[Funland] Các bác đã nghĩ tới việc sang Myanmar làm ăn chưa ah?

Xikar

Xe tăng
Biển số
OF-441793
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
1,575
Động cơ
228,142 Mã lực
Bên đấy nhu cầu ống thông gió như này có nhiều ko cụ nhỉ, em đang làm xưởng ở VN
 

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
491
Động cơ
426,797 Mã lực
Gặp đúng cạ. Em đang định ra tết tìm đường sang thăm dò. Em đang làm cửa nhựa, cửa nhôm. Nhưng giờ trong nước khó khăn quá.
<== cụ đọc còm của cụ xecuibap ở phía trên ấy sẽ thấy, thị phần cửa nhựa do người Việt mình làm bên đó - Trung Nam Hải đang chiếm phần lớn rồi. Cụ tự tin cạnh tranh được không? Hay thị phần lớn thì cứ làm.

Ra Tết đi thì cứ ra Tết bàn tiếp cụ ah.. ăn Tết này ở nhà cho yên thân đã
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
<== cụ đọc còm của cụ xecuibap ở phía trên ấy sẽ thấy, thị phần cửa nhựa do người Việt mình làm bên đó - Trung Nam Hải đang chiếm phần lớn rồi. Cụ tự tin cạnh tranh được không? Hay thị phần lớn thì cứ làm.

Ra Tết đi thì cứ ra Tết bàn tiếp cụ ah.. ăn Tết này ở nhà cho yên thân đã
Vâng. Em muốn tìm hiểu dần và chuẩn bị. ra tết sẳn đi luôn bác à.
Ở Việt rất nhiều đơn vị làm còn làm đc. Bên này mới có 1 đơn vị chiếm thị phấn lớn thì sao lại ko dám cụ ơi.
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
Em xin trả lời các câu hỏi

1. Về câu hỏi cửa nhựa, cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép:

Như em đã nói ở post trước , bên này có doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa Vn khá thành công, thị phần lớn.

Và hiện tại e đã thấy thị trường xuất hiện nhiều cửa nhựa lõi thép rồi. Cụ nào làm món này, em xin các cụ chú ý mấy khó khăn sau

- Đa số nguồn hàng nguyên liệu ngành này các cụ nhập ở Tq về, nếu như vậy thì qua bên này các cụ nên tìm cách nhập ở TQ trực tiếp về Miến luôn ( em cũng đã có contact kha khá về việc vận chuyển từ cửa khẩu Miến- TQ về đến Ygon)
- Chi phí xưởng, vận chuyển, xe cộ đi lại....

Riêng món cửa nhựa này, em cũng rất hứng thú, cụ nào QUYẾT TÂM thì có dịp gặp anh em bàn thêm.
Theo em nghĩ, món này đầu tư thời điểm này là đúng thời điểm !

2. Cụ nào ở trên muốn nhập hàng: em có quen biết các công ty có thể lo được thủ tục này. Mật thư em cho số dt. Bản thân em chuẩn bị cũng setup một công ty riêng của em ( người Miến đứng tên)

3. Cụ nào cần phiên dịch, thông dịch viên với giá cả phải chăng ( phiên dịch không chuyên sâu, biết hỏi giá cả này kia) thì em có thể giúp trong khả năng

4. Cụ nào buôn đá quý, em biết mấy mối có thể dắt các cụ đi đến đúng nơi, nguồn hàng xịn.

5. Bên này đội ngũ cò rất đông, cụ thuê nhà, xe.... hay bất cứ điều gì đều phải trả chi phí cò.

6. Một số cụ sx muốn mang hàng sang bên này bán, có hỏi em để nhờ em tư vấn, tìm hiểu giúp. Em xin nói như thế này: mỗi mặt hàng có đặc thù riêng, em không trong ngành hàng đó nên sẽ tìm hiểu rất khó. Cụ nào mà thực sự muốn mang hàng qua bán, em xin nói vài vấn đề:

- thứ nhất: có hàng mẫu, bảng giá, thông tin rõ ràng
- thứ 2: đưa chi phí để đi lại tìm hiểu, em sẽ giúp khi em có thời gian rảnh.

7. Người Việt bên này cũng khá đông, nhưng số lượng người qua mà trực tiếp làm kinh doanh trực tiếp với thị trường Miến rất ít. Đa số qua làm thuê, hay là dịch vụ thầu phụ cho ****** ( Nhật Hàn) nên cũng không am hiểu rõ về thị trường Miến.

EM XIN NHẤN MẠNH : một việc kinh doanh nếu ở vn cụ dự tính phải bỏ vốn ra 1tỷ, thì bên này cụ cứ cầm chắc 5tỷ nhé. Chi phí nhiều thứ nó đội lên 4-5 lần. Trừ khi các cụ nghiên cứu phải thật kỹ, thật sâu sát. Nên các cụ nào mà tầm vốn 1tỷ trở lại mà muốn đầu tư bên này, phải thật kỹ càng, cẩn thận, chứ không là muối bỏ bể

Hôm qua em có ngồi uống rượu với vài cụ ở lâu bên này, có vài chuyện nói ra hơi buồn cho cộng đồng người Việt Nam mình ở đây:

- Một số người Việt mới sang, cũng chỉ qua vài lần, tìm cách gặp gỡ, khai thác thông tin, xong là qua cầu rút ván. Các cụ đó không biết rằng những người ở lâu họ phải trả giá rất nhiều ( thời gian, tiền bạc...) . Bản thân em cũng thế, mất thời gian, tiền bạc kha khá bên này. Nên nhớ, ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY.

- Một số người Việt ở lâu, lại tìm cách làm dịch vụ, cò để moi tiền của người Việt. Em thấy rất buồn là tại sao người Việt với nhau không bắt tay để tập trung kiếm tiền của thị trường Myanmar 60tr dân. 1% của 60tr dân khác hẳn con số 1% của vài ngàn người Việt Nam ở đây.

Hai điều trên em nói hơi mâu thuẫn của nhau, em xin giải thích thêm. Nhiều người định hướng LÂU DÀI làm dịch vụ, cò hướng đến đối tượng khách hàng là người Việt Nam mới sang là em hoàn toàn không đồng tình. Còn đúng những người Việt mới sang thì ít nhiều phải chịu chi phí cho người ở lâu bên này để ĐƯỢC VIỆC, GIẢM CHI PHÍ, MUA BÀI HỌC VỚI GIÁ RẺ.

- Thêm một trường hợp nữa: vì ham lợi mà sẵn sàng tư vấn cho người mới sang một vấn đề từ 0 thành 1. Em vd: vì căn nhà, hay xưởng chỗ này được tiền cò nhiều nên sẵn sàng tư vấn để ng Việt mới sang họ thuê. Dù nhà, xưởng nó bị ngập, điện chập chờn hay cúp điện. Nên trong việc này là MẤT TIỀN NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC VIỆC. bản thân em thì đi đến một nơi mới em luôn chấp nhận MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC. Còn mà KHÔNG MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC thì quá hay, quá giỏi + may mắn.


....
Vâng. cám ơn cụ. cụ cho em xin thêm thông tin là bên Trung Nam Hải chỉ làm nhựa hay cả nhôm ạ?
 

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
491
Động cơ
426,797 Mã lực
Cụ xecuibap làm em cứ phải mời rượu mãi........
Thanks cụ nhiều.

Thông tin của cụ rất bổ ích và thực tế.
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Cụ xecuibap pm cho em cái email mình trao đổi chút thông tin nhé.
Em thì đã xuất được vài công hàng qua đó rồi. Nhưng là hàng gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nên chưa tính là có thị trường. Hiện tại em đang muốn đưa hàng ngũ cốc dinh dưỡng, trà xanh đóng chai (ko phải của anh đốc tờ đểu) và đồ nhựa gia dụng. Em tháng nào cũng có mặt ở Yangoon nhưng chưa ra được việc ngoài việc hàng đặt kia (hàng đặt này không thường xuyên).
Em đang cần vài dịch vụ như người phiên dịch khi em đi chào hàng. Dịch vụ tìm nhân viên bản địa làm bên đó, sẵn sàng trả phí cụ tìm đối tác mua hàng để bên em qua chào hàng.
Cảm ơn cụ.
 

Hfun

Xe tải
Biển số
OF-34956
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
217
Động cơ
476,915 Mã lực
Usefull, cho E oánh dấu phát
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,802
Động cơ
230,701 Mã lực
Em thấy các bạn My cũng ổn ạ, không biết các cụ đã gặp con sâu nào chưa :D chắc cũng có nhưng hi vọng không quá tệ
 

superrlinh

Xe tăng
Biển số
OF-336526
Ngày cấp bằng
28/9/14
Số km
1,074
Động cơ
285,063 Mã lực
Em xin trả lời các câu hỏi

1. Về câu hỏi cửa nhựa, cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép:

Như em đã nói ở post trước , bên này có doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa Vn khá thành công, thị phần lớn.

Và hiện tại e đã thấy thị trường xuất hiện nhiều cửa nhựa lõi thép rồi. Cụ nào làm món này, em xin các cụ chú ý mấy khó khăn sau

- Đa số nguồn hàng nguyên liệu ngành này các cụ nhập ở Tq về, nếu như vậy thì qua bên này các cụ nên tìm cách nhập ở TQ trực tiếp về Miến luôn ( em cũng đã có contact kha khá về việc vận chuyển từ cửa khẩu Miến- TQ về đến Ygon)
- Chi phí xưởng, vận chuyển, xe cộ đi lại....

Riêng món cửa nhựa này, em cũng rất hứng thú, cụ nào QUYẾT TÂM thì có dịp gặp anh em bàn thêm.
Theo em nghĩ, món này đầu tư thời điểm này là đúng thời điểm !

2. Cụ nào ở trên muốn nhập hàng: em có quen biết các công ty có thể lo được thủ tục này. Mật thư em cho số dt. Bản thân em chuẩn bị cũng setup một công ty riêng của em ( người Miến đứng tên)

3. Cụ nào cần phiên dịch, thông dịch viên với giá cả phải chăng ( phiên dịch không chuyên sâu, biết hỏi giá cả này kia) thì em có thể giúp trong khả năng

4. Cụ nào buôn đá quý, em biết mấy mối có thể dắt các cụ đi đến đúng nơi, nguồn hàng xịn.

5. Bên này đội ngũ cò rất đông, cụ thuê nhà, xe.... hay bất cứ điều gì đều phải trả chi phí cò.

6. Một số cụ sx muốn mang hàng sang bên này bán, có hỏi em để nhờ em tư vấn, tìm hiểu giúp. Em xin nói như thế này: mỗi mặt hàng có đặc thù riêng, em không trong ngành hàng đó nên sẽ tìm hiểu rất khó. Cụ nào mà thực sự muốn mang hàng qua bán, em xin nói vài vấn đề:

- thứ nhất: có hàng mẫu, bảng giá, thông tin rõ ràng
- thứ 2: đưa chi phí để đi lại tìm hiểu, em sẽ giúp khi em có thời gian rảnh.

7. Người Việt bên này cũng khá đông, nhưng số lượng người qua mà trực tiếp làm kinh doanh trực tiếp với thị trường Miến rất ít. Đa số qua làm thuê, hay là dịch vụ thầu phụ cho ****** ( Nhật Hàn) nên cũng không am hiểu rõ về thị trường Miến.

EM XIN NHẤN MẠNH : một việc kinh doanh nếu ở vn cụ dự tính phải bỏ vốn ra 1tỷ, thì bên này cụ cứ cầm chắc 5tỷ nhé. Chi phí nhiều thứ nó đội lên 4-5 lần. Trừ khi các cụ nghiên cứu phải thật kỹ, thật sâu sát. Nên các cụ nào mà tầm vốn 1tỷ trở lại mà muốn đầu tư bên này, phải thật kỹ càng, cẩn thận, chứ không là muối bỏ bể

Hôm qua em có ngồi uống rượu với vài cụ ở lâu bên này, có vài chuyện nói ra hơi buồn cho cộng đồng người Việt Nam mình ở đây:

- Một số người Việt mới sang, cũng chỉ qua vài lần, tìm cách gặp gỡ, khai thác thông tin, xong là qua cầu rút ván. Các cụ đó không biết rằng những người ở lâu họ phải trả giá rất nhiều ( thời gian, tiền bạc...) . Bản thân em cũng thế, mất thời gian, tiền bạc kha khá bên này. Nên nhớ, ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY.

- Một số người Việt ở lâu, lại tìm cách làm dịch vụ, cò để moi tiền của người Việt. Em thấy rất buồn là tại sao người Việt với nhau không bắt tay để tập trung kiếm tiền của thị trường Myanmar 60tr dân. 1% của 60tr dân khác hẳn con số 1% của vài ngàn người Việt Nam ở đây.

Hai điều trên em nói hơi mâu thuẫn của nhau, em xin giải thích thêm. Nhiều người định hướng LÂU DÀI làm dịch vụ, cò hướng đến đối tượng khách hàng là người Việt Nam mới sang là em hoàn toàn không đồng tình. Còn đúng những người Việt mới sang thì ít nhiều phải chịu chi phí cho người ở lâu bên này để ĐƯỢC VIỆC, GIẢM CHI PHÍ, MUA BÀI HỌC VỚI GIÁ RẺ.

- Thêm một trường hợp nữa: vì ham lợi mà sẵn sàng tư vấn cho người mới sang một vấn đề từ 0 thành 1. Em vd: vì căn nhà, hay xưởng chỗ này được tiền cò nhiều nên sẵn sàng tư vấn để ng Việt mới sang họ thuê. Dù nhà, xưởng nó bị ngập, điện chập chờn hay cúp điện. Nên trong việc này là MẤT TIỀN NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC VIỆC. bản thân em thì đi đến một nơi mới em luôn chấp nhận MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC. Còn mà KHÔNG MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC thì quá hay, quá giỏi + may mắn.


....
Người Việt ở đâu cũng như thế chả ngọaị trừ đâu
 

xecuibap

Xe tải
Biển số
OF-12540
Ngày cấp bằng
8/1/08
Số km
325
Động cơ
525,226 Mã lực
Có vài cụ nhắn tin hỏi em về cụ cửa nhựa lõi thép, em xin trả lời cụ thể những gì em biết để các cụ xem xét nhé

1. Công ty Trung Nam Hải là chỉ làm về cửa nhựa thôi, kiểu loại cũ mà cách đây 15-20 năm Vn ta dùng nhiều

2. Cụ nào muốn làm ở Myanamr, thì cụ nên qua khảo sát nguồn thanh nhựa tại thị trường MM này như thế nào, giá hiện tại là cao hay thấp so với Vn

3. Hôm rồi, em có đi một vòng khảo sát nguồn thanh nhựa, thì hiện nay đa số nhập ở TQ. Và em có so sánh giá với hàng của Đông Á ( tính giá CIF YGN) thì thấy nó rẻ hơn nhiều.

Cụ nào rành món này, xin cho em biết thêm thông tin một số loại profile , phụ kiện ngành này để em tiện em khảo sát so sánh giá

4. Cụ nào hỏi em vốn 1ty đủ không? Cụ làm sản xuất thì cụ cần quan tâm vài thứ sau ở bên này để cụ biết 1ty đủ hay thiếu:

a. Thuê xưởng: mắc hơn vn 2-3 lần

b. Xe cộ: tốt nhất qua mua cái xe tải để chở hàng 10-20k ( tùy loại)

c. Vốn máy móc: nếu nhập vn sang tính thêm 10k chi phí để tới xưởng

d. Thị trường tiêu thụ: từ những điều trên thì tính ra phải bán được bao nhiêu sản phẩm/ tháng mới hòa, rồi từ hòa mới có lời


Vậy nhé.

Mời rượu các cụ
 

Hư Truc 2016

Xe tải
Biển số
OF-448333
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
333
Động cơ
211,065 Mã lực
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
Cảm ơn cụ về những chia xẻ, chúc cụ thành công.
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
volka cụ vì quá bổ ích
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,867
Động cơ
562,342 Mã lực
Em sang đấy thấy cũng nhiều cơ hội. Nhưng chưa giám làm gì. Theo em thì dân VN mình có cơ hội ở những lĩnh vực như:
1. Nông nghiệp: bên này trình độ canh tác vẫn kém dân ta.
2. Xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản: nhà cửa bên này đa số là cũ kỹ, nhất định sẽ phải xây lại và xây mới thêm. Món này thì dân ta chục năm nay làm khá thạo.
3. Sản xuất hàng tiêu dùng bằng nhựa hay là các loại bao bì giấy, nilon.
Còn những lãnh vực khác như thương mại và công nghiệp cũng có nhưng khó cạnh tranh được với anh TQ.
 

xecuibap

Xe tải
Biển số
OF-12540
Ngày cấp bằng
8/1/08
Số km
325
Động cơ
525,226 Mã lực
Đây là chia sẻ của 1 chị sang đây làm việc hơn 3 năm. E thấy thông tin khá hữu ích.

"Dạo gần đây khá nhiều bạn hỏi tôi về kinh doanh ở Myanmar.
Người thì định sang bán nước
Người thì muốn bán đồng hồ
Người thì có kế hoạch bán quần áo
...
Ai cũng nghĩ đến chuyện kinh doanh cả. Nên tôi buộc miệng hỏi: thế ACE có qua đây bao giờ để khảo sát thị trường chưa? Và nhận được câu trả lời rất dễ thương: CHƯA
Nghe xong không biết mình có nên nói thêm gì không. Thôi hôm nay nói luôn nha.

Không biết đưa hàng vào đất nước này bằng đường rừng rú, hay hầm mộ... được gọi chung quy là "lậu" đó - khó hay dễ thì tôi ko biết. Chứ đường chính quy đóng thuế thì gian truân vất vả. Tiền hàng 1 xu, nhưng có khi phải trả thêm 3 đồng mới nhập được hàng về.

Dân số chính thức bao nhiêu thì tôi không rõ. Tôi cũng đi khá nhiều tỉnh thành trong 3 năm vất vả ở đất nước này. Và phát hiện người giàu 1/1000. Ôi, giàu thì giàu thấy ham, nghèo thì nghèo thấy thương. Nghèo như thế nào hả? Việt Nam ở quê nghèo cũng được cái nhà xây. Còn ở đây chỉ là nhà tranh vách nứa. Dựng siêu vẹo trên một đống rác... hay một vũng nước tồn. Người kha khá thì hầu như đi làm ở nước ngoài 10 năm rồi về nước. Cuộc sống nơi đây nghèo phải nói cha sanh mẹ đẻ đến giờ chưa thấy. Lần đầu tiên đi làm thấy cảnh này. Nghẹn lòng khi thấy mấy đứa trẻ nhảy xuống mương tắm. Không xa chỗ đó là hầm xí đi thẳng xuống mương... nếu muốn kinh doanh bất cứ cái gì hãy nghĩ điều đầu tiên là khách hàng mục tiêu là ai nhé?

Nghèo vậy á mà chịu đi chơi lắm nha. Cứ lễ tết ngày nghĩ là kéo nhau đi chơi, đi cắm trại hoặc đi chùa. Nghèo vậy á mà bố thí thấy ghê luôn. Đã nghèo nhưng họ ko cần tiền thì phải. Cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa làm việc. Ông không cần tiền đâu nhé - nói nặng là ông nghỉ cho mày làm đấy. Vậy nên thôi... một điều nhịn chín điều lành.

Bên này nghề nào cũng có, không khác gì VN. Từ thợ hồ, xe ôm đến bán hàng rong... ấy thế mà cả mấy chàng văn phòng đẹp trai mặt sáng láng lại đi quấn cái váy lòng thòng... canh free 1 phát ra nhét miếng trầu vô miệng nhai nhỏm nhẻm. Hỏi hắn 1 ngày hắn ăn mấy miếng - trả lời dễ thương lắm nếu có 40 miếng vẫn ăn hết... thôi thì qua đây phá rừng trồng trầu xem ra khấm khá nhanh í... hihi
Giá cả ăn uống nếu tự nấu thì nhỉn hơn giá VN 20%. Nhưng nếu ra một cái quán có máy lạnh thì 1 người phải mất tầm 100.000-120.000/ tô bún hay 1 phần cơm. Quá mắc so với VN. Còn ăn lang cơm ngụi, cá mắm, ca khô... khuyến khích bóc tay thì tầm 10.000/đĩa. Gạo tầm 30.000/kg mới có thể nuốt vô.
....
Còn nhiều nhiều lắm... nhưng tóm lại đây ko phải là đất nước thơm tho gì nếu các bạn kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. Nếu muốn kd bất cứ cái gì phải thật sự hiểu về thị trường, khách hàng mục tiêu.... đừng nghe dân balo vác balo qua ở chưa được 3 đêm lại vác balo về. Cũng đừng nghe những người như tôi nữa... vì sao? Vì tôi ko thể hiểu được mục tiêu kinh doanh của các bạn.
Bên VN mướn cái shop 20tr một tháng trả le lưỡi. Thì đừng nghĩ qua bên này thuê mặt bằng để bán hàng. Hỏi giá xong có khi bị vỡ mộng đẹp chứ chưa nói đến các loại thủ tục và giấy phép "
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Đây là chia sẻ của 1 chị sang đây làm việc hơn 3 năm. E thấy thông tin khá hữu ích.

"Dạo gần đây khá nhiều bạn hỏi tôi về kinh doanh ở Myanmar.
Người thì định sang bán nước
Người thì muốn bán đồng hồ
Người thì có kế hoạch bán quần áo
...
Ai cũng nghĩ đến chuyện kinh doanh cả. Nên tôi buộc miệng hỏi: thế ACE có qua đây bao giờ để khảo sát thị trường chưa? Và nhận được câu trả lời rất dễ thương: CHƯA
Nghe xong không biết mình có nên nói thêm gì không. Thôi hôm nay nói luôn nha.

Không biết đưa hàng vào đất nước này bằng đường rừng rú, hay hầm mộ... được gọi chung quy là "lậu" đó - khó hay dễ thì tôi ko biết. Chứ đường chính quy đóng thuế thì gian truân vất vả. Tiền hàng 1 xu, nhưng có khi phải trả thêm 3 đồng mới nhập được hàng về.

Dân số chính thức bao nhiêu thì tôi không rõ. Tôi cũng đi khá nhiều tỉnh thành trong 3 năm vất vả ở đất nước này. Và phát hiện người giàu 1/1000. Ôi, giàu thì giàu thấy ham, nghèo thì nghèo thấy thương. Nghèo như thế nào hả? Việt Nam ở quê nghèo cũng được cái nhà xây. Còn ở đây chỉ là nhà tranh vách nứa. Dựng siêu vẹo trên một đống rác... hay một vũng nước tồn. Người kha khá thì hầu như đi làm ở nước ngoài 10 năm rồi về nước. Cuộc sống nơi đây nghèo phải nói cha sanh mẹ đẻ đến giờ chưa thấy. Lần đầu tiên đi làm thấy cảnh này. Nghẹn lòng khi thấy mấy đứa trẻ nhảy xuống mương tắm. Không xa chỗ đó là hầm xí đi thẳng xuống mương... nếu muốn kinh doanh bất cứ cái gì hãy nghĩ điều đầu tiên là khách hàng mục tiêu là ai nhé?

Nghèo vậy á mà chịu đi chơi lắm nha. Cứ lễ tết ngày nghĩ là kéo nhau đi chơi, đi cắm trại hoặc đi chùa. Nghèo vậy á mà bố thí thấy ghê luôn. Đã nghèo nhưng họ ko cần tiền thì phải. Cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa làm việc. Ông không cần tiền đâu nhé - nói nặng là ông nghỉ cho mày làm đấy. Vậy nên thôi... một điều nhịn chín điều lành.

Bên này nghề nào cũng có, không khác gì VN. Từ thợ hồ, xe ôm đến bán hàng rong... ấy thế mà cả mấy chàng văn phòng đẹp trai mặt sáng láng lại đi quấn cái váy lòng thòng... canh free 1 phát ra nhét miếng trầu vô miệng nhai nhỏm nhẻm. Hỏi hắn 1 ngày hắn ăn mấy miếng - trả lời dễ thương lắm nếu có 40 miếng vẫn ăn hết... thôi thì qua đây phá rừng trồng trầu xem ra khấm khá nhanh í... hihi
Giá cả ăn uống nếu tự nấu thì nhỉn hơn giá VN 20%. Nhưng nếu ra một cái quán có máy lạnh thì 1 người phải mất tầm 100.000-120.000/ tô bún hay 1 phần cơm. Quá mắc so với VN. Còn ăn lang cơm ngụi, cá mắm, ca khô... khuyến khích bóc tay thì tầm 10.000/đĩa. Gạo tầm 30.000/kg mới có thể nuốt vô.
....
Còn nhiều nhiều lắm... nhưng tóm lại đây ko phải là đất nước thơm tho gì nếu các bạn kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. Nếu muốn kd bất cứ cái gì phải thật sự hiểu về thị trường, khách hàng mục tiêu.... đừng nghe dân balo vác balo qua ở chưa được 3 đêm lại vác balo về. Cũng đừng nghe những người như tôi nữa... vì sao? Vì tôi ko thể hiểu được mục tiêu kinh doanh của các bạn.
Bên VN mướn cái shop 20tr một tháng trả le lưỡi. Thì đừng nghĩ qua bên này thuê mặt bằng để bán hàng. Hỏi giá xong có khi bị vỡ mộng đẹp chứ chưa nói đến các loại thủ tục và giấy phép "
Bên họ nghèo là vì mới được gỡ bỏ cấm vận nên chưa giàu, chứ nhiều cái thấy họ có tầm công nghiệp lắm chứ không hẳn là kinh doanh cty nhỏ xíu như ở mình. Phân phối họ cũng chia lãnh địa rồi hay sao mà vào hàng khó như lên trời. Nói chung là sang đây các cụ mang tư duy nhà đầu tư đi mở bờ cõi và lâu dài thì sẽ có cửa. Nếu có kinh doanh nhỏ lẻ phải tạm nhắm đến khách hàng là người NN kiểu như quán xá phục vụ NN làm việc bên đó. Mà cụ nào tính mở cty hay chi nhánh kiểu đầu tư ra nước ngoài thì phải nộp cho cp nhà mình 1 tỏi đã, còn bên kia thế nào thì nộp theo yêu cầu của bên đó nữa, phần này em chưa biết. Thuê VP như cái Myanmar Plaza của HAGL thì 60usd/m2, thuê Condo để ở thì bèo cũng phải 1k usd căn, căn tử tế trông như chung cư bình dân nhà mình thì tầm 2k usd căn 3 phòng ngủ (điện nước full trong giá). Cơ bản giá bên đó không rẻ tí nào.
 

xecuibap

Xe tải
Biển số
OF-12540
Ngày cấp bằng
8/1/08
Số km
325
Động cơ
525,226 Mã lực
chào các cụ
Lâu ngày em ủn lên xíu cho vui ạ
Em vẫn đang kinh doanh làm ăn ở Myanmar, và hiện nay thì làm ăn có khởi sắc rồi ạ ( không phải lỗ hàng tháng )
Cụ này đang làm ăn kinh doanh bên này giao lưu nhé
 

xmen_pro

Xe điện
Biển số
OF-106651
Ngày cấp bằng
24/7/11
Số km
3,386
Động cơ
1,108,846 Mã lực
Myanmar đang là tâm điểm của TG các bác ah, em định sang đó tìm cơ hội làm ăn. Tìm người cùng chí hướng.
Bổ sung: em có kinh nghiệm làm việc cho công ty nước ngoài gần 10 năm. Tiếng Anh tốt, tư duy tốt, chuyên môn ban đầu: tự động hóa, nhưng sau hơn 10 năm làm việc thì em làm đủ nghề về kỹ thuật. và bây h em có các hiểu biết nhiều về các ngành kỹ thuật. Bác nào có cùng chí hướng, chúng ta cùng đi.
Cụ đợi cháu bán hết chỗ đất này, trả hết bank còn lại bao nhiêu cháu sẽ qua Myamar cùng cụ, cháu chí thích xây khách sạn thui cụ ạ...

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top