[Funland] Các cụ cho em hỏi "Mỹ thuật" hay "Mĩ thuật" ?

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Trước giờ cụ viết thế nào thì cứ thế mà triển. Cá nhân em xem như trong tiềm thức. Tai-Tay, Dai-Day, Nhai-Nhay...
 
Chỉnh sửa cuối:

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,277 Mã lực
Trước giờ cụ viết thế nào thì cứ thế mà triển. Cá nhân em xem như trong tiềm thức. Tai-Tay, Dai-Day, Nhai-Nhay...
Đang bàn về nguyên âm đơn i và y, có cách phát âm giống nhau nên mới gây tranh cãi về cách viết. Còn ai, ay, ui, uy,... là các nguyên âm đôi có cách phát âm khác nhau rõ ràng rồi.

Có trường hợp nguyên âm đôi iê và yê phát âm giống nhau. Từ nào ko có phụ âm đầu sẽ dùng yê, như yên, yếm, yểng, yết. Từ có phụ âm đầu thì dùng iê, như nhiên, nhiệt, kiêng, hiệp, liêm,... Nguyên âm ba iêu và yêu cũng tương tự.
 
Chỉnh sửa cuối:

duongbaoan267

Xe điện
Biển số
OF-483482
Ngày cấp bằng
11/1/17
Số km
3,131
Động cơ
226,199 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Kinh Bắc
em hay dùng y dài thấy đẹp hơn. Ví dụ tên Vy, Kỳ
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,308
Động cơ
514,178 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Những quy tắc chỉ là viết ra theo thời điểm, nên căn cứ vào đó mà khẳng định đúng sai thì cũng không ổn lắm. Quay lại thời điểm trước đây thì có cả cách sử dụng y khác nữa. Ví dụ như bác sỹ, chiến sỹ, ca sỹ...
Sau đó, phong trào sử dụng i xuất hiện thì rất nhiều từ khi trước dùng y, bây giờ chuyển sang i hết, thậm chí là Lý Thường Kiệt cũng có thể chuyển thành Lí Thường Kiệt.
Mỹ thuật, mỹ nhân chuyển thành mĩ thuật, mĩ nhân... là bình thường thôi.
Vâng. Thậm chí trước nữa thì có cả "Đường kách mệnh" nhưng chả ai bắt lỗi chính tả của ông cụ cả. Rồi một thời các từ ghép còn có cả dấu gạch ngang "-" ở giữa
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Đang bàn về nguyên âm đơn i và y, có cách phát âm giống nhau nên mới gây tranh cãi về cách viết. Còn ai, ay, ui, uy,... là các nguyên âm đôi có cách phát âm khác nhau rõ ràng rồi.

Có trường hợp nguyên âm đôi iê và yê phát âm giống nhau. Từ nào ko có phụ âm đầu sẽ dùng yê, như yên, yếm, yểng, yết. Từ có phụ âm đầu thì dùng iê, như nhiên, nhiệt, kiêng, hiệp, liêm,... Nguyên âm ba iêu và yêu cũng tương tự.
Thế em mới bảo là mặc định. Như i tờ ít.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,666
Động cơ
526,529 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Tấm tôn dày 5 milimét dài 6 mét
Tấm tôn dài 5 milimét dày 6 mét
Nghe có thuận tai ko các cụ? :D
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,953
Động cơ
361,730 Mã lực
Tuổi
124
...Mở rộng ra, từ ngày quốc ngữ hóa tiếng Việt, nhiều quy tắc chính tả tùm lum làm biến dạng nghĩa, khiến ngày nay hiểu sai be bét. Một ví dụ điển hình nhất là chữ trưng/chưng. Ai quy định bánh thì viết ch (bánh chưng) còn tên người thì viết tr (HB Trưng)? Đâm sau loạn, không ai hiểu nổi sao 2 bà tên "trưng" cả! Thậm chí còn đi liên hệ với "trứng" để lý giải ngữ nghĩa 1 cách rất ngô nghê funny @-)
....
Từ chưng/bánh chưng xuất hiện trong Từ điển Việt - Bồ - La (1651) với giải nghĩa: BĐN: bolo que ſe fas no anno nouo de arròs e carne de porco; Latinh: placenta ex oriza & carne ſuila, ſolum fit in principio anni. Từ điển này không có từ trưng. Trong Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) xuất hiện cả chưng/bánh chưng (烝, trang 78) và trưng (徵, trang 556). Từ 徵 (trưng) có một nghĩa là một họ của người (họ Trưng) trong khi từ chưng không có nghĩa nào là họ của người cả.
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,277 Mã lực
Tấm tôn dày 5 milimét dài 6 mét
Tấm tôn dài 5 milimét dày 6 mét
Nghe có thuận tai ko các cụ? :D
Như dưới, cụ ạ. "ai" và "ay" là các nguyên âm khác nhau nhé, nên sẽ tạo ra các từ có phát âm và ý nghĩa khác nhau.
Đang bàn về nguyên âm đơn i và y, có cách phát âm giống nhau nên mới gây tranh cãi về cách viết. Còn ai, ay, ui, uy,... là các nguyên âm đôi có cách phát âm khác nhau rõ ràng rồi.

Có trường hợp nguyên âm đôi iê và yê phát âm giống nhau. Từ nào ko có phụ âm đầu sẽ dùng yê, như yên, yếm, yểng, yết. Từ có phụ âm đầu thì dùng iê, như nhiên, nhiệt, kiêng, hiệp, liêm,... Nguyên âm ba iêu và yêu cũng tương tự.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,163
Động cơ
339,109 Mã lực
Các cụ lấy ví dụ vần uy/ui ai/ay thực ra là không hiểu vấn đề, khi phát âm khác nhau thì có quy tắc rõ ràng. Chỉ có âm i/y khi đứng 1 mình mới thường có 2 cách viết. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ như đĩ/đỹ, khỉ/khỷ nhìn trái mắt, nhưng mỹ/mĩ thì như nhau.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
E bị cái không còn tra cứu mấy cuốn sách kiểu đó nữa rồi cụ ạ. Như hôm trước chém vụ Giao Chỉ nằm ở đâu với cụ Lah e còn không buồn dẫn sách chữ giun dế nữa rồi, ta phải tự tìm câu trả lời hợp lý nhất bằng sức mạnh chân lý của phép biện chứng duy vật thôi:-ss

Chúc cụ may mắn ;))

Từ chưng/bánh chưng xuất hiện trong Từ điển Việt - Bồ - La (1651) với giải nghĩa: BĐN: bolo que ſe fas no anno nouo de arròs e carne de porco; Latinh: placenta ex oriza & carne ſuila, ſolum fit in principio anni. Từ điển này không có từ trưng. Trong Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) xuất hiện cả chưng/bánh chưng (烝, trang 78) và trưng (徵, trang 556). Từ 徵 (trưng) có một nghĩa là một họ của người (họ Trưng) trong khi từ chưng không có nghĩa nào là họ của người cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,239
Động cơ
25,593 Mã lực
Mời các cụ đọc điều 9 Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT 2018.
28CC65E7-F3D3-4AFA-91F6-DE9E72D979B5.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top