lừ, mùi thơm thì không có loại trà nào thơm bằng nó (đặc biệt cụ nào uống Nham trà Nhục quế thì nó thơm như ướp nước hoa).
Loại này được chế biến và sao khô bằng gỗ cây tùng ở vùng này (tất nhiên đấy là ngày xưa) mùi thơm quả chín, hương hoa không lẫn đâu được.
Đắt nhất trong dòng này là Đại hồng bào.

5. Trà phổ nhĩ
Loại này rất đặc biệt, các loại trước là kiểu trà lên men trong quá trình chế biến (giữ cố định đến khi sử dụng) Nên thường không trữ được lâu.
- Trà xanh nên dùng ngay trong 6 tháng sau khi chế biến
- Ô long thì cũng chỉ khoảng 6-12 tháng sau chế biến
- Hồng trà thì khoảng 1-2 năm sau chế biến
- Bạch trà có loại để được 5-10 năm sau chế biến

Nhưng ông Phổ nhĩ này thì để được hàng 10-20-30 năm. Mà nghe nói càng lâu càng ngon. :D Tất nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó.

- Cách chế biến: Lá trà phải là cây chè thuộc dòng Đại diệp chủng (Trà lá to) mọc tự nhiên (giờ có trồng) ở vùng Nam trung quốc, bắc Myanmar, Lào và Bắc Việt Nam (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái) - ở VN cây này gọi là cây chè Shan tuyết.
Thu hái lá tươi về, phơi héo nhẹ khoảng 5-6 tiếng, sau đó cho vào xao trên chảo, đến 1 độ nhất định cho ra vò, rồi lại cho vào xao. Tuy nhiên ko xao đến kiệt nước như trà xanh, mà xao đến độ lá trà còn khoảng 20-25% nước thì cho ra nong phơi. Cứ phơi như thế đến khi khô thì cho vào kho để trữ (6 tháng đến 1 năm nếu muốn có thể đem ép bánh, không thì để rời cũng được - ép bánh chỉ để giữ cho trà gọn gàng dễ vận chuyển) - Đây là cách chế biến phổ nhĩ sống.
Sau khi chế biến trà này có thể trữ được hàng chục năm (tất nhiên cần điều kiện khí hậu khô, ít độ ẩm, tránh ánh sáng).

Còn 1 cách nữa là chế phổ nhĩ chín (cách này nếu cụ nào cần sâu cháu viết sau).

- Đặc trưng nước trà để 1-2 năm đầu thì nước màu vàng, vị ngái, chát đậm, hậu ngọt. Càng để lâu thì nước trà càng chuyển sang màu đỏ, vị ngọt, mùi thơm gỗ đặc trưng.

- Điển hình: Trà Phổ nhĩ Vân Nam (tên trà Phổ Nhĩ là đặt theo 1 thành phố ở Vân Nam nơi sống của đồng bào dân tộc Thái). Loại này thì sếp độ đắt, ngon theo 8 vùng sản xuất: Số 1 là Lão Ban Chương, Băng Đảo, Dị Võ, Mãnh Hải, Mãnh Tống, Bố Lãng, Hạ Quan...

Ở VN dạo gần đây có 1 số nhà làm trà cũng đã bắt đầu học phong cách chế biến này và có 1 số người cũng bắt đầu tập uống trà này. Sản phẩm nổi tiếng là ở Hà Giang, Tà Xùa, nhưng nhìn chung chủ yếu là để xuất sang Tàu làm trà nguyên liệu.
Nhà cháu cũng có gần 20 bánh để ủ chum sành, còn uống hàng ngày thì ít uống.

Cách đây mấy năm ở Tàu có cơn sốt Trà Phổ nhĩ như ở ta sốt Lan Var. giới đầu cơ tích trữ phổ nhĩn, đem đấu giá có những bánh lên hàng tỉ đồng.
Thực tình mà nói, trong 1 thời gian dài trải qua thời kỳ đói kém, đa số người Việt ít được thưởng thức sự phong phú của các loại trà đông tây kim cổ nên gu cũng hạn chế, chỉ gói gọn trong trà TN. Chưa kể trà TN cũng có nhiều loại lôm côm, rồi vấn đề Antoàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc cũng chỉ là khuất mắt trông coi.
 

Ledung68

Xe buýt
Biển số
OF-801786
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
688
Động cơ
22,850 Mã lực
Tuổi
36
  • Trà được thu hái và lựa chọn thủ công theo quy chuẩn
  • 100% Nguyên liệu được lựa chọn tại các đồi chè VietGap của vùng chè Thái Nguyên.
  • Trà được sao tay thủ công bởi nghệ nhân sao chè giàu kinh nghiệm
  • Cánh trà đẹp, đều. Trà cho màu nước trong xanh óng vàng, hương thơm tựa cốm non, tiền vị chát dịu thanh, hậu vị ngọt bùi sâu lắng.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,085
Động cơ
422,211 Mã lực
Thực tình mà nói, trong 1 thời gian dài trải qua thời kỳ đói kém, đa số người Việt ít được thưởng thức sự phong phú của các loại trà đông tây kim cổ nên gu cũng hạn chế, chỉ gói gọn trong trà TN. Chưa kể trà TN cũng có nhiều loại lôm côm, rồi vấn đề Antoàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc cũng chỉ là khuất mắt trông coi.
Thực ra từ xa xưa, người Việt mình ko sâu sắc trong nhiều chuyện, kể cả chuyện ăn chơi. Có lẽ cũng do nghèo, mà nghèo thì chỉ cốt ăn no ko cần cầu kỳ
Cách chế biến trà của VN rất đơn giản, ko hề cầu kỳ nên chỉ có trà xanh là phù hợp. Hái chè về xao suốt khoảng 1-2 tiếng là xong 1 mẻ.
Nên thành ra chè nguyên liệu thì mình cũng ngon, nhưng trà thành phẩm thì chả có gì có tiếng cả
 

Ledung68

Xe buýt
Biển số
OF-801786
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
688
Động cơ
22,850 Mã lực
Tuổi
36
Thực ra từ xa xưa, người Việt mình ko sâu sắc trong nhiều chuyện, kể cả chuyện ăn chơi. Có lẽ cũng do nghèo, mà nghèo thì chỉ cốt ăn no ko cần cầu kỳ
Cách chế biến trà của VN rất đơn giản, ko hề cầu kỳ nên chỉ có trà xanh là phù hợp. Hái chè về xao suốt khoảng 1-2 tiếng là xong 1 mẻ.
Nên thành ra chè nguyên liệu thì mình cũng ngon, nhưng trà thành phẩm thì chả có gì có tiếng cả
"Nên thành ra chè nguyên liệu thì mình cũng ngon, nhưng trà thành phẩm thì chả có gì có tiếng cả"
Dạ cụ nói rất chuẩn ạ
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,152
Động cơ
455,038 Mã lực
Bộ tách trà của bác thật đẹp....

Nhưng bác pha trà hình như hơi để lâu rồi mới rót ra tách nên màu nước trà hơi đậm 1 chút...

Trà của bác chắc cũng là loại trà ngon!

Em từ ngày có con bé cũng cafe sáng ở nhà luôn. Mấy nay đọc được thớt này cũng đua đòi nhập môn món này. Em mới dùng chè xanh thôi các cụ.
20220105_073608.jpg
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,730
Động cơ
1,549,712 Mã lực
Ahihi vừa được cụ chã hungalpha tặng cho gói bánh!

Trân trọng cảm ơn cụ! Chúc cụ và gia đình sức khỏe, vạn sự như ý!

Covid khó khăn có bánh đậu Hải Dương mới lại trà Thái Nguyên là em có cái Tết ấm áp ùi :D
 

Ledung68

Xe buýt
Biển số
OF-801786
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
688
Động cơ
22,850 Mã lực
Tuổi
36
1641355328834.png


Trà nhà em, nước 2 mới xanh và đậm ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,230
Động cơ
900,086 Mã lực
...
Cách chế biến trà của VN rất đơn giản, ko hề cầu kỳ nên chỉ có trà xanh là phù hợp. Hái chè về xao suốt khoảng 1-2 tiếng là xong 1 mẻ.
Nên thành ra chè nguyên liệu thì mình cũng ngon, nhưng trà thành phẩm thì chả có gì có tiếng cả
1 hay 2 tiếng xong 1 mẻ là loại chè xanh mới bây giờ bác ạh!
Họ sao và vò bằng máy, đốt bằng than đá.
Để làm nhanh thì nhiệt độ sao chè cũng cao và chè pha đủ đặc là mất mầu xanh óng ánh.
Đã sử dụng nhiều giống chè mới nên nguyên liệu của VN đã cải thiện nhiều, nhưng so sánh với nguyên liệu chè Xi ri lan ca vẫn còn thua xa. Tuy vậy thì kể cả Xi ri lan ca cũng không có hãng chè nổi tiếng!
 

KeoDay

Xe đạp
Biển số
OF-801604
Ngày cấp bằng
28/12/21
Số km
13
Động cơ
13,104 Mã lực
Tuổi
49
Dân Âu hay uống trà đen (Tàu gọi là Hồng trà). Một set trà chiều của nhà giàu Ăng lê bằng bữa nhậu tại nhà hàng sang trọng.
Dân Việt mình thì lại quen uống trà xanh (Tàu gọi là Lục trà), món này giữ nguyên bản hương, vị nhưng ko uống được nhiều, xót ruột lắm.

Hồng trà bọn Tây nó uống tách to đùng. Mùi thơm mứt quả, vị ngọt.

Riêng bọn Tàu thì nó lại đa dạng cách chế biến nhất, nên thành ra nếu nói về trà nó là số 1 thế giới về độ tinh tế và chủng loại.
Điểm qua 1 số dòng trà trên thế giới cho các cụ xem (theo kiến thức lõm bõm của em)

1. Trà xanh (Lục trà):
- Cách chế biến: hái lá chè loại 1 tôm 1 lá hoặc 1 tôm 2 lá, không quá 4-5 tiếng phải đem sao suốt trên chảo (máy) và vò nhiều lần cho kiệt nước để không còn lên men được nữa. (Loại này có độ oxy hóa 0-5%)
- Trà loại này có vị chát khi uống, sau đó ngọt hậu khi nuốt nước bọt (dân gian gọi là tiền chát hậu ngọt).
- Điển hình: Trà Tân Cương Thái Nguyên (VN), Lục trà shan tuyết Hà Giang (VN), Long tỉnh (TQ) (loại này ở Tây Hồ - Hàng Châu, Chiết Giang), Bích Loa xuân (TQ), Lục an qua phiến (TQ), Hoàng sơn Mao phong (TQ)...


2. Trà trắng (Bạch trà):

- Cách chế biến: hái lá chè chỉ lấy 1 tôm (nếu chế biến loại cao cấp nhất là bạch kim trà), hoặc 1 tôm 1 lá hoặc 1 tôm 2 lá (chế biến loại khác). Sau đó đem về phơi nắng, hoặc sấy khô (không vò) để giữ nguyên bản nhất hương vị trà. Nó gần như lá trà nguyên bản được hong khô. (Loại này cũng ko oxy hóa cao, chỉ ở mức 0-5%)

- Trà này có hương thơm cây cỏ tươi, có loại nếu để lâu thì ra mùi hoa quả sấy khô, mứt quả, vị ngọt thanh (uống gần như không có chát), hậu vị ngọt nhẹ. Nước trà có 2 loại: loại bạch kim trà thì màu trắng tinh như nước lọc, loại Mẫu đơn, hoặc Cống Mi thì màu hơi ngả đỏ, càng để trả lâu năm càng đỏ.

- Loại điển hình: Bạch hào ngân châm (Tàu) (thuộc nhóm bạch kim trà - cánh trà thành phẩm nhọn hoắt, bao 1 lớp lông tơ trắng như lông thỏ); Bạch trà Mẫu đơn (Tàu - loại này 1 tôm 2 lá có thể để lâu năm ủ lên 1 mùi mứt quả rất thơm, nước màu vàng đỏ); Bạch trà Cống Mi (Tàu), Bạch trà Thọ Mi (Tàu), Phúc đỉnh bạch trà (Tàu), An Cát bạch trà (Tàu).
Ở VN gần đây cũng có 1 số nghệ nhân trà học cách chế biến Bạch hào ngân châm của Tàu từ loại búp trà shan tuyết Hà Giang, cũng khá độc đáo.

3. Trà đen (Hồng trà) - Loại này sản lượng nhiều nhất.

- Cách chế biến: Lá chè thu hái về, phải phơi héo nhẹ, sau đó vò nát, sao và ủ lên men (độ lên men của trà này đạt gần 90-100%)

- Trà này có thành phẩm màu đen nâu, khi pha ra nước trà màu đỏ đến đỏ đậm, mùi thơm quả chín, mứt quả, tiền vị và hậu vị đều ngọt (chế biến kém sẽ ra vị chua).

- Điển hình: Hồng trà Xây lan (Sri lanka) hiệu CeyLon, Hồng trà Chính sơn tiểu chủng (Tàu), Hồng trà Kim Tuấn Mi (Tàu) (Loại này mới sáng tạo từ năm 2004, anh Tập rất thích nên bên Tàu có đợt rộ lên mốt uống trà này - đây là loại cao cấp nhất của Hồng trà Tàu), Hồng trà Điền hồng, Hồng trà Kỳ Môn (Tàu)
Ở VN nhìn chung k có thói quen uống trà này (trừ các cụ uống Lipton hoặc Dilmart) nên ko sản xuất hoặc có thì xuất là chủ yếu. Chưa có loại nào ngon cả. Cụ nào muốn mua thử có thể mua 1 số thương nhân sản xuất hồng trà bằng loại chè Shan tuyết hà giang.

4. Trà ô long:

- Cách chế biến: Lá chè khai thác về, đem phơi héo, sao, vò và có ủ lên men nhưng độ lên men ở giữa trà xanh và hồng trà (Độ lên men của ô long khoảng từ 30-80%)

- Chính vì lên men bán phần (khoảng giữa trà xanh và trà đen) nên ô long giữ được đặc tính trung bình của cả 2 loại này. Nó vừa có vị hơi chát (nhẹ hơn nhiều so với trà xanh) nhưng lại có hương thơm rất đặc trưng gần như hồng trà. Trà này nước màu vàng sáng đến vàng hơn đậm (tùy thuộc độ lên men, càng lên men sâu thì càng vàng đậm), vị chát (từ đậm đến nhẹ) hương thơm cỏ cây hoặc quả chín (tùy độ lên men).

- Điển hình: Nổi tiếng nhất phải kể đến Thiết quan âm (Vùng Phúc Kiến - Tàu), Ô long Đài loan (Loại đắt nhất là oolong Đại Vũ Lĩnh, kế đến là Alishan, kế đến là Phúc Thọ Lê Sơn, kế đến là Đông Đỉnh).
Ở VN có các giống trà oolong mang từ ĐL sang trồng và chế biến cũng được đánh giá khá cao. Loại đánh giá cao nhất là Cầu Đất - Lâm Đồng (loại này ngon, cụ nào nên mua uống thử, tất nhiên cũng tùy nhà sản xuất), kế đến là Mộc Châu cũng tạm tạm.

Ngoài ra ô long còn có 1 loại khá đặc biệt, được coi là đắt nhất trong các loại trà tàu: Đó là dòng Nham trà Vũ Di Sơn (Tại núi Vũ Di Sơn - Phúc Kiến) gồm các loại: Đại hồng bào, Thủy Tiên, Nhục quế, Thiết la hán, Thủy Kim quy.
Loại này vẫn được xếp vào Ô long vì nó chưa lên men 100% như hồng trà, mặc dù vậy nó cũng lên men rất sâu (tầm 70-90%) nên nước trà đỏ sậm, uống ngọt lừ, mùi thơm thì không có loại trà nào thơm bằng nó (đặc biệt cụ nào uống Nham trà Nhục quế thì nó thơm như ướp nước hoa).
Loại này được chế biến và sao khô bằng gỗ cây tùng ở vùng này (tất nhiên đấy là ngày xưa) mùi thơm quả chín, hương hoa không lẫn đâu được.
Đắt nhất trong dòng này là Đại hồng bào.

5. Trà phổ nhĩ
Loại này rất đặc biệt, các loại trước là kiểu trà lên men trong quá trình chế biến (giữ cố định đến khi sử dụng) Nên thường không trữ được lâu.
- Trà xanh nên dùng ngay trong 6 tháng sau khi chế biến
- Ô long thì cũng chỉ khoảng 6-12 tháng sau chế biến
- Hồng trà thì khoảng 1-2 năm sau chế biến
- Bạch trà có loại để được 5-10 năm sau chế biến

Nhưng ông Phổ nhĩ này thì để được hàng 10-20-30 năm. Mà nghe nói càng lâu càng ngon. :D Tất nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó.

- Cách chế biến: Lá trà phải là cây chè thuộc dòng Đại diệp chủng (Trà lá to) mọc tự nhiên (giờ có trồng) ở vùng Nam trung quốc, bắc Myanmar, Lào và Bắc Việt Nam (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái) - ở VN cây này gọi là cây chè Shan tuyết.
Thu hái lá tươi về, phơi héo nhẹ khoảng 5-6 tiếng, sau đó cho vào xao trên chảo, đến 1 độ nhất định cho ra vò, rồi lại cho vào xao. Tuy nhiên ko xao đến kiệt nước như trà xanh, mà xao đến độ lá trà còn khoảng 20-25% nước thì cho ra nong phơi. Cứ phơi như thế đến khi khô thì cho vào kho để trữ (6 tháng đến 1 năm nếu muốn có thể đem ép bánh, không thì để rời cũng được - ép bánh chỉ để giữ cho trà gọn gàng dễ vận chuyển) - Đây là cách chế biến phổ nhĩ sống.
Sau khi chế biến trà này có thể trữ được hàng chục năm (tất nhiên cần điều kiện khí hậu khô, ít độ ẩm, tránh ánh sáng).

Còn 1 cách nữa là chế phổ nhĩ chín (cách này nếu cụ nào cần sâu cháu viết sau).

- Đặc trưng nước trà để 1-2 năm đầu thì nước màu vàng, vị ngái, chát đậm, hậu ngọt. Càng để lâu thì nước trà càng chuyển sang màu đỏ, vị ngọt, mùi thơm gỗ đặc trưng.

- Điển hình: Trà Phổ nhĩ Vân Nam (tên trà Phổ Nhĩ là đặt theo 1 thành phố ở Vân Nam nơi sống của đồng bào dân tộc Thái). Loại này thì sếp độ đắt, ngon theo 8 vùng sản xuất: Số 1 là Lão Ban Chương, Băng Đảo, Dị Võ, Mãnh Hải, Mãnh Tống, Bố Lãng, Hạ Quan...

Ở VN dạo gần đây có 1 số nhà làm trà cũng đã bắt đầu học phong cách chế biến này và có 1 số người cũng bắt đầu tập uống trà này. Sản phẩm nổi tiếng là ở Hà Giang, Tà Xùa, nhưng nhìn chung chủ yếu là để xuất sang Tàu làm trà nguyên liệu.
Nhà cháu cũng có gần 20 bánh để ủ chum sành, còn uống hàng ngày thì ít uống.

Cách đây mấy năm ở Tàu có cơn sốt Trà Phổ nhĩ như ở ta sốt Lan Var. giới đầu cơ tích trữ phổ nhĩn, đem đấu giá có những bánh lên hàng tỉ đồng.
kiến thức của cụ uyên thâm quá, tks cụ nhé
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Thực ra từ xa xưa, người Việt mình ko sâu sắc trong nhiều chuyện, kể cả chuyện ăn chơi. Có lẽ cũng do nghèo, mà nghèo thì chỉ cốt ăn no ko cần cầu kỳ
Cách chế biến trà của VN rất đơn giản, ko hề cầu kỳ nên chỉ có trà xanh là phù hợp. Hái chè về xao suốt khoảng 1-2 tiếng là xong 1 mẻ.
Nên thành ra chè nguyên liệu thì mình cũng ngon, nhưng trà thành phẩm thì chả có gì có tiếng cả
E tự nhận là ko rành gì về trà cháo, mà chỉ uống loại gì m thấy thích thôi. Mấy năm trước qua TQ thấy bộ tách chén sứ pha trà đẹp quá nên mua rồi hỏi cách người TQ pha trà dùng bộ đó thế nào thấy rất cầu kỳ, uống thử thì cũng thấy thơm ngon tao nhã chắc vì thấy cách làm cầu kỳ mất thời gian kiểu nấu mầm đá :D .
Nếu ss trà VN vs TQ thì e thích cách uống trà của người TQ hơn: trà loãng, vị thơm nhẹ chứ ko chát đắng như thuốc ký ninh ở VN, trừ đôi lúc tình cờ e qua Mộc Châu uống trà ở đấy thì lại thấy rất thơm ngon, ko đắng.
Còn trà uống hàng ngày thì e thích uống trà đen uống kèm bánh ngọt hay bánh mì phết bơ, mứt hoa quả kiểu Âu hơn :D
 

Ledung68

Xe buýt
Biển số
OF-801786
Ngày cấp bằng
30/12/21
Số km
688
Động cơ
22,850 Mã lực
Tuổi
36
1 hay 2 tiếng xong 1 mẻ là loại chè xanh mới bây giờ bác ạh!
Họ sao và vò bằng máy, đốt bằng than đá.
Để làm nhanh thì nhiệt độ sao chè cũng cao và chè pha đủ đặc là mất mầu xanh óng ánh.
Đã sử dụng nhiều giống chè mới nên nguyên liệu của VN đã cải thiện nhiều, nhưng so sánh với nguyên liệu chè Xi ri lan ca vẫn còn thua xa. Tuy vậy thì kể cả Xi ri lan ca cũng không có hãng chè nổi tiếng!
Em đang thử áp dụng công nghệ: Máy diệt men, máy sao, máy sấy chè lạnh, sấy thăng hoa... còn 1 số công đoạn khác vẫn phải nhờ các nghệ nhân lâu năm. Hi vọng các cụ sẽ hài lòng...
 

Gió_123

Xe tải
Biển số
OF-795760
Ngày cấp bằng
5/11/21
Số km
323
Động cơ
26,024 Mã lực
Ôi cả nhà em bao gồm con gái nhỏ đều là fan của trà. Trà gì cũng được, miễn là ngon. ;;)

Hồi sang Đài Loan, em được uống Hồng Trà và Oolong ngon lắm ạ. Mỗi tội toàn tiếng tàu chả hiểu cái nhãn nào với cái nhãn nào, tên nó là gì cũng bó tay luôn. Nhà 3 người thuê cái xe máy chạy lên organic tea farm xong thử hai loại trà, chọn theo giá các bác ạ. =P~ Mà ngon lắm. Sau đó nhà em cũng cắn răng mua vài lạng, vì giá chát chúa lắm. Nhưng mà trà đậm hương nhưng rất tự nhiên, và ngọt dịu sau khi uống, lại bền nước.

Mấy năm trước lên Hoàng Su Phì, em cũng vào một xưởng trà do mấy chú bộ đội biên phòng hỗ trợ nông dân làm, có sự đầu tư hỗ trợ của tụi NGO. Trà xanh, hồng trà, bạch trà đều rất ngon. Nhưng giờ xuống HN lại chả biết mua ở đâu.

Trà Thái Nguyên thì em hay uống với MC. Nhưng mà sau khi uống nhiều loại trà khác nhau, em thấy trà TN cứ hơi đắng làm em liên tưởng tới thuốc BVTV quá liều. Dù chả biết có phải ko. Vị chát của trà TN thì em thích, nhưng em lại sợ cái vị đắng đi kèm.

Các bác giới thiệu trà ngon, cho xin luôn địa chỉ mua và giá được ko ạ. Để em tìm theo với. Trước có lần em mò ra được trà Oolong Tứ Quý của Đà Lạt nhưng ko biết do vụ khác nhau hay thế nào. Mỗi lần mua thì CL lại khác nhau nên hơi thất vọng.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Em giờ chuyển uống trà đen nhiều cho đỡ xót ruột.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Ôi cả nhà em bao gồm con gái nhỏ đều là fan của trà. Trà gì cũng được, miễn là ngon. ;;)

Hồi sang Đài Loan, em được uống Hồng Trà và Oolong ngon lắm ạ. Mỗi tội toàn tiếng tàu chả hiểu cái nhãn nào với cái nhãn nào, tên nó là gì cũng bó tay luôn. Nhà 3 người thuê cái xe máy chạy lên organic tea farm xong thử hai loại trà, chọn theo giá các bác ạ. =P~ Mà ngon lắm. Sau đó nhà em cũng cắn răng mua vài lạng, vì giá chát chúa lắm. Nhưng mà trà đậm hương nhưng rất tự nhiên, và ngọt dịu sau khi uống, lại bền nước.

Mấy năm trước lên Hoàng Su Phì, em cũng vào một xưởng trà do mấy chú bộ đội biên phòng hỗ trợ nông dân làm, có sự đầu tư hỗ trợ của tụi NGO. Trà xanh, hồng trà, bạch trà đều rất ngon. Nhưng giờ xuống HN lại chả biết mua ở đâu.

Trà Thái Nguyên thì em hay uống với MC. Nhưng mà sau khi uống nhiều loại trà khác nhau, em thấy trà TN cứ hơi đắng làm em liên tưởng tới thuốc BVTV quá liều. Dù chả biết có phải ko. Vị chát của trà TN thì em thích, nhưng em lại sợ cái vị đắng đi kèm.

Các bác giới thiệu trà ngon, cho xin luôn địa chỉ mua và giá được ko ạ. Để em tìm theo với. Trước có lần em mò ra được trà Oolong Tứ Quý của Đà Lạt nhưng ko biết do vụ khác nhau hay thế nào. Mỗi lần mua thì CL lại khác nhau nên hơi thất vọng.
Hồi sang Đài lên Alishan e cũng qua đêm trong cái Teafarm homestay ở trên núi thấy mùi trà thơm lừng, uống hồng trà nóng hay lạnh bên đó cũng đều thấy ngon hơn ở VN :D
Còn trà TN cảm nhận của e cũng giống cụ, cảm giác đắng như uống thuốc ký ninh hay thuốc trừ sâu. Lên Mộc Châu cũng trà mạn mà uống thấy thơm ngon hơn hẳn, mà ko bị đắng.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,230
Động cơ
900,086 Mã lực
Em giờ chuyển uống trà đen nhiều cho đỡ xót ruột.
Chè đen cũng có nhiều loại.
Có loại được ướp hương và vị của các loại hoa quả khác nhau, nhưng cũng có loại chỉ là chè mộc!

Mấy năm trước lên Hoàng Su Phì, em cũng vào một xưởng trà do mấy chú bộ đội biên phòng hỗ trợ nông dân làm, có sự đầu tư hỗ trợ của tụi NGO. Trà xanh, hồng trà, bạch trà đều rất ngon. Nhưng giờ xuống HN lại chả biết mua ở đâu.
...
Bác lên Hoàng Su Phì mà không rẽ vào thăm xưởng chè Thông Nguyên.
Đường 177 để chỗ cái đồi mâm xôi hay có trên ảnh rẽ vào.
Ngày xưa là nơi sơ chế chè của bà con H'Mong chuyển đến trước khi đưa ra Hà Giang để chế biến thành chè đen xuất khẩu!
 
Chỉnh sửa cuối:

Gió_123

Xe tải
Biển số
OF-795760
Ngày cấp bằng
5/11/21
Số km
323
Động cơ
26,024 Mã lực
Bác lên Hoàng Su Phì mà không rẽ vào thăm xưởng chè Thông Nguyên.
Đường 177 để chỗ cái đồi mâm xôi hay có trên ảnh rẽ vào.
Ngày xưa là nơi sơ chế chè của bà con H'Mong chuyển đến trước khi đưa ra Hà Giang để chế biến thành chè đen xuất khẩu!
Dạ bác nhắc thì em nhớ ra tên. Em lên xưởng trà đó đó ạ. Hồi đó em ở Panhou Ecolodge ngay trong xã Thông Nguyên đó ạ. Túc tắc đi bộ sâu vào chơi thì phát hiện ra cái xưởng trà này. Vào thăm được anh bộ đội giới thiệu về xưởng và cho uống thử. Là lần đầu tiên em được thử bạch trà đó ạ.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Chè đen cũng có nhiều loại.
Có loại được ướp hương và vị của các loại hoa quả khác nhau, nhưng cũng có loại chỉ là chè mộc!
Em xài loại mộc thôi.
Ướp hương không quen.
Căn bản là uống hơi nhiều nên xài trà xanh nó hay xót ruột :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top