Bất cứ tôn giáo nào cũng có ba thành phần mà đạo Phật qui chuẩn hẳn ra thành khái niệm rõ ràng Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Phật bảo là vị giáo chủ : ngài Thích ca, ngài Jesus, ngài Mohamed, ngài Mac Le vv.. Pháp bảo là hệ thống giáo lí: kinh Phật, kinh Thánh, kinh Coran... Tăng bảo là những người dùngcuộc đời mình để thị hiện ở đời cho chúng sanh mục sở thị cái tốt đẹp và tinh túy của giáo lí. Sai do phần lớn nhóm tăng bảo này. Nếu tất cả cùng sai thì coi lại giáo lí.
Kẻ phản đồ giáo nào cũng có. Người Phật tử chân chính nhất thiết phải giữ được giới, định, tuệ sáng suốt để ko bị những kẻ xàm ngôn mê hoặc.
Đạo Phật có rất nhiều khái niệm mà các tôn giáo khác không có, ko đề cập đến. Mỗi một khái niệm có thể nói vô cùng vô tận. Nhân, Quả, Nghiệp, Duyên, Ngã, Vô ngã, Chấp, Không, Sắc, Vô thường, Luân hồi, Giới, Định, Tuệ, Thiền, Ngộ, Thân, Tâm, Từ, Bi, Hỉ, Xả vv... nhiều học cả đời không hết. Hệ thống kinh tạng của đạo Phật đồ sộ nhất, giới luật thâm nghiêm nhất. Về cơ bản của đạo Phật là Từ bi và Giác ngộ, hai cái này ko thể thiếu. Từ bi là trái tim, Giác ngộ là trí huệ, khối óc. Từ bi đặt trước khối óc một chút. Sự giác ngộ đến là do Duyên, hoàn cảnh. Có ng phải trải qua biến cố cuộc sống giác ngộ, có ng do tu tập kiên trì quan sát lâu năm từ cuộc sống, có ng ngộ do trí tuệ cao siêu, có ng do minh sư chi điểm vv.. Vì vậy sự giác ngộ là một trong hai điểm cốt lõi của đạo Phật, không có trí huệ là kẻ vô minh, ngu dốt sẽ hành xử độc ác, ngu si. Ngu là cái tội.
Trí huệ tuy nhiên phải đc dẫn dắt bởi Từ bi, ko có con đường ngc lại, đó là để con ng dùng trí tuệ vào mục đích tốt đẹp, ko phát minh những thứ quái thai, giết người, tất cả các nhà khoa học lớn đều có trái tim từ ái sâu sắc hơn ng để kiểm soát bộ óc vĩ đại của họ.
Vì vậy, những kẻ ăn gan, uống máu sinh vật , đưa những thứ ô úê dơ bẩn vào ng, cả cơ thể và tâm hồn đều dơ bẩn thì ác tăng, làm u mê chúng sanh đưa họ vào lối sống nhiễm ô dung tục, từ sự tha hóa của ác tăng ng dân dần xa lìa cửa chua khinh chê ngôi Tam bảo. Nghiệp báo các ác tăng này là vô cùng nặng nề, hơn trăm nghìn ngọn núi Thiết vi đè lên.