Thứ nhất về đầu tư công, cụ nói là "vô tội vạ" nhưng thực ra ở VN không đầu tư công không được
Em nói không đầu tư công bao giờ? Bảo
đầu tư công "vô tội vạ" lại là chuyện khác.
Còn về đầu tư kém hiệu quả thì cả tư lẫn công đều có thể kém hiệu quả cả, các tập đoàn Mỹ nhà cụ như Enron, Lehman...chả sụp ầm ầm, Mỹ mấy năm nay chả sụp ầm ầm.
Ngược lại, em cũng có nói là đầu tư tư nhân luôn luôn hiệu quả đâu?
Một ví dụ là từ trước đến giờ em vẫn bảo bong bóng nhà đất này có thủ phạm chính là người dân đấy thôi. Đấy là một ví dụ đầu tư tư nhân kém hiệu quả.
Thứ 2, nói về "nguồn lực xã hội đổ vào bđs", nếu nghĩ sâu xa cụ sẽ thấy thực ra không phải nguồn lực xã hội đổ vào bđs mà bđs đã tạo ra nguồn lực xã hội.
BĐS là một nguồn lực thì đúng rồi. Đất đai mà chỉ để bò gặm cỏ thì giá trị của nó gần như là vứt đi. Phải đưa nó vào thành nhà xưởng sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để tối đến người ta có chỗ ngủ, sáng hôm sau người ta còn đi làm thì nó mới có tác dụng.
Vấn đề của VN là để chuyển từ đất bò gặm cỏ sang thành nhà xưởng hoặc nhà ở thì cái giá phải trả nó quá cao so với các nước khác, dẫn đến việc tiền tích lũy từ các hoạt động khác bị mất từ 50% đến 90% khi đầu tư vào BĐS.
Ở các nước khác chi phí cho đất đai chỉ vài chục đô một m2 với chất lượng hạ tầng gấp vạn lần VN.
Với một đất nước chưa có gì muốn tăng trưởng nhanh bắt buộc phải tăng cung tiền, biến các tài sản đang nằm im thành nguồn lực như đất đai, mỏ, biển, v.v
Tăng cung tiền chỉ có tác dụng nhất thời như một cú hích để tăng nhanh quá trình chuyển đổi từ tài nguyên (VD: đất đai) sang thành sản phẩm (VD: nhà xưởng & các sản phẩm của cái nhà xưởng đấy).
Nhưng nếu quá trình chuyển đổi đấy không hiệu quả thì số lượng sản phẩm không tăng lên tương xứng (chỉ số ICOR cao), dẫn đến lạm phát.
Bằng chứng không hiệu quả ở VN đã rõ rành rành: một nền kinh tế bé bằng cái lỗ mũi của các nước giàu nhưng chỗ nào cũng cảng biển với sân bay, rồi thì đường mới làm xong chưa kịp khánh thành đã phải sửa chữa, v.v....
Nước Nhật những năm 196x cũng nhờ giá đất tăng vọt mà huy động được lượng vốn khổng lồ từ ngân hàng, tránh được sức ép ngắn hạn từ cổ đông để theo đuổi các mục tiêu dài hạn.
Cụ nhầm to.
Nước Nhật trong những năm 196x - 7x phát triển nhờ vào người Nhật trong giai đoạn đấy "tự nhiên" biết làm ô tô, máy ảnh, ti vi, tủ lạnh, quần áo, đồ chơi, tàu hỏa cao tốc, đồ điện tử ... Đã thế dân Nhật dốt nát không biết hưởng thụ như dân VN mà cứ đâm đầu vào làm việc 10 tiếng mỗi ngày.
Nhưng đến những năm 80 khi người dân đã giàu lên, giá đất tăng cao thì nguồn lực lại bị dồn vào BĐS. Giá BĐS tăng, giá nhân công tăng, kết hợp với việc bị bọn Hàn Cuốc, Trung Cuốc cạnh tranh cho nên mới có tình trạng "lost decades".
Giá nhà lên cao quá mà nền kinh tế không phát triển thì tất yếu phải giảm thôi.
Giá nhà ở Nhật từ 1990 đến giờ đã giảm đi 5 lần:
về lý thuyết thì đất của VN càng cao giá VN càng có lợi miễn có người mua).
Cụ phải thêm thế này: miễn có người nước ngoài mua, và người mua đấy bị hớ một lần rồi mà sau vẫn cứ mua hớ tiếp mãi.
Chứ nếu chỉ mua bán lòng vòng giữa người Việt với nhau thì khác gì ponzi scheme.
Hoặc lừa bán được cho 1 thằng nước ngoài nhưng sau 2, 3 năm thằng này lỗ chỏng gọng vì chi phí quá cao, nhìn thấy thế 100 thằng khác định đầu tư vào VN lại sợ quá, để tiền đầu ******* nước khác.
Nếu thế thì cũng chết (cho kinh tế VN).
Cho nên nguy cơ nằm ở nợ nần nhiều hay ít chứ không phải ở đất đắt-rẻ, bđs Mỹ rẻ mà Mỹ vẫn khủng hoảng vì nợ bđs nhiều.
Cả hai cái đấy đều là nguy cơ.
Nợ nhiều cũng chết, vì nó tăng rủi ro khi mọi sự không tốt đẹp như dự tính.
Chi phí cao còn chết hơn, vì chẳng cần rủi ro gì cũng chết, vì đầu ra có cao được quái đâu.
À mà em cũng phải nói thêm, Mỹ khủng hoảng vì cả 2 nguyên nhân: nợ BĐS nhiều và giá trị được tính của các BĐS đấy quá cao so với giá trị thật (mặc dù lúc bong bóng nhất của nó thì giá vẫn thấp hơn VN nhiều lần).
Các cụ không hiểu nổi tại sao bđs VN đắt hơn Mỹ trong khi Mỹ giàu hơn VN vì các cụ chỉ nhìn bđs như phương tiện tiêu dùng (con mắt của người tiêu dùng) trong khi ở VN thời gian 20 năm qua, đất đai là công cụ tài chính nền tảng kích hoạt đầu tư.
Thế cho nên đến năm nay ta đã thấy được nền kinh tế phát triển dựa vào giá trị (ảo) của đất đai nó đâm hoa kết trái thế nào.
Vì đất VN ta đắt quá cho nên ai cũng giàu, đến mức chẳng "thèm" sản xuất cái gì, từ cái đinh ốc cho đến que tăm.
Em e rằng chính cụ mới không hiểu, rằng để giá đất tăng lên như thế thì cả nước sẽ phải trả một cái giá đắt về sau.
Nếu cụ chịu khó nghía cái ví dụ cty thằng bạn em định xây chung cư ở HN rồi phải bỏ, cụ sẽ thấy là đến trên dưới 50% giá bán căn hộ là bị chính quyền thu mất thông qua: tiền sử dụng đất, tiền bôi trơn, tiền thuế VAT, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu con số của bạn cụ đưa ra là đúng (em đồ rằng cụ bạn cụ cũng không thật lòng lắm đâu), thì em không đổ lỗi cho cty bạn cụ. Em chỉ đổ cho thằng chính quyền ăn dày, nhưng tội lớn hơn hết vẫn là của dân đen - giá đấy, thu nhập đấy, chất lượng sản phẩm như thế mà vẫn cứ đâm đầu vào mua.