[Funland] Các cụ có cảm nghĩ gì về vị sư trụ trì này?

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Nhà báo lởm, chưa đủ tầm đối thoại.

Chả có dẫn chứng gì, toàn nghe nói, nghe nói.

Đi tu không cấm ăn mặn, chỉ cấm sát sinh.:D

Bạch thầy , con đậu phụ nhà thầy vừa cắn con đậu phụ nhà em ... Cô láng tỏi lại bẩu khuyến mại mẻ lá mơ !

Ý thầy sao ạ ? Thiện tai !
 

DOLA

Xe buýt
Biển số
OF-6504
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
666
Động cơ
548,610 Mã lực
Nhà báo còn non và xanh quá các cụ ạ. Đấy còn là một "Nhóm Phóng viên" đấy nhé.
 

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,360
Động cơ
351,161 Mã lực
Nhưng nhìn ảnh đang rít điếu cày thì cũng hơi sốc thật .
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,473
Động cơ
389,435 Mã lực
Vâng ạ ! Tu là sửa. Chỉ khác nhau ở chỗ: Tăng ni tu có giới luật rõ ràng. Phật tử tu cốt tại tâm. Nếu ăn chay được thì tốt. Tránh sát sinh mới quan trọng cụ ạ !
Bác đùa rồi.
Tu không cấm ăn thịt, vì hồi xưa khất thực, cho gì ăn nấy, cấm đòi hỏi, vì còn đòi hỏi là còn chấp niệm mặn với chay. Dưng mà khi các bố hổ mang măm tiết canh với thịt chó, thì không được ngụy biện, các bố ấy có đủ điều kiện để ăn chay, mà vẫn ăn mặn thế là còn tham sân si, vẫn còn ham muốn.
Cái lũ Tiên Sư Bố đấy thì tu cái giề. Mà lạ, toàn tên hay nào là Tiên, Sư rồi Bố, mà ghép lại chẳng ra sao nhể.
 

hilacvn

Xe tải
Biển số
OF-373836
Ngày cấp bằng
16/7/15
Số km
215
Động cơ
250,140 Mã lực
đọc qua bài báo.
Là người có đôi chút tìm hiểu về các dòng Phật học (các truyền thừa của Phật) thành thật tội nghiệp cho kiến thức và sự đọc hiểu của nhà báo.
Nếu ở tầm hiểu này thì không nên viết những bài báo liên quan đến tôn giáo.
Tại vì Ở các khía cạnh sau:
THứ nhất: Vị tác giả này sinh ra. đọc, học và mặc định trong đầu rằng: Nhà sư và nhà chùa là phải ăn chay tịnh. Vậy nên hắn thấy người khác ăn mặn là trong đầu mặc định họ là sai.
Thực tế thì thế nào? Sư là đệ tử, là con của Phật. Mà ông Phật tổ Thích ca (Tất đạt Đa) không có dòng nào dạy đệ tử, con dân phải ăn chay cả. Bản thân ông khi khất thực, gieo duyên thì ai cúng dường tứ vật dụng là nhận và việc ăn chỉ là duy trì sự sống.
Thế nhưng việc ăn chay diễn ra chính là truyến thừa Bắc Tông - dòng Phật học này đi sang Trung Hoa và nó bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Họ cho rằng: sự chay tịnh là cần thiết. Cần thiết thế nào họ có lý luận của họ. Nhưng không phải là nhất phải ăn chay. Các dòng Phật học như Nam Tông không ăn chay. Tất nhiên, ngũ giới của nhà Phật là không sát sinh. Nhưng Phật tử cúng dường thức ăn nào họ dùng thức ăn ấy (trước Ngọ và chiều, tối không ăn).
Thứ 2: Vị sư kia luôn nhấn mạnh là góc nhìn và khái niệm của mỗi người là rất trúng. Phật tại tâm. Tất nhiên, việc một ai đó đi tu và làm sư thì cần noi theo các định giới (ví như tam qui, ngũ giới...) của Phật Tổ. Bởi vì, đương nhiên, tỳ kheo, sadi...đã mang họ...Thích ( Họ của Phật tổ Thích Ca). Các tăng, ni có nghĩa vụ như một trạm thu phát các Pháp của Nhà Phật. Còn có trách nhiệm Hoằng Pháp cho chúng sinh.

Tất nhiên, bia rượu thì nằm trong ngũ giới (cấm) vì đó là các chất say. Thuốc lá, thuóc lào...không nằm trong các chất say. Họ có thể dùng.

Vậy nên, nếu thấy vị sư kia uống bia, rượu (tận mắt) thì cần phê phán. Nói chung đem ngữ giớ và tam qui ra để xem xét một vị tu xuất gia (hay là tu tại gia) chứ không nên lấy cái nhìn của dòng Bắc Tông để phê phán Nam Tông hay ngược lại. Bởi vì, nếu cứ như vậy thì thảo luận, tranh cãi muôn đời không có hồi kết.
Nó ví như 2 dòng truyền thừa Nam Tông và Bắc Tông không bao giờ hợp lưu được dù họ có cùng chung ông Phật tổ Như Lai và cùng xuất phát từ Đất Phật vùng Ne Pan - Ấn Độ và đi sang các quốc gia khác.
Còn tại sao họ không hợp lưu được thì hình như chính họ đang là ngững con người chứ không phải là...Phật. Mặc dù đức Thế Tôn có nói lại rằng: sau ngài thì còn có những người khác thành chính quả giống như Ngài...
Tiếc thay (và buồn thay) 2559 năm Phật lịch rồi mà chưa có ai thành Phật như ngài. (toàn tự phong với đồn thổi..)
 
Chỉnh sửa cuối:

DOLA

Xe buýt
Biển số
OF-6504
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
666
Động cơ
548,610 Mã lực
Nhà báo còn non và xanh quá các cụ ạ. Đấy còn là một "Nhóm Phóng viên" đấy nhé.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Nhìn cách bài trí, đọc nội dung phỏng vấn thấy cụ sư này nghiên cứu cũng thâm sâu và có khí vị phong nhã lắm, nếu trong phòng mà có thêm dăm bức thủy mặc hay thư pháp (éo phải Vịt) thì sẽ hoàn toàn hơn.
Nhưng mà phong cách này đâu phải ai cũng theo được, vì thế mới phải sinh ra giới luật rồi các dòng tu, nếu cứ tự do tung hoành như nước nổi mây trôi mà không có cái lòng từ ái khoan hòa thì nước sẽ gây lụt, mây tụ thành bão, loạn pháp nhân gian.

Nếu như tu đến tầm có ta cũng như không, mọi sự vẫn như ta đang hiện tồn dù ta đã tịch, thế mới là tu. Còn nếu để đến mức tranh cá trà tàu thì chả còn nhưng đệ thì vẫn bắn thuốc lào sòng sọc, tranh ảnh thì vẽ luôn lên người để tiện bảo quản ;)), thì, ô hô ai tai, khá là nẫu cho tu sự.
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
Bác đùa rồi.
Tu không cấm ăn thịt, vì hồi xưa khất thực, cho gì ăn nấy, cấm đòi hỏi, vì còn đòi hỏi là còn chấp niệm mặn với chay. Dưng mà khi các bố hổ mang măm tiết canh với thịt chó, thì không được ngụy biện, các bố ấy có đủ điều kiện để ăn chay, mà vẫn ăn mặn thế là còn tham sân si, vẫn còn ham muốn.
Cái lũ Tiên Sư Bố đấy thì tu cái giề. Mà lạ, toàn tên hay nào là Tiên, Sư rồi Bố, mà ghép lại chẳng ra sao nhể.
Bẩm cụ ! Em không đùa ạ. Cụ cần đọc kĩ còm của em. Riêng vị sư đang nhắc đến trong thớt này thì quả thực không ổn chút nào.
 

cuabin

Xe máy
Biển số
OF-302326
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
81
Động cơ
306,210 Mã lực
Khổ quá, chỉ một ông trọc giống sư ở trong cái nhà giống chùa và tự gọi là chùa, cộng thêm vài người u mê lầm tưởng là ra câu chuyện.
 

duachuot123

Xe điện
Biển số
OF-309335
Ngày cấp bằng
25/2/14
Số km
3,400
Động cơ
325,481 Mã lực
Không trì giới được , ko nhẫn nhục được, ko tinh tấn đc. Sắc trần thoáng qua là chạy theo duục vọng. Thế thì làm gì có định mà dám nói đến thiền định. Kẻ đội lốt sư ăn mày cửa Phật phá hoại tam bảo phạm ngũ trọng tội chắn chắn sẽ đọa địa ngục vô gián vĩnh viễn.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,360
Động cơ
2,944,941 Mã lực
Nơi ở
Internet
Sư cũng là người, cũng phải thở, ăn, ngủ, bài tiết. Chả hiểu sao thiên hạ cứ khoác những cái thần bí cho sư; nào là gọi vong, đuổi tà, bùa chú... Ngay cả cái cách xưng hô, lắm ông bà già đi chùa còn gọi thằng cu bằng tuổi cháu mình là thầy xưng con, hài.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Sư này đã giác ngộ và thành chính quả dồi đấy, chỉ có anh phóng viên thì phông văn hóa kém quá đâm ra lại phản cảm.
Câu chốt: "Cảm ơn nhà sư" đã thể hiện trình độ của anh lều này, văn nói và viết cứ tạp pí lù không biết đâu mà lần
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Sáng sớm em có tin hầu các cụ/mợ, đọc xong các cụ có cảm nghĩ gì về vị trụ trì này?.

Lý luận kiểu “hàng tôm hàng cá” của sư trụ trì "ngày nào cũng say"


Sư Thích Minh Thịnh hút thuốc lào sòng sọc và phát ngôn "vô cùng sốc" trong cuộc đối thoại với chúng tôi

Cuộc đối thoại không thể tin của nhóm phóng viên báo Lao Động với sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp, một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!" đăng trên Lao Động...

Chưa hết tò mò về sư trụ trì Thích Minh Thịnh, người được các nhân chứng quan trọng và có uy tín xã hội ở địa phương kể về cuộc “đấu khẩu” rồi “đấu đầu” đầy đao kiếm giang hồ với sư ông Thích Thanh Mão, thì trong một lần đi lễ chùa, nhóm PV chúng tôi đã có dịp trò chuyện với ông về Phật pháp, về lý lẽ của việc tu hành và các đạo lý khác.

Tranh biện của ông Thịnh, có lẽ chỉ cần chép lại nguyên văn từ băng ghi âm và ghi hình, là đủ để nói lên tất cả. không cần thêm một lời bình nào nữa. Mỗi câu từ, có phải là một cấu kiện tạo nên bức chân dung của vị sư trụ trì đã góp phần làm điên đảo một di tích quốc gia cổ kính tuyệt đẹp như chùa Nhạn Tháp?

- Thưa sư trụ trì, hồi tôi dẫn nhóm họa sĩ đến chùa Phú Thị để vẽ cảnh, nhà sư Thích Thanh Mão có vẻ phản đối việc thầy xây chùa 2 tầng này?

-Cái đấy là chuyện của mỗi người.

-Nhắc đến chùa trên Nhạn Tháp này xây 2 tầng, thầy ấy phản đối ghê lắm?

-Đấy là khái niệm của mỗi người, mỗi người có nhận thức về kiến trúc là khác nhau. Mỗi nhận thức văn hóa khác nhau là bình thường mà.

- Chúng tôi thì không rõ lắm, nhưng có vẻ như bây giờ giới luật đi tu của mình cũng thoáng hơn hả thầy? Ví như hôm tôi gặp sư Mão, thấy có rất nhiều rượu, thầy Mão còn bảo thầy ấy vẫn ăn thịt, vẫn ăn tiết canh…

-Đấy là chuyện bình thường mà.

- Thế á? Nhưng mà chúng tôi thấy có một thời gian rất dài nhà chùa cấm điều đấy cơ mà?

-Ai cấm đâu? Đấy là anh chị tưởng thế thôi. Tôi không muốn nói trên khái niệm và quan điểm, tôi nói trên mặt định chế và pháp luật. Nếu không cấm đi ngược chiều thì tôi cứ đi chứ. Đấy là chuyện bình thường mà.


Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa cũng "trang trí" cả nhiều rắn thần...

-Tức là trong giáo lý nhà Phật không cấm ăn thịt?

-Không, tôi không nói đến giáo lý. Tôi nói đến mặt phổ quát của loài người là ăn uống.

-Nhưng đây mình là người tu hành mà?

-Tu hành là chuyện tu hành. Ông Phật ông ấy có cấm không, ở dòng bao nhiêu, trang bao nhiêu, quyển sách nào hay là khái niệm "chó sủa ở ngoài đường"? Ơ, thế cái máy nó sủa giống con chó cũng bảo là con chó nó sủa hay sao? Ơ, sao lại có cái quan điểm “tưởng rằng”?

-Không, không phải là tưởng, mà chúng tôi nghĩ rằng, kiểu như đã hình thành một nhận thức găm sẵn trong đầu bao nhiêu thế hệ nay rồi ấy – đi tu là phải ăn chay?

-Đấy là quan niệm "Mày quan niệm như thế thì mày ở nhà mày, mắc mớ gì đến tao, tao đi tu ở chùa cơ mà". Đấy là khái niệm, quan điểm của người ta như thế thôi.

-Vâng. Nhưng đúng là trong dân hình thành cái nhìn như thế từ lâu rồi, nhà sư nhỉ?

-Đấy là chuyện của dân. Nếu đường không cấm ngược chiều thì tao cứ đi, chứ sao lại không cho tao đi, đúng không? Nếu như mà đường bảo cấm, thì đương nhiên chỉ được đi 1 chiều.

-Tức là cũng theo kiểu ăn chay hay không thì tùy từng người, cho dù họ đều đi tu cả, đúng không ạ?

-Không phải tùy từng người mà đấy là phổ quát của loài người.

-Không! Ví dụ như chúng tôi thấy ở thiền viện S. ấy, họ hoàn toàn làm đồ chay?

-Đấy là chuyện của S.

-Thì đấy, như chúng tôi nói là tùy vào từng người, từng nơi mà họ làm kiểu này hay kiểu khác, đó có phải là ý kiến của nhà sư trụ trì (Thích Minh Thịnh) không?

-Chả cần thiền viện S. đâu, vào trại bò ở trên Ba Vì ấy, nó cũng ăn chay hoàn toàn, bò toàn ăn chay mà, có con bò nào nó ăn mặn đâu. Không thể mang vấn đề ăn chay ra để mà nói chuyện được. Tôi có đàn bò ăn chay kiếp nọ đến kiếp kia, thì tôi sẽ gọi là trại bò S.

-Dạ thưa, bò với người là khác nhau chứ thầy?

-Không. Nếu mà chùa S. nó bảo là chúng tôi ăn chay, nên chúng tôi hơn người khác thì tôi sẽ gọi là trại bò S. chứ không phải trại người S. Vì Đức Phật còn không ăn chay, đúng không, thế chúng mày ăn chay, thì khác gì trâu bò, đúng không? Tôi có con bò, có bao giờ nó ăn thịt đâu, nó không những ăn chay, mà còn ăn chay từ kiếp nọ đến kiếp kia.


Bà cụ nấu cơm cho sư này, đã tiết lộ với chúng tôi nhiều thông tin sửng sốt, bên cạnh là bức tượng Phật được phủ vải cũ trông vô cùng nhếch nhác

-Nhưng chúng tôi vẫn thắc mắc một điều là, nếu không đúng như chúng tôi nói, mà lại đúng như sư trụ trì đang nói, thì tại sao trong dân mình bao đời này lại hình thành cái ý thức đi tu là ăn chay? Vì một lý do nào đấy chúng tôi vẫn không hiểu?

-Thế tôi hỏi anh chị nhá, tại sao người ta lại gọi anh chị là người Việt Nam? Tại sao người ta lại gọi đất nước này là Việt Nam? Chẳng qua là người ta gọi nó thế thôi. Chứ hồi xưa người ta gọi là Đại Ngu cũng được chứ sao. Việt Nam (là cái tên) sau này người ta mới đặt cơ mà.

Cho nên đấy là khái niệm, đúng không? Bây giờ anh chị tên là Hoa, nhưng anh chị có phải là Hoa không, chẳng qua là bố mẹ anh chị gọi thế để phân biệt với cái đứa tên là Lá thôi.

Lâu dần người ta cứ gọi anh chị Hoa ơi, thì anh chị tưởng anh chị là Hoa, chứ anh chị có phải là Hoa đâu… Tất cả đều là do người ta đặt ra và gọi thế, mà đa số những cái mà người ta vẫn dùng là sai. Bản chất nó chỉ là những khái niệm mơ hồ.

"Ăn chay cái… vào mặt chúng mày!”

Ngừng một lát nhìn chúng tôi, nhà sư Thích Minh Thịnh nói tiếp: “Chuyện kể thế này, có một ông trong làng cũng già rồi, ông ấy đến nhà bạn chơi, nhà bạn có chó đẻ, ông ấy thích nên ông ấy xin một con mang về nuôi. Con chó con nó lạ nhà, nó sủa ầm lên.

Lại đúng đến ngày chuẩn bị giỗ tổ, ông cụ mới thắp hương chuẩn bị lễ tổ tiên nhưng con chó cứ sủa loạn lên thì ông mới mang con chó dắt ra ngoài ngõ xích. Thằng cháu nội nhìn thấy điều đấy nên nó cứ ám ảnh, nó nghĩ, lễ tổ tiên là phải mua một con chó con, trước khi lễ các cụ thì mang con chó con ra ngoài ngõ.

Rồi nó lớn, ông nó chết, bố nó chết, nó làm chủ gia đình, cứ đến giỗ là nó mua một con chó con về xích ở cửa xong chuẩn bị lễ thì nó dắt ra ngõ. Người ta hỏi sao mày lại làm thế, thì nó bảo, tôi có biết đâu, tôi thấy ông tôi làm thế mà, ông tôi làm thế nên tôi cũng làm thế. Đấy, khái niệm dân gian cũng là như thế.

Một đứa bé lớn lên, nó thấy làng nó có một ông thầy hay một hòa thượng, một sư ni nào đấy. Người ta già, người ta sợ béo, ăn nhiều thì tim mạch, sinh bệnh, nhanh chết. Vị sư nào già mà chả ăn chay. Xong nó lớn lên nó cứ ám ảnh đã tu là ăn chay. Ăn chay cái… vào mặt chúng mày. Xong, lại còn cái trò thiền viện.

Đạo Phật cung ứng cho loài người một nền văn minh chính là thiền, cho nên đạo Phật chính là đạo thiền. Người ta vẫn gọi cửa thiền, cửa từ bi, chứ không phải cứ ở Thiền viện của ông Thích Thanh T. ra mới là thiền. Cũng như trong dân gian, nhà nào cũng có muối, thì không cần ghi ở ngõ là "Nhà tôi có muối". Linh hồn của đạo Phật là thiền, văn minh của đạo Phật là thiền, thế thì việc gì phải gọi là Thiền viện. Thùng càng rỗng thì càng kêu to.

-Nghe thầy nói thì chúng tôi thấy cái tầm văn hóa nào đó và mọi thứ từ thầy rất khác so với khi chúng tôi nghe thầy Mão nói về thầy?

-Đấy là chuyện của ông ấy.

-Thầy Mão có vẻ không ưa thầy?

-Đó cũng là chuyện bình thường của ông ấy. Cuộc đời mà, làm sao mà tất cả mọi người đều ưa mình được.

-Nhưng đi tu thì phải khác chứ?

-Không. Cũng là chuyện của người ta. Nếu không có thứ gọi là bóng tối thì ánh sáng không có giá trị.

-Cảm ơn nhà sư!


http://laodong.com.vn/phong-su/ly-luan-kieu-hang-tom-hang-ca-cua-su-tru-tri-ngay-nao-cung-say-401984.bld
Trụ trì này nói chuẩn đấy chứ, sao bọn phóng tinh viên kêu là hàng tôm hàng cá nhỉ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top