Các bác nào có kinh nghiệm chạy xe số sàn vào giúp em nào.

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bẩm các cụ là em chỉ nêu định nghĩa ngâm côn là gì thôi ạ, và nếu đi đường đông đường tắc mà không ngâm côn thì có mà đi bằng mắt ạ.
Em chỉ chống chỉ định ngâm côn trong những trường hợp dừng trên 30 giây như dừng xe chờ đèn chẳng hạn. Nên về mo cho lành, em xin hết ạ.
Mà theo em phải giữ côn tương đối lâu mà xe không chuyển động thì mới gọi là ngâm côn ạ.
Thế thì cụ chưa biết kỹ thuật đi ngâm côn là gì rồi. Ngâm côn là để máy ở ralenty hoặc hơi ga một chút, nhưng xe vẫn chuyển động từ từ khi ở số 1 hoặc số 2, vấn đề là đỡ côn ở mức hợp lý.
Xe dừng ngang dốc tạm thời mà không dùng phanh thì bắt buộc phải kết hợp giữa ga và côn, điều này ko gọi là ngâm côn vì tốc độ máy thường cao hơn ralenty nhiều. Thực sự em cũng chưa biết từ chuyên môn của kỹ thuật đó, có thể tạm gọi là depa không dùng phanh tay. Còn ngâm côn như trên để đi chậm nên người ta vẫn gọi là đi ngâm côn. Không hại côn đáng kể đâu vì vòng tua máy rất thấp.
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,214
Động cơ
452,049 Mã lực
Thế thì cụ chưa biết kỹ thuật đi ngâm côn là gì rồi. Ngâm côn là để máy ở ralenty hoặc hơi ga một chút, nhưng xe vẫn chuyển động từ từ khi ở số 1 hoặc số 2, vấn đề là đỡ côn ở mức hợp lý.
Xe dừng ngang dốc tạm thời mà không dùng phanh thì bắt buộc phải kết hợp giữa ga và côn, điều này ko gọi là ngâm côn vì tốc độ máy thường cao hơn ralenty nhiều. Thực sự em cũng chưa biết từ chuyên môn của kỹ thuật đó, có thể tạm gọi là depa không dùng phanh tay. Còn ngâm côn như trên để đi chậm nên người ta vẫn gọi là đi ngâm côn. Không hại côn đáng kể đâu vì vòng tua máy rất thấp.
Em cũng biết tí cụ ạ :D. Mà con LAC SE của em nhả côn đi bình thường không cần ga tị nào, chỉ có con Matiz già của em là cần đỡ chân côn thôi ạ.
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,479
Động cơ
405,649 Mã lực
Học cách đi ngâm côn
cụ có thể chỉ giáo cụ thể cách đi ngâm côn ko.mình chạy con Captiva 2.4 MT lúc tắc đường toàn để số 1 nhả côn từ từ là xe nó nhích nhẹ,xe trước dừng thì mình phanh nhẹ,nó chạy thì mình lại nhả nhẹ côn ra...Chạy thế có phải là ngâm côn ko hả cụ,và có gì sai ko.mong cụ chỉ giáo
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học cách đi ngâm côn
cụ có thể chỉ giáo cụ thể cách đi ngâm côn ko.mình chạy con Captiva 2.4 MT lúc tắc đường toàn để số 1 nhả côn từ từ là xe nó nhích nhẹ,xe trước dừng thì mình phanh nhẹ,nó chạy thì mình lại nhả nhẹ côn ra...Chạy thế có phải là ngâm côn ko hả cụ,và có gì sai ko.mong cụ chỉ giáo
Kụ không đi thế thì làm sao đi đường tắc ở HN được. Nó nhích nhích cỡ 0.5km/h. Xe em còi mà có khi để số 2, vẫn còn đà, xe vẫn đi mà không cần ga đâu. Nhưng nói chung đi chậm hẳn là phải để số 1. Chân phải không phải sờ tới bàn ga, chỉ giữ bên phanh phòng khi có sự cố bất ngờ.
Với các cụ mới lái, kỹ thuật đi ngâm côn lả rất quan trọng để đi chậm hoặc thật chậm mỗi khi đi vào đường tắc. Khi đã làm chủ kỹ thuật rồi thì nó đơn giản còn hơn đan rổ ấy (có phải ai cũng biết đan đâu).
 
Chỉnh sửa cuối:

cháu lên 3

Xe container
Biển số
OF-92986
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
5,675
Động cơ
456,508 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Cứ nhả côn tới tầm là nó tự chuyển động xe lên thôi, những dốc cầu ở Vn mình thì chỉ cần côn ko thôi đã lên được rồi, đi xe quen thì sẽ biết cái mức côn nó đến khoảng nào, em trước cũng chạy số sàn 6 năm rồi nên e biết, cụ cứ chạy nhiều là quen thôi
 

scorpion_ica

Xe điện
Biển số
OF-28564
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
4,554
Động cơ
529,241 Mã lực
Xe của Cty đã thuê bạn lái chắc là cũng ngon đúng không?
Đi đường bằng mà xe đông, tắc thì bạn phải luyện chân côn cho dẻo, lúc đó chỉ đi bằng côn thôi bạn ạ. Còn đi dốc, nếu chưa quen thao tác bạn nên dùng phanh tay, đạp ga lên tầm khoảng 1500-2300 rpm (tùy loại xe)thì mớm côn là chuẩn.

Ngoài ra, theo mình bạn nên trình bày thẳng thắn với Sếp của bạn nữa. Có vẻ Sếp không hài lòng rồi đúng không? Vậy bạn cứ nói cháu (hoặc em...) ABCXYZ...cho cháu thêm chút thời gian sẽ ổn. Mình chắc rằng Sếp bạn cũng sẽ vui vẻ cho bạn thêm thời gian, và bạn cũng sẽ không phải căng thẳng khi ngồi lái cho Sếp như bây giờ nữa, căng thẳng không xử lý chuẩn được đâu nhé :D
 

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bẩm các cụ là em chỉ nêu định nghĩa ngâm côn là gì thôi ạ, và nếu đi đường đông đường tắc mà không ngâm côn thì có mà đi bằng mắt ạ.
Em chỉ chống chỉ định ngâm côn trong những trường hợp dừng trên 30 giây như dừng xe chờ đèn chẳng hạn. Nên về mo cho lành, em xin hết ạ.
Mà theo em phải giữ côn tương đối lâu mà xe không chuyển động thì mới gọi là ngâm côn ạ.
Bạch cụ, thế thì cụ diễn giải sai về cái khái niệm "ngâm côn" rồi... đúng ra phải là "đỡ côn", cụ nhỉ! Còn việc giữ chân côn đủ lâu để xe không chuyển động được dù có thêm ga lại được gọi là "cắt côn" cụ ạ, chả ảnh hưởng gì. :D
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,595
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Tình hình là thế này, em mới lấy bằng cách đây 3 tháng, nay được 1 người quen giới thiệu chạy xe cho 1 Cty, em thì mới biết chạy, chạy chiếc INNOVA số sàn, chạy bình thường ít kẹt xe thì em chạy cũng tạm, nhưng lúc kẹt xe, xe cứ san sát nhau, em chạy cứ cà giật, có lẽ không đều côn, nhất là chiều về, Sài Gòn kẹt xe khũng hoãng, khi em về hai chân mỏi nhừ. Và thêm 1 chuyện nữa, khi kẹt xe dốc cầu, em thường thắng xong về số 1, sau đó nhả côn từ từ cho xe đi, xe nó cứ cà giật, xe sau thì bóp còi in ỏi, ông xếp ngồi trong xe có vẽ không hài lòng, em choáng quá các bác ạ :-&. Các bác có kinh nghiệm số sàn vào tư vấn giúp em về côn ga sao cho hợp lý, tình hình kiểu này nếu em ko sớm cải thiện tốt thì chắc em bị thất nghiệp quá [-O<. Mong được các bác tư vấn tận tình ạ.

Em không biết gửi bài này ở box nào, nếu sai thì các bác điều hành bỏ qua ạ.
Phải tập nhiều thôi, có 1 kinh nghiệm nhỏ là khi kẹt xe ở đường phẳng thì không cần mớm ga, chỉ cần rà chân côn khi xe bắt đầu chuyển động thì lại đạp ngắt côn dứt khoát. Chú ý là cái chân trái phải thật nhạy, phải cảm giác được khi nhấc chân lên bao nhiêu thì ly hợp bắt đầu bám.
Còn trên dốc cầu, nếu bác là người mới chạy thì cứ để xe trên bác nó đi cỡ khảng nửa thân xe rồi mình hẵng đề pa cho đỡ giật. Chỉ nửa thân thôi để xe khác không len vào, còn xe máy thì ở dốc cầu nó chạy làn riêng rồi! Chịu khó tăng nhiều giờ bay vào, cần thì thuê xe thêm mà tập cho chắc tay nghề bác ạ! Chúc bác thành công!
 

oldgoat

Xe tải
Biển số
OF-140141
Ngày cấp bằng
29/4/12
Số km
223
Động cơ
368,010 Mã lực
Bác chủ ở Xì gòn, chạy ra đường Hai Bà Trưng phi từ tượng Đức Thánh Trần lên đến tòa nhà Kum hô vài vòng như vậy là Ô kê con gà đen ngay.
 

kendus

Xe đạp
Biển số
OF-137765
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
26
Động cơ
368,160 Mã lực
Các bác nhiệt tính quá, em cũng đang thuê xe chạy thêm những lúc rãnh rỗi, nay em chạy cũng khá hơn 1 chút rồi ạ. Cũng may là em chạy cho ông xếp và ông xếp cũng là chổ quen biết với ông già nên ổng cũng zu zi cho em chạy. Nếu mà là người khác chắc em bị cho thôi việc rồi X_X.
 

quynh11

Xe hơi
Biển số
OF-131228
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
191
Động cơ
374,496 Mã lực
Các bác nhiệt tính quá, em cũng đang thuê xe chạy thêm những lúc rãnh rỗi, nay em chạy cũng khá hơn 1 chút rồi ạ. Cũng may là em chạy cho ông xếp và ông xếp cũng là chổ quen biết với ông già nên ổng cũng zu zi cho em chạy. Nếu mà là người khác chắc em bị cho thôi việc rồi X_X.
Cụ thế là may rồi. Tranh thủ luyện tay lái nhé . Chắc sang năm cụ lên đây phổ biến kinh nghiệm cho anh em rồi đó .
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các bác nhiệt tính quá, em cũng đang thuê xe chạy thêm những lúc rãnh rỗi, nay em chạy cũng khá hơn 1 chút rồi ạ. Cũng may là em chạy cho ông xếp và ông xếp cũng là chổ quen biết với ông già nên ổng cũng zu zi cho em chạy. Nếu mà là người khác chắc em bị cho thôi việc rồi X_X.
Bạn ông già thì OK rồi, cứ nói thật ra và luôn thể hiện sự học hỏi. Chứ bình thường, lái xe cho xếp là họ chọn kỹ lắm, thường mấy tay bên taxi sang hoặc lái xe các công ty khác đã có thâm niên một chút thì các xếp mới nhận.
Cơ quan em có 2 trường hợp bị cho thôi việc sau đúng 1 ngày. Đầu tiên là một lái xe cũng khoe lái một số nơi, ông xếp bảo: cho tao đi từ phố cổ xuống Kim Giang xong vòng qua Giảng võ.. rồi về. Đúng lúc 5h-5h30 mới đau. Hôm sau được nghỉ việc ngay. Còn ông thứ 2 thì hình như qua quả lái thử, nhưng xe của công ty đỗ trong nhà, xuống đường hơi có tí dốc. Ông này để máy tắt, thả phanh tay và .. ầm, xe đâm mít vào tường nhà đối diện. Lỗi rất sơ đẳng của lái xe.
 

Mr.Cule

Xe tải
Biển số
OF-77065
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
379
Động cơ
423,730 Mã lực
Cháu có một cách rất tốt cho cụ, đó là đi thật nhiều để thêm kinh nghiệm.
 

adng

Xe điện
Biển số
OF-29434
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
2,947
Động cơ
511,240 Mã lực
bác nên nhờ một bác lái lâu năm chọn 1 cái dốc nào đó cỡ 10 độ tập rồi họ góp ý cho. Chứ trên chữ thì không nói hết ý được và phải sửa khi tập nữa. Nhìn chung cái mà bác đang mắc phải cũng là tâm lý chung của người mới có bằng, đặc biệt là những người không được nơi học họ chỉ dẫn tận tình.
Quan trọng:
1. Phải tập và cảm nhận tốt về xe: tiếng máy và độ rung của xe khi thay đổi tốc độ của động cơ (không phải tốc độ xe). Cái này không ai làm thay được.
2. Phải tập phối hợp côn ra ga vào nhuần nhuyễn tương xứng nhau. Cái này không ai làm thay được. Phải tự tập để tạo phản xạ của đôi chân. Không nhất thiết phải ngồi trên xe mới tập được. Hoàn toàn có thể tập chay.
3. Đạp phanh, chân côn nhả ra từ từ cho đến khi cảm nhận tiếng máy bị gìm xuống. Hãy tập và chọn mức gìm hợp lý rồi nhớ nó. Gìm quá sẽ bị chết máy, còn gìm ít quá thì ở dốc cao xe vẫn bị trôi. Kết hợp tiếng gìm của máy và độ rung của xe để chọn vị trí hợp lý.
4. Khi bước 3 đã đúng, trong đầu phải nghĩ đến sự chuẩn bị động tác tiếp theo là "chân phanh chuyển qua chân ga" và "côn ra - ga vào" một cách tương xứng.

Lưu ý là không phải cứ tự nhiên nhả côn ra là đi; mà phải căn cứ theo hiện trạng để biết đạp ga bao nhiêu nhả côn bao nhiêu và cảm nhận được là cái xe nó đang đi lên hay không. xe mà đang đứng mà nhả côn ra quá mức nó sẽ chết máy ngay. Do vậy nhả côn từ từ và phải thấy được cái xe đang chạy lên tương xứng với việc nhả côn, từ đó phối hợp ga cho nó đồng đều với nhả côn.

Lên đến ngang dốc dừng lại, rồi xuất phát tiếp. Chọn xe xăng để tập. Không nên tập xe máy dầu. Không dùng phanh tay trong quá trình tập.

Chúc bác sớm thành công.
 
Biển số
OF-649
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
3,792
Động cơ
615,471 Mã lực
Học cách đi ngâm côn
cụ có thể chỉ giáo cụ thể cách đi ngâm côn ko.mình chạy con Captiva 2.4 MT lúc tắc đường toàn để số 1 nhả côn từ từ là xe nó nhích nhẹ,xe trước dừng thì mình phanh nhẹ,nó chạy thì mình lại nhả nhẹ côn ra...Chạy thế có phải là ngâm côn ko hả cụ,và có gì sai ko.mong cụ chỉ giáo
Theo cách hiểu của em thì đi như cụ chưa phải là ngâm côn đâu! Cụ vẫn đi bình thường mà, chỉ mỗi việc đóng và cắt côn thôi! Còn ngâm côn như bọn em đi chuyến HG vừa rồi là hoàn toàn dừng xe ngang dốc ( bắt buộc nhé) vì đi theo đoàn , và khi xe trước họ gặp chướng ngại phải dừng lại thì xe em cũng dừng lại , nhưng chỉ phanh trước khi dừng và chuyển về số 1 , sau đó hơi ga và rà côn để xe đứng im một chỗ, khi xe trước tiếp tục đi thì mình cũng đi! Vẫn biết đi như thế là hại côn, nhưng đôi lúc vẫn phải làm vì như chuyến bọn em đi thì dừng lại ngang dốc thường là để tránh xe đối diện đang xuống dốc đèo , thế nên lúc đó mà vể Mo + kéo phanh tay thì rất lỉnh kỉnh! ( cũng có thể do lười nên tạo ra thói quen ko tốt? )
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo cách hiểu của em thì đi như cụ chưa phải là ngâm côn đâu! Cụ vẫn đi bình thường mà, chỉ mỗi việc đóng và cắt côn thôi! Còn ngâm côn như bọn em đi chuyến HG vừa rồi là hoàn toàn dừng xe ngang dốc ( bắt buộc nhé) vì đi theo đoàn , và khi xe trước họ gặp chướng ngại phải dừng lại thì xe em cũng dừng lại , nhưng chỉ phanh trước khi dừng và chuyển về số 1 , sau đó hơi ga và rà côn để xe đứng im một chỗ, khi xe trước tiếp tục đi thì mình cũng đi! Vẫn biết đi như thế là hại côn, nhưng đôi lúc vẫn phải làm vì như chuyến bọn em đi thì dừng lại ngang dốc thường là để tránh xe đối diện đang xuống dốc đèo , thế nên lúc đó mà vể Mo + kéo phanh tay thì rất lỉnh kỉnh! ( cũng có thể do lười nên tạo ra thói quen ko tốt? )
Theo em cụ hiểu ngược rồi. Ngâm côn là cách đi chậm, không dùng ga, chỉ điều chỉnh chân côn để xe đi hoặc dừng, rất hữu hiệu khi tắc đường. Chân phải thì đảm nhận bàn phanh. Còn kỹ thuật dừng ngang dốc với cách đỡ côn và ga hợp lý thì ko gọi là đi ngâm côn. Thực ra lúc đó cụ đang đứng im cơ mà, cụ có di chuyển đâu mà gọi là đi ngâm côn. Với lại, lúc đó tùy độ dốc mà ga to hay nhỏ, như vậy vòng tua cũng khá chứ không nhỏ như đi ngâm côn. Kỹ thuật dừng ngang dốc cũng là một cái khó, thậm chí khó hơn đi ngâm côn. Nói chung, đã là lái xe thì phải biết 2 kỹ năng này. Đơn giản như khi đi nối duôi nhau qua đường tầu. Xe trước dừng, rồi đi ngay, ta cần dừng ngang dốc trong khoảng 2 đến 3 giây, ko biết kỹ năng này thì rất dễ tụt dốc.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cụ nói khéo ông sếp là con xe này nó lỗi thời rồi đi chả êm ái gì cả sếp đổi con số tự động đi sẽ êm re ngay.:>
 

gakonchipchip

Đi bộ
Biển số
OF-140645
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3
Động cơ
365,330 Mã lực
Trời! em mới lấy bằng lái 1 ngày, ngày sau lấy xe chạy ầm ầm, xử lý tình huống như bác ngọt sớt. Nhà em không có xe, trước khi đi thi bằng lái chỉ tập đúng 3 buổi, mỗi buổi chạy tầm 5 km. Sau đó vào trường thuê xe đâu gần 1,5 tr (350k/1h).
Bây giờ lái xe ngon ơ, vẫn chưa đến ngày nhận bằng, chỉ có hôm kia uống vài ly, chạy xe, lúc dừng lại mua gói thuốc khởi động xe quên kéo cái thắng tay lên, lúc lên dốc bị tắt máy, đề pa lại vẫn tắc, tắc máy ngay giữa cái dốc dài nữa chứ, nhưng em cũng còn đủ bình tỉnh nhấn cái nút tam giác báo nguy hiểm, ai ngờ lúc nguy hiểm mắt liếc cái cần số thấy thắng tay chưa kéo lên.... Hết hồn, giờ rút ra 1 kinh nghiệm là luôn rờ rờ cái thắng tay trước khi xuất phát^:)^
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trời! em mới lấy bằng lái 1 ngày, ngày sau lấy xe chạy ầm ầm, xử lý tình huống như bác ngọt sớt. Nhà em không có xe, trước khi đi thi bằng lái chỉ tập đúng 3 buổi, mỗi buổi chạy tầm 5 km. Sau đó vào trường thuê xe đâu gần 1,5 tr (350k/1h).
Bây giờ lái xe ngon ơ, vẫn chưa đến ngày nhận bằng, chỉ có hôm kia uống vài ly, chạy xe, lúc dừng lại mua gói thuốc khởi động xe quên kéo cái thắng tay lên, lúc lên dốc bị tắt máy, đề pa lại vẫn tắc, tắc máy ngay giữa cái dốc dài nữa chứ, nhưng em cũng còn đủ bình tỉnh nhấn cái nút tam giác báo nguy hiểm, ai ngờ lúc nguy hiểm mắt liếc cái cần số thấy thắng tay chưa kéo lên.... Hết hồn, giờ rút ra 1 kinh nghiệm là luôn rờ rờ cái thắng tay trước khi xuất phát^:)^
Ý cụ là cụ có năng khiếu, còn nhiều cụ khác thì lái vớ vẩn có đúng không. Kể cả cụ có năng khiếu thật cũng không nên nói ra như vậy vì có thể làm nhiều người khác làm theo và hậu quả có thể xẩy ra.
Nói chung, lái xe không nói mạnh được, nhất là lái xe được coi là một nghề kiếm sống như cụ chủ thì càng phải cẩn thận hơn. Việc va chạm không ai dám nói trước được điều gì, càng cẩn thận thì càng ít va chạm (nhưng ko ai nói là không bao giờ tôi bị va chạm). Chủ quan là không được đâu.
 

airblade.2k11

Xe tải
Biển số
OF-136170
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
329
Động cơ
372,390 Mã lực
Nói chung bác cứ lái, nhiều thì sẽ thành quen, và tự rút ra đc kinh nghiệm thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top