[Funland] Các cụ biết đến việc Thuyết tiến hóa của Darwin sai là khi nào?

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Chờ cụ đưa dẫn chứng cây húng láng trồng lâu biến thành bạc hà hoặc ngược lại. Bằng chứng khoa học cho còm trên của cụ đâu? Cây này biến đổi thành cây kia thật hả? Hay là nó chỉ là các loài thực vật cùng chi họ theo cách phân loại thực động vật của các nhà nghiên cứu thôi?
Sinh học thì thg gọi dưới loài. Nó ko khác loài. Ví dụ mít rừng, mít tố nữ , sầu riêng . Bằng chứng thì em đến quả trứng và con gà ... cái nào có trc còn chả ai biết . Cụ có biết ko ?
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,775
Động cơ
422,103 Mã lực
Nếu chưa đọc thì tìm cuốn Lụơc sử loài người - Homo Sapien.
Đọc xong hãy phán nhé
Chuẩn cụ
Cuốn Sapiens - Lược sử loài người

Ở Tây họ vẫn sử dụng thuyết tiến hoá.
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Còm của em đều có trích dẫn, cụ di chuột click vào các số trong còm em sẽ ra link bài tương ứng nhé. Em tự biết mình không phải nhà khoa học nên không tự viết gì ngoài trích dẫn lời nhà khoa học hoặc trích nghiên cứu. Đây là nguyên tắc bất cứ ai học nước ngoài đều tuân thủ. Mong cụ springsea ngưng trích còm em cho tới khi cụ trích dẫn nguồn thay vì nói thay nhà khoa học. "Cãi" suông như cụ em thua :))
Dẫn chứng= link của cụ chỉ là copy . Cụ nhận ko phải nhà khoa học thì ko đảm bảo các link đó có tính thuyết minh có tính khoa học..kkk
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,319
Động cơ
185,048 Mã lực
Nếu chấp nhận tổ tiên mình từ vượn mà ra thì cũng đồng nghĩa với từ cá mà ra, chỉ là xa xưa hơn tổ tiên của tổ tiên thôi.
Tôn giáo là thứ gì đó khiến con người chia rẽ, chiến tranh khốc liệt. BẤt đồng quan điểm về tôn giáo luôn khiến con người chán ghét thậm chí hận thù chém giết nhau. Nhưng điều này chỉ đúng với các tôn giáo dạng thần giáo, tức là có 1 ông sinh ra vạn vật quyền năng tuyệt đối. (Nhưng ông này vẫn đủ tính cách tham sân của 1 con người)
Tôn giáo là rất cần thiết cho tâm linh con người. Tôn giáo cần khách quan, rõ ràng logic và phải phù hợp với khoa học. Khoa học càng phát triển càng phải thấy tôn giáo đó đúng đắn. Tôn giáo nào cũng dậy cho con người yêu thương và sống tử tế với nhau. Nếu thấy lệch khỏi điều này tức là tôn giáo đó đang ở 1 biến thể méo mó. Ae war tôn giáo cũng nên cẩn trọng xem lại chính tôn giáo mình đang theo.
Em thì thấy có được đức tin là hạnh phúc rồi, chỉ e tìm mãi không ra mà thôi. Nhưng cụ nói tôn giáo cần khách quan, logic, phù hợp với khoa học thì em hơi lăn tăn chút. Em thiển nghĩ tôn giáo mang tính bao trùm, khi khoa học bế tắc thì tôn giáo sẽ lên tiếng
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,789 Mã lực
Những nhà khoa học tại Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu bắt đầu lập quỹ cho các chương trình nghiên cứu dùng các phương pháp hứa hẹn thúc đẩy sự tiến hóa. Sau hơn 40 năm nghiên cứu chuyên sâu, kết quả thế nào? Nhà nghiên cứu Peter von Sengbusch nói: “Dù chi tiêu nhiều nhưng nỗ lực để thúc đẩy sản sinh các loài tốt hơn nhờ tia phóng xạ [để tạo đột biến] đã thất bại trên bình diện rộng”21. Ông Lönnig nói: “Đến thập niên 1980, niềm hy vọng và sự phấn khích của các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tắt. Các nước phương tây đã bỏ môn nghiên cứu đột biến gây giống. Hầu hết các đột biến... đã chết hoặc yếu hơn những loài trong tự nhiên”*.

Dù thế, với dữ liệu được thu thập trong khoảng 100 năm nghiên cứu về đột biến nói chung và 70 năm gây giống đột biến nói riêng, các nhà khoa học đã có thể kết luận về khả năng đột biến làm xuất hiện các loài mới. Sau khi xem xét bằng chứng, ông Lönnig kết luận: “Sự đột biến không thể biến đổi loài [động thực vật] ban đầu thành một loài hoàn toàn mới. Kết luận này đúng với mọi thử nghiệm, kết quả nghiên cứu đột biến trong thế kỷ 20 và cả luật xác suất”.

Vậy, sự đột biến có thể khiến một loài tiến hóa thành loài hoàn toàn mới không? Bằng chứng cho thấy là không! Qua nghiên cứu của mình, ông Lönnig đưa ra kết luận: “Những loài mang gen khác nhau có ranh giới rõ ràng, không thể bị phá hủy hoặc xâm phạm bằng những đột biến ngẫu nhiên”22.

Vậy, chọn lọc tự nhiên có thật sự tạo ra các loài hoàn toàn mới không? Cách đây vài thập kỷ, nhà sinh học tiến hóa George Christopher Williams bắt đầu đặt nghi vấn về khả năng đó của sự chọn lọc tự nhiên26. Trong năm 1999, nhà lý luận về tiến hóa Jeffrey H. Schwartz viết là sự chọn lọc tự nhiên có thể giúp các loài thích nghi để tồn tại nhưng không tạo ra loài mới nào27.
Những mẫu hóa thạch cho thấy tất cả các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi

Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã khai quật và ghi vào danh mục khoảng 200 triệu mẫu hóa thạch lớn và hàng tỷ mẫu hóa thạch nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng những dữ liệu khổng lồ này cùng những chi tiết được ghi lại cho thấy các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi, trong đó có nhiều loài biến mất đột ngột như khi chúng xuất hiện.
Kể cả với các loại công nghệ hiện đại nhất hiện nay thì cũng không thể tạo ra loài mới trong có mấy chục năm thế được đâu cụ ơi.
Quy trình biến dị nó phải là cùng loài trước đã, sau đó mới biến đổi dần ra loài mới được.
Bản thân biến dị cùng loài đã hàng trăm hàng nghìn năm rồi.
Bây giờ đặt ngược lại câu hỏi, những loài từng tồn tại trong quá khứ giờ nó ở đâu? Tại sao lại biến mất? Theo cụ giải thích thế nào?
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Kể cả với các loại công nghệ hiện đại nhất hiện nay thì cũng không thể tạo ra loài mới trong có mấy chục năm thế được đâu cụ ơi.
Quy trình biến dị nó phải là cùng loài trước đã, sau đó mới biến đổi dần ra loài mới được.
Bản thân biến dị cùng loài đã hàng trăm hàng nghìn năm rồi.
Bây giờ đặt ngược lại câu hỏi, những loài từng tồn tại trong quá khứ giờ nó ở đâu? Tại sao lại biến mất? Theo cụ giải thích thế nào?
Thế nên mới có khái niệm dưới loài . Phải thay đổi n lần dưới loài và 1 thời gian rất rất dài + tác nhân môi trg thì mới hy vọng 1 sự thay đổi có thể gọi là tiến hóa . Mà cái từ tiến hóa do chúng ta tự nói ra chứ chưa chắc nó đã là tiến hóa . Ví dụ đ vật dưới nc nó có những khả năng cao hơn đ vật trên cạn . Nên ko thể cho là đ vật trên cạn tiến hóa hơn đ vật dưới nc
 

kugod

Xe tải
Biển số
OF-293987
Ngày cấp bằng
27/9/13
Số km
393
Động cơ
318,250 Mã lực
Sau khi thấy thằng nhỏ không lớn thêm được nữa. Em mất niềm tin vào cụ Uyn.
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,368
Động cơ
367,674 Mã lực
Em thì thấy có được đức tin là hạnh phúc rồi, chỉ e tìm mãi không ra mà thôi. Nhưng cụ nói tôn giáo cần khách quan, logic, phù hợp với khoa học thì em hơi lăn tăn chút. Em thiển nghĩ tôn giáo mang tính bao trùm, khi khoa học bế tắc thì tôn giáo sẽ lên tiếng
Đó là vì em nói cho những người chưa có đạo để theo. Với họ khoa học là chân lý, họ là những người giỏi, thông minh nên nếu tôn giáo nào mâu thuẫn với khoa học sẽ khó để họ theo. Còn khi họ có tôn giáo dẫn đường rồi, trí tuệ khai mở, họ sẽ phát hiện ra có nhiều thứ khoa học ko giải thích đc nhưng đạo thì có.
 

3chai.sin

Xe máy
Biển số
OF-559075
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
67
Động cơ
151,670 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Chưa xác định
Kể cả với các loại công nghệ hiện đại nhất hiện nay thì cũng không thể tạo ra loài mới trong có mấy chục năm thế được đâu cụ ơi.
Quy trình biến dị nó phải là cùng loài trước đã, sau đó mới biến đổi dần ra loài mới được.
Bản thân biến dị cùng loài đã hàng trăm hàng nghìn năm rồi.
Bây giờ đặt ngược lại câu hỏi, những loài từng tồn tại trong quá khứ giờ nó ở đâu? Tại sao lại biến mất? Theo cụ giải thích thế nào?
Quá trình xuất hiện những đặc điểm mới của loài thường đi kèm với điều kiện khí hậu, quá trình biến đổi tiêu cực sẽ làm biến mất những cá thể không thích nghi được với điều kiện mới giữ lại những cá thể có thể thích nghi được.
 

vodanhtk

Xe tải
Biển số
OF-416113
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
276
Động cơ
224,417 Mã lực
Đã gọi là thuyết thì không có đúng sai hoàn toàn nhé. Nếu nó đúng thì nó là định luật rồi
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,403
Động cơ
513,374 Mã lực
Thú thật là đến giờ e vẫn chưa biết là sai
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,964
Động cơ
516,164 Mã lực
Thuyết đó giờ sai hay đúng chả giá trị éo gì với em.=))
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
312
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Thú thật là đến giờ e vẫn chưa biết là sai
Cái đó là bình thường thôi cụ

Cụ tin như thế thì nó sẽ như thế, khoa học hay không thì điều đó chả ảnh hưởng tới ai. Và không có ai cấm hay ngăn cản được cụ tin vào điều đó ngoại trừ chính cụ
 

TNT_123

Xe buýt
Biển số
OF-595252
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
619
Động cơ
135,808 Mã lực
Tuổi
33
Giống nhau chứng minh được gì cơ, nhờ cụ khai sáng em với. DNA của người và con vật được cho là tổ tiên loài người là giống nhau 88%, và DNA người giống chuột 85%!
Mục 3: cụ tin thế là vì cụ được dạy như thế.
Khá nhiều cụ đi lạc sang chiến tranh tôn giáo là lạc đề quá xa rồi. Thời buổi nào rồi còn đi tuyên truyền kiểu ấy?

Cụ Sai: trên cả hành tinh này chưa tìm được bằng chứng hoá thạch cho thuyết tiến hoá. Nếu có tìm được đã chả có tranh luận thuyết này đúng hay sai nữa!
Nếu cụ tìm được quá thừa bằng chứng cho Thuyết Tiến Hoá thì chuẩn bị nhận giải thưởng ngay.
Em xin phép trả lời cụ:D:

1) Em là người ủng hộ thuyết tiến hóa hiện đại (sự nối tiếp của thuyết tiến hóa Darwin dưới góc nhìn của sinh học phân tử). Theo thuyết này, các sai khác DNA khi sao chép là 1 nguyên liệu để tạo ra các loài mới từ loài cũ, là nền tảng của tiến hóa. Vì vậy, DNA của các loài càng có tổ tiên gần nhau sẽ càng giống nhau. Loài vượn ngày nay và con người có chung tổ tiên 7 triệu năm trước (cung thuộc bộ linh trưởng) nên DNA giống nhau nhất (khoảng 90%), loài chuột với người thì xa hơn (cùng là động vật có vú) nên DNA giống nhau 85% như cụ nói, người và chuối thì xa hơn nữa (cùng là sự sống đa bào) nên DNA chỉ còn giống nhau 60%.

2) Đã có các bằng chứng nghiên cứu khoa học về sự tiến hóa của thực vật rồi mà cụ.

3) Tất cả các comment của em từ đầu đến giờ đều dựa trên quyển sách History of Life do giáo sư Richard Cowen tại ĐH University of California, Davis, CA, USA viết để giảng dạy cho sinh viên, cụ có thể download sách ở link sau:

https://drive.google.com/file/d/0B768FTxAu1kzZTVQTVNselYwS1k/view?usp=sharing

Trong quyển sách này trình bày đầy đủ các quá trình tiến hóa từ đơn bào-> đa bào, tiến hóa của thực vật, động vật, sự tiến hóa của con người (những thắc mắc của cụ) theo thuyết tiến hóa hiện đại. Cụ thử ngâm cứu xem sao.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,229
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Nói gì thì nói. Dù có chống phá các nghiên cứu khoa học, công trình khoa học như thế nào đi chăng nữa thì thời kỳ bây giờ chẳng mấy ai tin vào ông thánh thần này tạo ra cái này tạo ra cái kia đâu.
Cũng may các nhà khoa học từ thời cổ đại đến giờ không vì các sức ép bên ngoài mà từ bỏ suy nghĩ và nghiên cứu của mình, chứ không thì giờ này em và các cụ vẫn phải đang cầm lao đi săn thú cho bữa chiều rồi cũng nên...

Mất hàng tỷ năm hàng chục triệu năm hàng triệu năm để từ tế bào tới sinh vật sống rồi phân hóa ra các loài như giờ, vậy mà vẫn có người yêu cầu vài trăm năm hay vài chục năm phải chứng tỏ được sự biến đổi ...
 
Biển số
OF-587094
Ngày cấp bằng
27/8/18
Số km
74
Động cơ
135,450 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Thanks chủ thớt, bài viết rất bổ ích
Vậy cho em hỏi ngu là đã có nghiên cứu chỉ ra tổ tiên loài người chưa ạ? :D
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
312
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
34
Thanks chủ thớt, bài viết rất bổ ích
Vậy cho em hỏi ngu là đã có nghiên cứu chỉ ra tổ tiên loài người chưa ạ? :D
Nói về khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh thì chưa nhà khoa học nào có thể chứng minh được thoả đáng loài người "xuất hiện" như thế nào (?)
Còn về thuyết Darwin thì còn đi xa hơn nữa, biến đổi từ loài này sang loài khác, thì sự "chứng minh" đó còn "mơ hồ và mông lung" hơn rất nhiều

Với trình độ khoa học tới năm 2018 thì em chỉ biết đến thế thôi hehe
 
Chỉnh sửa cuối:

bizviet

Xe điện
Biển số
OF-1530
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,855
Động cơ
611,394 Mã lực
cách hiểu của các cụ theo đạo rất hạn hẹp, coi 1 loài giống như 1 cá thể, tất cả mọi cá thể thể phải tuân theo đồng nhất.
Câu trả lời cho các cụ rất đơn giản. Vd có 100 con vượn, chỉ có 1 con đột biến thành người và tạo ra loài người, 99 con còn lại không đột biến thì vẫn là vượn
Vậy có thể hiểu loài người là một dạng quái thai
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,868
Động cơ
202,993 Mã lực
Có rất nhiều hiểu sai trong thớt này, đặc biệt là hiểu sai về thế nào được gọi là "khoa học". Đây là vấn đề cơ bản nhất, dẫn đến việc nhiều thể loại trời ơi đất hỡi rất thích tìm cách bác bỏ thuyết tiến hoá (và cả thuyết tương đối nữa - đây là 2 thuyết hay bị các nhà "khoa học" nửa mùa tìm cách bác bỏ nhất). Sau đây là chuỗi bài viết dài kỳ: Hiểu đúng về khoa học và tính khoa học của thuyết tiến hoá.

I. PHẦN 1: KHOA HỌC
1. Khoa học: Thế nào là "khoa học"? Một "thuyết" như thế nào thì được gọi là có "tính khoa học"?

Một mệnh đề (một tuyên bố, một giả thuyết khoa học, một thuyết khoa học...) được gọi là "có tính khoa học", nếu mệnh đề ấy có thể bị chứng minh là sai. Ngược lại, một mệnh đề mà không có bất kỳ cách nào để có thể bị chứng minh là sai, được gọi là "phi khoa học" (hay không phải khoa học). Lưu ý: Có thể bị chứng minh là sai, không có nghĩa là đã/đang/sẽ bị chứng minh là sai.

Đây là định nghĩa về khoa học của Karl Popper, được áp dụng rộng rãi trong mọi khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.

Về bản chất, không có bất kỳ cách nào để chứng minh một mệnh đề là đúng (ở đây là đúng 100%, đúng tuyệt đối). Lấy ví dụ: mệnh đề "Thiên nga có màu trắng". Mệnh đề trên không có bất kỳ cách nào để chứng minh là đúng 100%: Không ai có thể kiểm tra mọi con thiên nga trên trái đất này xem có phải tất cả đều có màu trắng hay không; kể cả có kiểm tra mọi con thiên nga trên trái đất, cũng không ai dám quả quyết, 100% chắc chắn rằng không có con thiên nga nào trong vũ trụ xa xôi kia không phải màu trắng. Tuy rằng không thể chứng minh là đúng, mệnh đề lại có thể dễ dàng bị chứng minh là sai: Chỉ cần tìm ra 01 con thiên nga có màu khác màu trắng, ví dụ màu hồng chẳng hạn, thì mệnh đề sẽ sai (thực tế là người ta đã tìm ra thiên nga đen ở Úc, chứng minh mệnh đề trên sai). Do mệnh đề có thể bị chứng minh là sai, mệnh đề trên có tính khoa học.

Do không có cách nào chứng minh một mệnh đề là đúng, không có cách nào trực tiếp tìm ra chân lý (là cái đúng tuyệt đối). Chỉ có thể thông qua việc bác bỏ các mệnh đề sai để gián tiếp tìm ra chân lý.

2. Con đường nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu khoa học không phải là là đi tìm bằng chứng ủng hộ cho một lời giải thích nào đó.

Nghiên cứu khoa học là không ngừng tìm cách chứng minh các lời giải thích (các giả thuyết khoa học - hypothesis) là sai; sau khi đã bác bỏ hết các giả thuyết sai, giả thuyết còn lại nào có nhiều cách chứng minh là sai, nhưng lại đứng vững (tức các nỗ lực nhằm bác bỏ giả thuyết không thành công) thì giả thuyết ấy sẽ được gọi là thuyết khoa học - theory.

Giả thuyết là các mệnh đề khoa học chưa được kiểm chứng đầy đủ (các nỗ lực chứng minh giả thuyết sai chưa đầy đủ).

Thuyết là các mệnh đề khoa học đã trải qua muôn vàn thử thách và đứng vững. Do về nguyên tắc, không có cách nào chứng minh một mệnh đề là đúng, các thuyết đã trải qua nhiều thử thách và đứng vững được xem là thứ gần với chân lý nhất, và được đem ra áp dụng vào thực tế với độ tin cậy cao.

Khi một thuyết/giả thuyết bị bác bỏ, người ta (các nhà khoa học) có thể sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung để tạo ra giả thuyết mới, tốt hơn, cải tiến hơn... Giả thuyết mới này tiếp tục chịu đựng các nỗ lực nhằm bác bỏ nó, cho đến khi có người tìm ra cách bác bỏ nó thành công... Quá trình trên tiếp tục lặp lại, trở thành con đường phát triển của các thuyết khoa học.

Cơ học cổ điển của Newton được xem là rất đáng tin cậy suốt từ TK17 đến TK18, nhưng dần dần được tìm ra các khuyết điểm vào TK19 (các hiện tượng trái với cơ học cổ điển, trực tiếp bác bỏ sự đúng đắn của cơ học cổ điển). Sang TK20, Einstein đã bổ sung hằng số vận tốc ánh sáng trong chân không, tạo ra thuyết tương đối hẹp, giải thích thành công các hiện tượng mà cơ học cổ điển bó tay. Thuyết tương đối hẹp chính là sự phát triển từ cơ học cổ điển.

Thuyết tiến hoá cũng trải qua một quá trình phát triển dài, bắt đầu từ Darwin, qua sự đóng góp của rất nhiều nhà khoa học, thuyết tiến hoá hiện đại đã trải qua muôn vàn thử thách, trở nên có độ tin cậy rất cao, và cho dù không phải là chân lý thì nó cũng là thứ gần nhất với chân lý mà khoa học đang có.

PHẦN 2: THUYẾT TIẾN HOÁ LÀ GÌ? TÍNH KHOA HỌC CỦA THUYẾT TIẾN HOÁ? CÁC CÁCH BÁC BỎ THUYẾT TIẾN HOÁ? (để sau viết tiếp, em vẫn đang phải làm việc)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top