các bác thi bài đề 3 lên dốc như thế nào???????

nhoquang209

Xe máy
Biển số
OF-32840
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
61
Động cơ
478,710 Mã lực
Nơi ở
Tôn Đức Thắng
Em chạy xe mấy năm nay,số sàn cũng chay,số tự động càng chạy nhiều nhưng em chưa có bằng.Cứ lấy kinh nghiệm của cá nhân mà sử lý tình huống các bác ạ.Áp dụng lý thuyết khó lắm bác ơi.
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,871
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chúc mừng cụ đã có bằng, ahf gần có thui
 

dungk182

Đi bộ
Biển số
OF-32809
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
5
Động cơ
478,150 Mã lực
Kinh nghiệm lúc thi của em như sau:
- Giữ nguyên côn để xe bò lên dốc, với vận tốc khoảng 5km/h.
- Khi đến vạch, đạp phanh, giữ nguyên chân côn.
- Khi có tín hiệu đi, nhả phanh là xe sẽ tự lên,
cụ ơi thế thì chết máy khẩn trương đấy .cụ cứ xui dại a e
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em chạy xe mấy năm nay,số sàn cũng chay,số tự động càng chạy nhiều nhưng em chưa có bằng.Cứ lấy kinh nghiệm của cá nhân mà sử lý tình huống các bác ạ.Áp dụng lý thuyết khó lắm bác ơi.

Không phải áp dụng lý thuyết mà phải nhớ kỹ thuật cơ bản.Trong các trường hợp có các tình huống khác nhau thế nên nếu không thuộc kỹ thuật cơ bản mà chỉ thuộc cách học đối phó mà các thày dạy cho là vỡ mồm đấy.Trong khi trường thi không xe nào giống xe nào,ra đường chạy cũng chả xe nào giống xe thi trong trường.Ngày mới lái xe cho 1 công ty LD tôi gặp ngay tình huống xe chở nặng và sa ổ trâu ở ngay ngã tư sở(khi đó còn đang thi công).Nếu đoạn đó không nhỡ được kỹ thuật cơ bản là toi rồi vì chỉ nhả côn không thì không thể nhích được xe vì xe quá nặng chết máy liên tục nên phải dùng đúng kỹ thuật cơ bản
 

tommy_6789

Xe đạp
Biển số
OF-38979
Ngày cấp bằng
23/6/09
Số km
34
Động cơ
470,240 Mã lực
cứ theo kinh nghiệm đi xe là chuẩn nhất lý thuyết chỉ là 1 phần thôi(b)
 

haynhi

Xe hơi
Biển số
OF-19576
Ngày cấp bằng
6/8/08
Số km
102
Động cơ
503,120 Mã lực
Các cụ cứ bình tĩnh là xử lý được mọi tình huống thôi.
 

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,404
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
He he ... từ khi lên xe học đề pa lên dốc, chưa bao giờ em dùng phanh tay !! Em học ở 83 Lý Thường Kiệt, vừa thi hôm 10.4 !! 100/100 ^_^
Bác lái xe Giỏi nhỉ . Mà bác học lái xe gì nhỉ? mà không cần phanh tay vậy , xe đạp thì không phải vì vẫn phải dùng phanh tay:77::77::77::77:
 

anhtuc

Xe tải
Biển số
OF-15639
Ngày cấp bằng
29/4/08
Số km
221
Động cơ
514,100 Mã lực
Nơi ở
HM - HN
bài thi lên dốc

Hình như khi thi sát hạch bài khởi hành ngang dốc bắt buộc phải dùng phanh tay mà, không dùng trừ điểm, vậy nếu bác chủ thớt đi kiểu depa phanh chân thì sao được nhỉ?
Thực tế sau này ít khi dùng cách đó, tắc đường trên dốc chỉ dùng côn và ga thôi mà.
lam gi có truyện đó hả cụ, chỉ có yêu cầu đi qua dốc trước 30'' thôi và không tụt xe quá 50cm :^)
 

Condom

Xe hơi
Biển số
OF-32733
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
144
Động cơ
479,640 Mã lực
Tại sao nhiều cụ phải dùng phanh tay nhỉ? Chắc là xe tải hay xe khách chứ xe con mà còn vác phanh tay ra thì càng thêm rối, khéo lại chết máy thì đứt luôn. Em thử nêu kinh nghiệm ít ỏi của em ra xem các bác có được không nhé (em thi được 100 điểm tại Sóc sơn, xe Lacetti).Ông bạn em thi cùng cũng áp dụng và cũng có kết quả thi cao.

Bắt đầu vào bài đề pa thì đạp nhẹ côn để kiểm soát tốc độ, không cho xe bò lên dốc quá nhanh dẫn đến vượt vạch, thò hẳn đầu ra bên trái (hoặc phải) để căn mốc - thường là có 1 mốc gắn trên hàng rào 2 bên. Giữ tốc độ bò chậm (côn bám 1 phần) đến khi tới mốc thì đạp côn và phanh cùng lúc, chờ hiệu lệnh của máy chip. Sau đó khi máy chip báo đi tiếp thì nhả nhẹ côn từ từ cho đến khi xe bắt đầu gằn (lúc này phải chú ý) thì nhả nhẹ chân phanh xem có bị lùi không.Nếu lùi nhẹ thì: hoặc đạp phanh và nhả 1 chút côn nữa rồi lại nhả phanh để cho xe từ từ tiến (hoặc chân phải đặt lên chân ga và đạp nhẹ ga cho xe tiến). 2 cách đều thành cồng mỹ mãn. Còn nếu chẳng may có chết máy do côn ra quá nhiều (hoặc do côn xe chip khác nhiều với xe tập cũng có thể chết máy hoặc dốc xe của các trường khác nhau) thì nhanh chóng đạp lại côn (phanh vẫn giữ chặt để khỏi trôi) và tay nhanh chóng vặn chìa khóa đề lại xe (trong lúc tập xe chip em đã thử 1 lần) và làm tiếp phần nhả côn > nhả phanh để bò lên dốc)

Đấy là kinh nghiệm đi thi của em về phần đề pa. Cái thi này chỉ thi 1 lần trong đời để lấy bằng (em biết cũng có nhiều bác thi đến mấy lần mới qua được sát hạch!!!) nhưng về sau cũng có nhiều dịp dùng khi đi trong phố ở TP lớn. Nếu các bác thấy em viết được thì votka em nhé:69:
 

nickname

Xe buýt
Biển số
OF-16709
Ngày cấp bằng
27/5/08
Số km
559
Động cơ
514,790 Mã lực
Nơi ở
Hà Thành
Các bác đã nêu lý thuyết đề pa đủ cả rồi. Có bác dùng phanh tay và có bác dùng phanh chân. Nhưng em thấy hình như chưa đề cập đến một vấn đề là tư thế ngồi khi đề pa: đó là lưng phải tựa vào ghế và điều khiển côn-phanh-ga bằng mũi chân. Khi nhấn côn hoặc phanh nếu nặng quá thì có thể nhấc gót ấn mũi xuống cho hết tầm bàn đạp. Nhưng khi nhả ra, muốn giữ được côn đúng tầm như ý thì cần phải tựa lưng vào ghế và tì gót chân xuống sàn xe, dùng mũi chân để điều khiển.

Hồi em mới học, không biết đến những chú ý quan trọng đó nên đề pa rất khó khăn. Về sau biết được thì đề pa trăm phát được cả trăm luôn, mà thậm chí lái xe trên đường cũng hết sức dễ dàng nữa. Còn bác nào khi đi thi yếu tim thì đã có cách đề pa chắc thắng: đó là nhả côn ra một chút rồi đạp ga lút cán luôn. Cùng lắm là lỗi vòng tua máy, nhưng xe kiểu gì cũng bò lên được dốc. Hơi hại xe nhưng rất được việc:21:
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Hồi em mới học, không biết đến những chú ý quan trọng đó nên đề pa rất khó khăn. Về sau biết được thì đề pa trăm phát được cả trăm luôn, mà thậm chí lái xe trên đường cũng hết sức dễ dàng nữa. Còn bác nào khi đi thi yếu tim thì đã có cách đề pa chắc thắng: đó là nhả côn ra một chút rồi đạp ga lút cán luôn. Cùng lắm là lỗi vòng tua máy, nhưng xe kiểu gì cũng bò lên được dốc. Hơi hại xe nhưng rất được việc:21:

Thì thì bị trừ điểm quá vòng tua còn nếu đi trên đường thực sự thì sao nhỉ lại có thêm 1 vụ xe điên được lên báo là cái chắc:77::77::77::77::77: kiểu này thì chưa thành tài đã thành danh rồi:77:


Tại sao nhiều cụ phải dùng phanh tay nhỉ? Chắc là xe tải hay xe khách chứ xe con mà còn vác phanh tay ra thì càng thêm rối, khéo lại chết máy thì đứt luôn. Em thử nêu kinh nghiệm ít ỏi của em ra xem các bác có được không nhé (em thi được 100 điểm tại Sóc sơn, xe Lacetti).Ông bạn em thi cùng cũng áp dụng và cũng có kết quả thi cao.

Bắt đầu vào bài đề pa thì đạp nhẹ côn để kiểm soát tốc độ, không cho xe bò lên dốc quá nhanh dẫn đến vượt vạch, thò hẳn đầu ra bên trái (hoặc phải) để căn mốc - thường là có 1 mốc gắn trên hàng rào 2 bên. Giữ tốc độ bò chậm (côn bám 1 phần) đến khi tới mốc thì đạp côn và phanh cùng lúc, chờ hiệu lệnh của máy chip. Sau đó khi máy chip báo đi tiếp thì nhả nhẹ côn từ từ cho đến khi xe bắt đầu gằn (lúc này phải chú ý) thì nhả nhẹ chân phanh xem có bị lùi không.Nếu lùi nhẹ thì: hoặc đạp phanh và nhả 1 chút côn nữa rồi lại nhả phanh để cho xe từ từ tiến (hoặc chân phải đặt lên chân ga và đạp nhẹ ga cho xe tiến). 2 cách đều thành cồng mỹ mãn. Còn nếu chẳng may có chết máy do côn ra quá nhiều (hoặc do côn xe chip khác nhiều với xe tập cũng có thể chết máy hoặc dốc xe của các trường khác nhau) thì nhanh chóng đạp lại côn (phanh vẫn giữ chặt để khỏi trôi) và tay nhanh chóng vặn chìa khóa đề lại xe (trong lúc tập xe chip em đã thử 1 lần) và làm tiếp phần nhả côn > nhả phanh để bò lên dốc)

Đấy là kinh nghiệm đi thi của em về phần đề pa. Cái thi này chỉ thi 1 lần trong đời để lấy bằng (em biết cũng có nhiều bác thi đến mấy lần mới qua được sát hạch!!!) nhưng về sau cũng có nhiều dịp dùng khi đi trong phố ở TP lớn. Nếu các bác thấy em viết được thì votka em nhé:69:
Nói thiệt là cụ chưa đáng để em tặng cụ votka vì cụ chỉ học cách đối phó của thày giáo dạy cho cụ đi thi mà cụ lại dạy lại cho người ta.Nếu em là thày giáo dạy lái xe mà học trò học kiểu ăn bớt như vậy em chửi vuốt mặt không kịp luôn.Vì sao,vì học cách đối phó nếu gặp xe ngon thì không sao,gặp phải xe lởm thì đảm bảo cụ khóc ra tiếng mán.Cách của cụ chỉ áp dụng cho những đoạn dốc ngắn và độ dốc nhỏ như trong trường thi chứ nếu đi thực tế xe có tải lại ở dốc dài và cao thì đảm bảo khả năng cụ dễ tụt xuống vực là cao đấy:77::77::77::77::77:
 

hi_world

Xe hơi
Biển số
OF-6033
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
181
Động cơ
545,102 Mã lực
Em thì thầy hướng dẫn depart thế này:

1. Chỉ dùng chân côn (ko dùng ga) leo dốc cực chậm, khi xe leo dốc thấy yếu thì nới côn ra 1 tí, nếu nhanh thì đạp côn vào 1 tí
2. Do đi chậm nên căn vạch dừng rất chuẩn, lúc đó cố định chân côn (ko phải đạp vào hay nới ra gì cả), nhấn phanh chân cho xe dừng
3. Khi có hiệu lệnh đi tiếp thì nhả phanh chân (chân côn vẫn giữ nguyên) là xe lại đi như lúc đang leo dốc

Em làm theo thấy OK, cực ít thao tác, chủ yếu chân côn phải quen

Thầy bảo cách này cũng áp dụng hữu hiệu khi cần bám đoàn :69:
 

Phamthai

Xe buýt
Biển số
OF-28808
Ngày cấp bằng
10/2/09
Số km
858
Động cơ
490,680 Mã lực
Nơi ở
Cầu Vàng Mã
Các bác đã nêu lý thuyết đề pa đủ cả rồi. Có bác dùng phanh tay và có bác dùng phanh chân. Nhưng em thấy hình như chưa đề cập đến một vấn đề là tư thế ngồi khi đề pa: đó là lưng phải tựa vào ghế và điều khiển côn-phanh-ga bằng mũi chân. Khi nhấn côn hoặc phanh nếu nặng quá thì có thể nhấc gót ấn mũi xuống cho hết tầm bàn đạp. Nhưng khi nhả ra, muốn giữ được côn đúng tầm như ý thì cần phải tựa lưng vào ghế và tì gót chân xuống sàn xe, dùng mũi chân để điều khiển.

Hồi em mới học, không biết đến những chú ý quan trọng đó nên đề pa rất khó khăn. Về sau biết được thì đề pa trăm phát được cả trăm luôn, mà thậm chí lái xe trên đường cũng hết sức dễ dàng nữa. Còn bác nào khi đi thi yếu tim thì đã có cách đề pa chắc thắng: đó là nhả côn ra một chút rồi đạp ga lút cán luôn. Cùng lắm là lỗi vòng tua máy, nhưng xe kiểu gì cũng bò lên được dốc. Hơi hại xe nhưng rất được việc:21:
Em hơi yếu tim nên khi đề pa nhấn côn hơi sâu (sợ chết máy mà) đạp ga lút cán, bị trừ phát 15 điểm..Sau quả đó đi hết sức từ từ..cuối cùng về đích không bị trừ thêm điểm nào, qua ải..hic hic!!
 

nissanbluebird

Xe đạp
Biển số
OF-38833
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10
Động cơ
470,200 Mã lực
Nơi ở
342-tổ9-khu9-Bãi Cháy-Hạ Long-Quảng Ninh
chúc mừng bác vượt cạn thành công!
e chỉ thêm chút "Mắm" vào cho bớt mặn thui nhé.
e thấy về cơ bản, xe chíp chỉ càn dùng phanh chân và côn là có thể qua đc dốc. Nhưng nhiều xe phanh chân k đc tốt lắm nên phải kèm cả phanh tay vào cho đúng thủ tục.
nếu bác nào thi rồi thì biết, nếu chỉ dùng phanh chân + côn --->>xe vẫn tụt dốc--->> buộc phải kéo thêm phanh tay---->>cuống---->> đến đây sảy ra 02 trường hợp:
1.mất bình tĩnh---> thao tác không chuẩn--->>chết máy + quá 30s===>> TOẠCH !!!
2.chết máy---> khởi động lại----> ga to---->> vẫn tụt dốc===>>tụt quá 0,5m+ quá 30s
====>>> TOẠCH !!!!
e chỉ khuyên vẫn cố gắng dùng cả phanh tay cho quen, có BẰNG rùi ra đường tự tin hơn và sẽ dần có cách xử lý dốc của riêng mình
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
chúc mừng bác vượt cạn thành công!
e chỉ thêm chút "Mắm" vào cho bớt mặn thui nhé.
e thấy về cơ bản, xe chíp chỉ càn dùng phanh chân và côn là có thể qua đc dốc. Nhưng nhiều xe phanh chân k đc tốt lắm nên phải kèm cả phanh tay vào cho đúng thủ tục.
nếu bác nào thi rồi thì biết, nếu chỉ dùng phanh chân + côn --->>xe vẫn tụt dốc--->> buộc phải kéo thêm phanh tay---->>cuống---->> đến đây sảy ra 02 trường hợp:
1.mất bình tĩnh---> thao tác không chuẩn--->>chết máy + quá 30s===>> TOẠCH !!!
2.chết máy---> khởi động lại----> ga to---->> vẫn tụt dốc===>>tụt quá 0,5m+ quá 30s
====>>> TOẠCH !!!!
e chỉ khuyên vẫn cố gắng dùng cả phanh tay cho quen, có BẰNG rùi ra đường tự tin hơn và sẽ dần có cách xử lý dốc của riêng mình
Phanh chân không tốt thì vẫn ăn hơn phanh tay đấy các cụ ợ
 

mr_hieu1

Xe điện
Biển số
OF-23777
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
2,087
Động cơ
513,360 Mã lực
Nơi ở
THÁI NGUYÊN sờty
hôm qua nhà em đi thi bằng B1 về , ngon :21::21::21:
bài này em chả sợ lắm , em chả dùng mẹo như bác mà em cứ đúng quy trình em làm chả sịt phát nào
 

Dokuvi

Đi bộ
Biển số
OF-39174
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
9
Động cơ
469,790 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Em thì thầy hướng dẫn depart thế này:

1. Chỉ dùng chân côn (ko dùng ga) leo dốc cực chậm, khi xe leo dốc thấy yếu thì nới côn ra 1 tí, nếu nhanh thì đạp côn vào 1 tí
2. Do đi chậm nên căn vạch dừng rất chuẩn, lúc đó cố định chân côn (ko phải đạp vào hay nới ra gì cả), nhấn phanh chân cho xe dừng
3. Khi có hiệu lệnh đi tiếp thì nhả phanh chân (chân côn vẫn giữ nguyên) là xe lại đi như lúc đang leo dốc

Em làm theo thấy OK, cực ít thao tác, chủ yếu chân côn phải quen

Thầy bảo cách này cũng áp dụng hữu hiệu khi cần bám đoàn :69:
Cách giữ chân côn thế này thích hợp cho các bác nào phải thi lấy bằng hoặc mới lái xe 1 thời gian, chân côn còn chưa tốt. Chứ theo quan điểm của em cài côn giữa chừng càng lâu càng hại máy. Khi lái đã lâu và quen chân côn thì nên cắt hoàn toàn côn -> phanh -> về mort -> thả hết côn ra cho chân tay thảnh thơi nhàn hạ. Khi nào đi tiếp lại đạp côn thả phanh. Em thấy kể cả đi bám đoàn leo dốc dân Pháp bên em nó vẫn đi thế, nhiều thao tác nhưng tốt cho máy, tốt cho chân tay sức khỏe lái xe :77: Mà khi đã thành thạo lái xe rồi thì việc nhiều thao tác như thế họ cũng làm nhoay nhoáy và cảm thấy đơn giản ko vấn đề gì.
Còn cách cài chân côn giữa chừng thế kia em cũng đi suốt trong thời gian đầu mới lái xe, vì nếu ko cài trước thi mỗi lần dừng đèn đỏ, trên dốc, mình depart chậm, bị xe sau nó bấm còi chửi :102:
 

cho_xem_giay_to

Xe điện
Biển số
OF-32637
Ngày cấp bằng
30/3/09
Số km
3,472
Động cơ
513,068 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Trên đồn, ngoài bốt
à à!cái bài thứ nhất đúng cho mọi xe. kể cả xe yếu xìu hoặc chở nặng!còn xe chip thường là ga-lăng-ti to nên chả cần phanh tay.chỉ cần nhả côn chuẩn đến khi máy hơi lim thì thả hết phanh chân là phọt thôi!:69::69::69:
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
à à!cái bài thứ nhất đúng cho mọi xe. kể cả xe yếu xìu hoặc chở nặng!còn xe chip thường là ga-lăng-ti to nên chả cần phanh tay.chỉ cần nhả côn chuẩn đến khi máy hơi lim thì thả hết phanh chân là phọt thôi!:69::69::69:

Cụ quote bài nào thế
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top