[Funland] Các cụ chuẩn bị đạn dược nhá , bom sắp nổ rồi

richter

Xe buýt
Biển số
OF-90373
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
794
Động cơ
413,011 Mã lực
Để chém về Bất động sản phụ thì phải hiểu về nó, mà em đồ rằng các bác ở thớt này chưa có bác nào thật sự hiểu về nó :P, ngay cả bản thân em cũng vậy, hehe.

Để em đưa ra cái đường đi của một dự án để đến tay người tiêu dùng và để các bác tự cho là mình nằm đâu trong cái đường đi này (nó có thể thế này hoặc khác một chút, nhưng chủ yếu một dự án ra đời nó sẽ qua những cầu sau) :

Chủ đầu tư--- > Đầu cơ sơ cấp --- > đầu cơ thứ cấp --- > đầu cơ thứ cấp --- >end user.

Em đồ rằng các bác ở đây đều nằm ở cái chỗ đầu cơ thứ cấp, có một số ít bác nằm ở người tiêu dùng( end user viết tắt là EU).

Nổ hay không nổ các bác nên để ý xem các bác to to nghĩ gì và sẽ làm gì, các chủ đầu tư sẽ ra sao và cuối cùng người quyết định cuộc chơi là EU, trong mọi việc buôn bán, EU bao giờ cũng là người quyết định. Nhưng ở VN, trong khoảng 15 năm trở lại đây, EU không có vai trò trong cuộc chơi sản phụ này. Nhưng như mọi chuyện mua bán khác, nếu EU không có vai trò thì nó là cuộc mua bán chết, không khác gì bán hàng đa cấp.

Cung còn không? Còn, rất nhiều, cung từ chủ đầu tư, còn, cung từ đầu cơ sơ cấp, cung từ đầu cơ thứ cấp, vẫn còn đầy.

Cầu còn không? Còn, rất nhiều. Cầu của đầu cơ thứ cấp khá lớn, chỉ có đầu cơ sơ cấp đang sợ nổ nên sụt giảm khá nhiều, cầu của EU cũng rất lớn nhưng không với được tới cung vì giá thành quá cao.

Các bác nên biết một con số này: các dự án ở Hà Nội đã bán hết hiện nay nằm trong tay đầu cơ cả sơ lẫn thứ chiếm tới hơn 90%, chỉ chưa đến 10% là đến tay EU thôi.

Tạm thế đã:P.
 
Chỉnh sửa cuối:

crod

Xe tăng
Biển số
OF-63823
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,580
Động cơ
452,859 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Ko nổ thì giá cũng giảm 20-40% rồi. E dự còn xẹp tiếp đến sang năm rồi tiệm cận về giá trị thực.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,139
Động cơ
606,700 Mã lực
Ko nổ thì giá cũng giảm 20-40% rồi. E dự còn xẹp tiếp đến sang năm rồi tiệm cận về giá trị thực.
Lại "giá trị thực" rồi :). Cháu dốt nên mãi không hiểu được cái khái niệm này, các cụ giảng lại hộ cháu được không ạ. Để tiện cháu lấy cái case study thế này nhé, các cụ có thể nêu hộ cháu giá trị thực của một m2 trong các trường hợp sau được không ạ:

1. đất mặt phố Hàng Gai
2. đất mặt phố Trần Duy Hưng
3. đất ngõ 4 - 5m Thụy Khuê hoặc mấy phố kiểu Tô Ngọc Vân, Xuân Diệu
4. đất ngõ 4 - 5m ở Hoàng Quốc Việt hay Khuất Duy Tiến
5. đất dự án như Kim Chung hay Vân Canh
6. căn hộ Hoàng Thành tower ở Mai Hắc Đế, ngay cạnh Vincom Park Place ý ạ
7. căn hộ ở các dự án bình thường kiểu Văn Khê hay Xa La chẳng hạn


Nếu các cụ vừa chỉ ra hộ cháu và còn giải thích thêm là tại sao nó như thế nữa thì cháu biết ơn lắm lắm. Đội ơn các cụ :).
 

batdauhoclai

Xe buýt
Biển số
OF-39715
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
994
Động cơ
478,524 Mã lực
E đổi thành người ủng hộ phong trào xanh sạch đẹp ạ (bikini làm bằng cây cỏ đấy ạ), còn cô người mẫu chỉ làm nền cho ý tưởng đó thôi, :D

Cụ đổi avatar hót thía, của em có biển đàng hoàng, ko phải hàng nhái nhá/
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Giá trị thực của các tranh luận về bđs là cuối cùng sau khi tham gia vào lĩnh vực bđs thì mỗi người có bao nhiêu bđs, bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu nợ.
Mọi lý thuyết đều màu xám, kết quả là thước đo ai đúng ai sai trong lĩnh vực bđs này.
Cụ policeman không biết có từng sống ở VN không, nếu có không biết cụ lớn lên trong ngôi nhà thế nào, nếu ở VN thì cụ sẽ ở đâu, mua nhà kiểu gì để ở trong 15 năm qua khi cụ coi người mua nhà ở Vn là ngu, hay là để khỏi ngu thì chỉ có cách sang Mỹ để có thu nhập cao và mua nhà rẻ như cụ?
Người VN mặc dù ngu, lười, năng suất kém như cụ nghĩ nhưng rất đông người từng bước một đã cải thiện được mức sống, cải thiện được nhà ở, tích luỹ được vốn liếng, nhà cửa của họ không lệ thuộc vào "thu nhập" từ đồng lương hay nợ, mặc dù bđs VN đắt nhưng họ lại tăng được số bđs, nhiều người làm nên sự nghiệp, thành ông chủ...ngu mà được thế em thấy cũng hay.
Mà dân Mỹ của cụ nhiều lúc cũng ngu bỏ xừ, cả mấy chục triệu anh da đen khoẻ mạnh lại phải nai lưng làm nô lệ cho mấy anh da trắng suốt cả trăm năm, cả thế giới lúc đó có mỗi dân Mỹ là ngu như thế.
Em thật lòng khuyên cụ nên về VN sống và thử sức, test lại các quan niệm và khả năng của cụ, với lại cụ cũng nên đóng góp tài trí cho đất nước nữa:P.
 

koj.k0ol

Xe tăng
Biển số
OF-61121
Ngày cấp bằng
7/4/10
Số km
1,020
Động cơ
450,677 Mã lực
Nơi ở
Thủ Đô
ước mơ có nhà giá hợp lý sắp thành hiện thực rồi... em hóng tiếp đây... vào off đọc mấy tin này mà mừng mới chết chứ :))
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực


Các bác nên biết một con số này: các dự án ở Hà Nội đã bán hết hiện nay nằm trong tay đầu cơ cả sơ lẫn thứ chiếm tới hơn 90%, chỉ chưa đến 10% là đến tay EU thôi.

Tạm thế đã:P.

Phét, đếch ai đi thống kê được bao nhiêu chủ nhà là đầu cơ, toàn tự bịa.
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
3,766
Động cơ
500,540 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Giá trị thực của các tranh luận về bđs là cuối cùng sau khi tham gia vào lĩnh vực bđs thì mỗi người có bao nhiêu bđs, bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu nợ.
Mọi lý thuyết đều màu xám, kết quả là thước đo ai đúng ai sai trong lĩnh vực bđs này.
Cụ policeman không biết có từng sống ở VN không, nếu có không biết cụ lớn lên trong ngôi nhà thế nào, nếu ở VN thì cụ sẽ ở đâu, mua nhà kiểu gì để ở trong 15 năm qua khi cụ coi người mua nhà ở Vn là ngu, hay là để khỏi ngu thì chỉ có cách sang Mỹ để có thu nhập cao và mua nhà rẻ như cụ?
Người VN mặc dù ngu, lười, năng suất kém như cụ nghĩ nhưng rất đông người từng bước một đã cải thiện được mức sống, cải thiện được nhà ở, tích luỹ được vốn liếng, nhà cửa của họ không lệ thuộc vào "thu nhập" từ đồng lương hay nợ, mặc dù bđs VN đắt nhưng họ lại tăng được số bđs, nhiều người làm nên sự nghiệp, thành ông chủ...ngu mà được thế em thấy cũng hay.
Mà dân Mỹ của cụ nhiều lúc cũng ngu bỏ xừ, cả mấy chục triệu anh da đen khoẻ mạnh lại phải nai lưng làm nô lệ cho mấy anh da trắng suốt cả trăm năm, cả thế giới lúc đó có mỗi dân Mỹ là ngu như thế.
Em thật lòng khuyên cụ nên về VN sống và thử sức, test lại các quan niệm và khả năng của cụ, với lại cụ cũng nên đóng góp tài trí cho đất nước nữa:P.
Nếu đủ trình thì nên phân tích như cụ Policeman. Còn nói cùn như thế này thì đừng nói nữa.
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,378
Động cơ
572,092 Mã lực
Các cụ góp được bao xèng để mua đất òi mà bàn tán rôm rả thế, e cóp được 200k VND (do nhịn ăn sáng cả tháng này òi) :D
 

ngoanhson

Xe tải
Biển số
OF-1966
Ngày cấp bằng
16/10/06
Số km
288
Động cơ
570,768 Mã lực
Chưa tới giờ vỡ chợ đâu, các bác cứ ôm một ít cho vào Ngân hàng nào lớn một tý nhé, bé là dễ toi lắm, mà gửi đô với vàng các Anh ấy đang chém không bảo hiểm cho đâu, ép bà con phải chuyển sang bao tải vnđ hết. Vì vậy cũng cần học các cụ nhà mềnh làm một ít dắt vào người phòng khi có biến lớn thật.
Cuối cùng thì từ đầu năm tới giờ cứ có tiền tươi giắt lưng là vua rồi, 2 ông có tài sản như nhau 1 ông cầm đất thì nhìn thấy lỗ còn ông bán được đất thì không làm gì cũng quay lại mua được hơn mảnh của ông kia. Xu hướng này vưỡn kéo dài tiếp chưa có tương lai gì sáng hơn cả, còn nếu tồi tệ thì X_XX_XX_X ^#(^ chẳng dám nói đâu. 3:-O
 

Otozin

Xe hơi
Biển số
OF-28293
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
115
Động cơ
485,614 Mã lực
Tranh luận ở đây để mọi người hiểu thêm về tình hình kinh tế, chả phải để chứng tỏ ông nào giỏi hơn ông nào
Nợ cho vay bất động sản khó đòi

Chỉ còn hai tháng nữa, các tổ chức tín dụng phải kéo dư nợ phi sản xuất/tổng dư nợ từ 22% xuống 16%.

Ở đợt 1 (30/6), đã có ít nhất một đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu này, nhưng không bị Ngân hàng Nhà nước xử lý. Vậy đến 31/12/2011, Ngân hàng Nhà nước có xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm?

Áp lực nợ vay

Một trong 7 giải pháp điều hành thị trường của Ngân hàng Nhà nước những tháng cuối năm là “kiểm soát dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất theo đúng yêu cầu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN”.

Bởi vậy, các ngân hàng đang đôn đáo lo thực hiện chỉ tiêu này bằng cách: hạn chế, thậm chí ngừng cho vay mới và tích cực thu nợ, đặc biệt là nợ bất động sản.

Nếu như quyết định ngừng cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất (tiêu dùng, bất động sản), nhất là với bất động sản, được coi là giải pháp khôn ngoan để tránh lún sâu hơn vào rủi ro khi thị trường này đang suy thoái kéo dài, thì việc tích cực thu nợ lại không dễ thực hiện.

Bởi lẽ, điểm qua tình hình tài chính của một số doanh nghiệp bất động sản nhìn từ hệ số trả lãi vay, cho thấy mọi chuyện không đơn giản.

Theo giới phân tích tài chính, khả năng trả lãi vay (interest coverage ratio) của doanh nghiệp được tính theo công thức: hệ số trả lãi vay = (lợi nhuận trước thuế + lãi vay phải trả (EBIT)) / lãi vay phải trả (I). Nếu hệ số trên nhỏ hơn 1,5 lần thì doanh nghiệp rất khó trả lãi vay trong thời gian tới; nếu nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì khó khăn trầm trọng và làm được đồng nào, chỉ đủ trả lãi tiền vay, chưa tính tới phải thanh toán tiền gốc.

Qua số liệu thống kê từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đối với 10 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thấy nổi lên một số trường hợp đang gặp áp lực về nợ vay.

Đơn cử, công ty Vạn Phát Hưng, tổng số nợ vay đến 31/6/2011 là 642 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với đầu năm 2011. Cơ cấu như sau: vay ngắn hạn 567 tỷ đồng, gồm gần 77 tỷ đồng nợ dài hạn đến hạn phải trả; gần 489 tỷ đồng tỷ đồng vay cá nhân, ngân hàng được thế chấp bằng căn hộ, quyền sử dụng đất và chi phí xây dựng dở dang, lãi suất từ 12%/năm - 23,5%/năm; vay dài hạn 75 tỷ đồng, lãi suất 17,5% - 20%/năm.

Như vậy, hệ số trả lãi vay của Vạn Phát Hưng ở mức quá thấp với 1,28 lần do lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả (EBIT) trong 6 tháng đầu của 2011 chỉ đạt hơn 16 tỷ đồng. Trong khi, những tháng cuối năm, doanh nghiệp này phải đối mặt với áp lực trả nợ tới 479 tỷ đồng nợ vay đến hạn.

Những trường hợp khác là Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam có hệ số trả lãi vay là 1,39 lần; Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai: 1,27 lần.

Còn với Công ty Cổ phần Tư vấn thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, tính đến cuối tháng 6/2011, tổng nợ vay là 650 tỷ đồng, gồm 237 tỷ vay ngắn hạn, 413 tỷ đồng vay dài hạn. Mặc dù hệ số trả lãi vay 6 tháng đầu 2011 tới 3,25 lần nhưng mức tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này gấp 2,57 lần so với vốn chủ sở hữu.

Chưa kể, tài sản của doanh nghiệp còn bị ứ đọng do hàng tồn kho tới 742 tỷ đồng vào cuối quý 2/2011.

Như vậy, giải pháp thu nợ của ngân hàng đối với con nợ bất động sản thực ra không đơn giản, nếu ngân hàng không muốn tính tới khả năng bán các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn và lãi.

Giả định rằng, vì sức ép “mốc 16%” nói trên, các tổ chức tín dụng buộc phải bán tài sản đảm bảo của con nợ và câu chuyện đó xảy ra trên diện rộng điểm dừng của suy thoái thị trường bất động sản chưa biết ở đâu và kéo theo là nợ xấu của ngân hàng sẽ còn tồi tệ thêm.


Các ngân hàng né tránh đưa thông tin thật về tỉ lệ cho vay bất động sản

Theo phản ánh của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội, những tháng đầu năm, các ngân hàng đã có nhiều cố gắng giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất nhưng đến cuối tháng 6/2011 có một đơn vị và đến cuối tháng 8/2011, có một đơn vị vẫn giữ tỷ trọng phi sản xuất trên 22%.

Cụ thể, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đến 31/6/2011 có dư nợ là 26.035 tỷ đồng nhưng dư nợ phi sản xuất tới 7.592 tỷ đồng, chiếm 28,2%; và đến 31/8, tỷ lệ này của VPBank mới kịp kéo về 20,4%.

Một trường hợp thứ hai khá khôn ngoan trong việc đối phó với chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Quốc Tế (VIB). Đến 31/6, dư nợ VIB là 43.001 tỷ đồng, dư nợ phi sản xuất là 9.258 tỷ đồng, tương ứng 21,52%. Ở đợt 1, VIB không vi phạm chỉ tiêu nhưng đến 31/8, dư nợ cho vay là 44.377 tỷ đồng nhưng dư nợ phi sản xuất vọt lên 11.206 tỷ đồng, tương ứng 25,25%.

Mặc dù đến 31/12/2011, VIB mới phải đảm bảo chỉ tiêu 22% nhưng đáng lẽ, “mốc 22%” vào 30/6 phải được duy trì theo hướng giảm dần cho đến 31/12/2011 nhưng VIB chỉ làm vừa lòng Ngân hàng Nhà nước vào 30/7, còn sau đó tăng thêm rất nhanh: tăng 1.948 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,8% chỉ sau hai tháng.

Nguồn
http://vneconomy.vn/20111104100617760P0C6/kho-thu-hoi-no-bat-dong-san.htm
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Tình hình bđs vẫn chứng minh nhận định của em: phụ thuộc vào cung tiền toàn xã hội, không phụ thuộc vào thu nhập người làm công ăn lương.
Ngay việc so sánh: lương và giá nhà đã lệch pha, một lần em đã phát biểu nếu so sánh thì so sánh giữa thu nhập với giá thuê nhà hãy kết luận là đã đến mức phi lý chưa, khi nào lương không đủ đi thuê nhà hãy nói là đắt.
Tài sản so với tài sản khác, thu nhập so với chi phí, lãi suất so với lạm phát, vốn tích luỹ so với nợ.
So với tài sản khác như tranh Picasso, với em thì bđs VN vẫn quá rẻ (em liên tưởng đến tranh Picasso khi nhìn ảnh cái trần nhà căn hộ cụ policeman đưa).
Hay vàng chẳng hạn, đâu là đắt hay rẻ?
Em hay tranh luận với cụ policeman vì cụ quá tự tin chắc chắn thế này, nếu không thì thế nọ và cụ chỉ có 1 cách lý luận đơn giản, thực tế không đơn giản như thế, chỉ có cách cọ sát với thực tế mới kiểm nghiệm được, còn cứ mấy cái luận điểm mà cụ nêu ra thì bđs VN phải sập từ 10 năm trước (lúc đó nó đã đắt ngang Mỹ), vậy cái quy luật của cụ tin vào chỉ là 1 trong vài chục quy luật khác nhau tác động đến bđs.
Các cụ dùng đòn bẩy và tin vào quy luật đơn giản "người đẻ đất không đẻ, bđs chỉ có lên giá" đang phải trả giá cho niềm tin đơn sơ ấy khi mắc kẹt ở các dự án dang dở, ở chiều ngược lại, các cụ tin rằng bđs sẽ "nổ bong bóng về giá trị thực tương xứng với thu nhập người dân" cũng cẩn thận không thì lại thành nạn nhân của các niềm tin đơn giản.
Với bđs VN năm nay và năm sau, hành động nhạy bén tốt hơn là tranh luận mãi.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Lại "giá trị thực" rồi :). Cháu dốt nên mãi không hiểu được cái khái niệm này, các cụ giảng lại hộ cháu được không ạ. Để tiện cháu lấy cái case study thế này nhé, các cụ có thể nêu hộ cháu giá trị thực của một m2 trong các trường hợp sau được không ạ:

1. đất mặt phố Hàng Gai
Nếu ngày mai CP có quy định "Tây ba lô chỉ được mua sắm ở phố Hàng Gai" thì giá đất Hàng Gai sẽ còn tăng nhiều lần.
Thế nhưng nếu cứ tiếp diễn tình trạng đấy thì chỉ sau vài năm là ở VN sạch bóng khách du lịch. Cái giá phải trả quá lớn, trong khi chỉ có dân phố Hàng Gai được lợi, mà cũng chỉ được lợi trong vài năm.

Thế cho nên khi nói đến giá trị (thực hay ảo) nó không có một tiêu chuẩn nhất định mà tùy thuộc vào từng người, từng thời điểm. Thực với người có cửa hàng bán đồ lưu niệm với lợi nhuận lớn, ảo với người chủ quán bán chè xanh. Giả sử một ông bỏ ra 50 tỷ mua một cửa hàng mang lại lợi nhuận 1 tỷ / tháng thì đấy là giá thực, nhưng sau vài năm đường phố vắng bóng Tây ba lô thì chính ông ý lại bảo giá đấy là giá ảo.


-------------
Tình hình cũng đã bắt đầu giống ở Mẽo này:
http://land.cafef.vn/20111104083435210CA43/dn-ngoai-ep-gia-du-an-bds.chn
Đến lúc bị sức ép phải bán tháo thì 50% chưa là cái gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Bom BDS của cụ bị tịt ngòi hay sao mà mẫi vẫn chưa nổ> Fun tí thui ở VN thì đầu tư BDS vẫn chắc chắn nhất trong các PA đầu tư về mặt dài hạn.

Nếu cụ gửi NH, thì khác nào thả gà ra đuổi, như bác Thanh đã nói có NH dùng tiền gửi của dân để buôn BDS. Trường hợp NH có thể trả tiền khi cụ rút ra thì với lãi suất NH thì may mắn lắm cụ mới bù vào được khoản tiền mất giá.

Đầu tư vào CK ở Việt Nam thì chẳng khác gì đánh lô đề vì thông tin toàn là thông tin đểu và luật CK có quá nhiều kẽ hở, rất có thể cụ sẽ đổi tiền lấy đống giấy lộn.

Nếu đầu tư vào BDS thì rù rớt giá đến đâu nó vẫn là căn hộ, miếng đất. Nếu khi mất giá cụ cứ om thì đến lúc nàođó nó lại trả lại giá trị của nó. Tất nhên à pải là 4 của cụ mà không phải là $ đi vay.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungnc

Xe điện
Biển số
OF-65066
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,752
Động cơ
472,796 Mã lực
Nơi ở
Tôm tép hội
Bom mà nổ thì cũng nhà cháu cũng liều mình mà ôm thôi.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,139
Động cơ
606,700 Mã lực
Thế cho nên khi nói đến giá trị (thực hay ảo) nó không có một tiêu chuẩn nhất định mà tùy thuộc vào từng người, từng thời điểm. Thực với người có cửa hàng bán đồ lưu niệm với lợi nhuận lớn, ảo với người chủ quán bán chè xanh. Giả sử một ông bỏ ra 50 tỷ mua một cửa hàng mang lại lợi nhuận 1 tỷ / tháng thì đấy là giá thực, nhưng sau vài năm đường phố vắng bóng Tây ba lô thì chính ông ý lại bảo giá đấy là giá ảo.
Cháu hoàn toàn đồng ý với cụ, thế cho nên thú thực, cháu thấy hơi dị ứng với các bác quan chức suốt ngày lên TV lải nhải về giá trị thực. Về mặt nguyên tắc chẳng có một giá trị thực cố định nào hết. Giá trị nào được tất cả các bên, từ bên bán, bên mua, cho đến các cơ quan điều hành chấp nhận ... thì sẽ là giá trị thực. Thị trường bây giờ ngắc ngoải vì bên đẩy giá lên cao quá, gặp lúc kinh tế èo uột, hy sinh là phải.
 

cukin

Xe hơi
Biển số
OF-9896
Ngày cấp bằng
20/9/07
Số km
134
Động cơ
533,498 Mã lực
Em xin lỗi được chen ngang một chút. Các cụ cứ tranh luận về BDS nhưng BDS lại có nhiều loại, em tạm dẫn ra 2 loại :

- Đất thổ cư : cái này chính là tài sản không bị hao mòn và có giá trị ổn định, số lượng càng ngày càng ít đi, kèm theo nó là quyền sử dụng lâu dài.
- Nhà CC : cái này là sản phẩm có thể sản xuất ra, chắc chắn sẽ hao mòn xuống cấp theo thời gian, số lượng sẽ càng ngày càng tăng, quyền sử dụng có thể không lâu dài.

Hai loại này hoàn toàn khác nhau ạ !
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Túm lại ý em là thế này:
Bđs HN nếu không thay đổi chính sách thì vẫn có thể tăng nữa, ngược lại nếu không nới lỏng tín dụng thì vẫn có thể giảm nữa, trong trường hợp giảm do thắt chặt tín dụng thì sẽ không có nguồn cung tử tế giá rẻ cho các cụ mong đâu, muốn có căn hộ tử tế giá rẻ, phải thay đổi chính sách và định mức giá đất từ phía chính quyền.
Chung cư ở được ngay, không xa quá vành đai 3, giá 2000$/m2 cộng trừ 20% theo em là giá thực, không phải do bong bóng đầu cơ.
Cách đây vài tháng, em đã post cái so sánh giá dầu mỏ, giá vàng và giá 1m2 chung cư tại Ciputra, Mỹ Đình...thì thấy giá chung cư lên tương đương giá dầu, giá vàng chứ không hề sốt nóng vượt quá tốc độ tăng giá của 2 thước đo cơ bản kia (ví dụ giá dầu tăng 4 lần thì giá 1m2 căn hộ tăng cũng 4 lần, thậm chí có chỗ thấp hơn).
Nhật có thị trường bđs đã "nổ bong bóng" nhưng 1 căn hộ Tokyo vẫn ngang 20-30 năm làm việc của một kỹ sư, lương Nhật cũng không phải thấp.
Nếu so sánh với Mỹ thì cái bong bóng chính là đồng đôla và thu nhập của dân Mỹ lại quá cao, chính thu nhập của Mỹ sẽ giảm khi công việc chảy sang những nơi rẻ hơn.
http://cafef.vn/20111104115010450CA32/nguoi-ngheo-o-my-khon-cung.chn
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top