[Funland] Các bác đã nghĩ tới việc sang Myanmar làm ăn chưa ah?

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,741
Động cơ
231,019 Mã lực
Bên em đang cần 1 đơn vị thi công gian hàng trưng bày, đã có thiết kế sẵn sàng, chỉ cần hoàn thiện + ít công việc nhẹ nhàng. Bác nào làm món này, hoặc có đầu mối cho em xin nhé. Em cảm ơn nhiều :)
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Bên em đang cần 1 đơn vị thi công gian hàng trưng bày, đã có thiết kế sẵn sàng, chỉ cần hoàn thiện + ít công việc nhẹ nhàng. Bác nào làm món này, hoặc có đầu mối cho em xin nhé. Em cảm ơn nhiều :)
Cụ Tham gia triển lãm Vietfood tháng 12 hay Food&Hotel cuối tháng này?
Cụ pm em nhờ mấy bạn bên này xử lý cho. Em đang ở đây đến cuối tuần nếu cụ ở đây ae gặp hóng chút.
 

xecuibap

Xe tải
Biển số
OF-12540
Ngày cấp bằng
8/1/08
Số km
326
Động cơ
525,226 Mã lực
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,741
Động cơ
231,019 Mã lực
Cá nhân em thấy đồ ăn các bạn MMR khá chán, cố nuốt mà k được :D
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
Cảm ơn cu chia sẻ tâm huyết quá. Em cũng đã xuất 1 số hàng sang Myannar. Nhưng là hàng đặt chuyên môn không có tính đại chúng. Đúng là để đặt VP với thuê NS bên đó thì muôn vàn khó khăn.
 
Chỉnh sửa cuối:

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,796
Động cơ
1,852,847 Mã lực
Tuổi
48
Hay quá toàn dn vươn ra nn em hóng tiếp
 

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
491
Động cơ
426,797 Mã lực
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
<== chả phải đi đâu xa mà cũng đc rất nhiều thông tin. Thanks cụ.
E cũng đang vận động hành lang xin sang đó làm việc 1 time xem thế nào.
Cụ vietsonxp vẫn còn hứng thú Myanmar thì inbox e số cầm chân. E sẽ call cho cụ. Ngoài thứ 3 và thứ 5, e có thể hầu chuyện cụ tất cả các buổi tối từ 19h trở đi.
 

TepKem

Xe tăng
Biển số
OF-303293
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
1,694
Động cơ
316,590 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra
hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
Bên đó có lợi thế xuất khẩu gì không cụ. Thị trường nội địa nghe chừng hơi yếu. Định hướng lãnh đạo nó muốn biến Myanma thành nước du lịch, công nghệ cao hay thành một vietnma thứ hai ạ.
 

ZepZack

Xe tải
Biển số
OF-75022
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
491
Động cơ
426,797 Mã lực

Koạt mo

Xe điện
Biển số
OF-442265
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
2,297
Động cơ
265,235 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
em cần chuyển khoảng hơn 100 tấn vật tư xây dựng sang đó, bác nào có cơ sở bên đó cho em hỏi với, gấp gấp
 

cuongbg91

Xe máy
Biển số
OF-476865
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
91
Động cơ
197,440 Mã lực
Tuổi
33
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
Cảm ơn cụ, bài viết quá có tâm
 

vietsonxp

Tháo bánh
Biển số
OF-53708
Ngày cấp bằng
27/12/09
Số km
1,940
Động cơ
465,930 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Hi all

Em thì cũng bắt đầu mò mẫm bên này tính ra hơn 2 năm rồi. Cũng nhập hàng, nhập máy về sản xuất... nhưng nói chung là thất bại hết

Hiện tại em lại chuẩn bị setup để mở một cái xưởng nho nhỏ để sản xuất .( Làm gì thì em xin phép bí mật vì em mới đang xin giấy phép, rồi chuẩn bị nhập máy thôi)

Về trải nghiệm tại Myanmar, em có vài điều như thế này:

Em xin chia sẻ, có thể đúng có thể sai trong từng ngành nghề đặc thù, nên em xin nói luôn : cụ nào muốn làm gì ở Myanmar, hãy tự bỏ tiền, bỏ thời gian mà qua đó nghiên cứu, nằm vùng rồi mới rút ra được bài học cho chính bản thân mình, chính ngành hàng mà mình muốn làm !

Cụ thể từng ngành nghề:

1. Làm xuất nhập khẩu thương mại , mang hàng Vn qua bán:

Khó khăn:
- Thời gian làm thủ tục lâu, thuế má nhùng nhằng.....
- Tiền Kyat đang trong giai đoạn giao thời, nên nó mất giá liên tục ( vd trong vòng mấy tháng gần đây nó mất giá 20-25%), các cụ làm thương mại thì con số lợi nhuận 20- 25% cũng là một con số thèm muốn. Nên vd các cụ mang một container hàng sang bán, 1-2 tháng mới thu được tiền về, mua lại số úsd cụ bỏ ra mua hàng còn bị lỗ.
- Thị trường nhỏ, các cụ mang các mặt hàng mà cụ thấy đang hot ở Vn qua bán thì sẽ rất dễ thất bại. Lý do: nếu bán cho số đông , thì số đông ở đây là dân nghèo, mà mang một mặt hàng đang hot ở Vn ( giá sẽ phù hợp với mức thu nhập 2000usd/ năm) qua bán bên này ( mức thu nhập 800-1000úsd/năm). Em đã từng chứng kiến người nhập hàng: càfe, quần áo... sang bán và thất bại. Nhưng hàng quạt Senko ở Vn đang rất thành công ở bên này ( doanh số năm ngoái tầm 6tr usd)
- Công nợ: cụ nào làm thương mại bên này nhớ phải để ý món này, công nợ là một vấn đề. Vd đi lại để đòi vài trăm usd, đi vài lần đòi tiền , tiền trả taxi là coi như hết .
...

Cụ nào mà nhập những mặt hàng , các cụ nhập ở bên Tầu về rồi lại nhập qua đây bán thì coi như thất bại nhé. Nhớ là Miến giáp với Tàu nên nó sẽ nhập tiểu ngạch, cực kỳ cạnh tranh về giá !


Thuận lợi: Hàng Vn đang có thương hiệu tốt bên này, dân bên này khá là ấn tượng với hàng Vn chúng ta

2. Mở dịch vụ, buôn bán tại chỗ

Khó khăn: Chi phí thuê nhà , văn phòng, đi lại cực cao.
bên này cấm hoàn toàn xe máy, nên các cụ muốn mở quán ăn hay nhà hàng... thì phải có mặt bằng đủ rộng để đỗ oto

Thuận lợi: các ngành dịch vụ bên này còn rất là tệ, và giá rất là cao.
Bên này em thấy các cụ làm bên thi công xây dựng,hoặc là thầu phụ điện cơ cho Hàn Nhật theo qua từ Vn khá thành công ( thiết kế nội thất AA, nhôm kính Quân Đạt, vài đơn vị thi công ME cho các dự án Deawoo Amarara Hotel, ... một số công ty đang làm thầu phụ cơ sở hạ tầng cho Nhật ở KCN Thilawa)

vd:
em thấy có những cụ qua thuê làm shop quần áo ( 3500úsd/ tháng) tại khu trung tâm Ygon: tại trung tâm thì người có tièn họ muốn mua thì đâu có chỗ
đỗ oto, còn mấy người dân đi bộ khu đó thì làm gì có tiền vào shop này để mà sắm đồ

Cách đây hơn 2 năm có cụ mở lò bánh mì bên này, mở chuỗi luôn: đã đóng cửa. Lý do chính theo e thấy: Do chi phí này kia cao nên đã định vị giá bán là ~ 1usd/ ổ bánh mì, quá cao so với thu nhập người dân + người dân họ chưa quen ăn bánh mì Việt nên doanh số thấp

3. Sản xuất tại chỗ: Theo em đây là hướng đi nếu mà cụ nào quyết tâm có thể gây dựng được cơ nghiệp

Khó khăn:
- Chi phí thuê xưởng cao, điện chập chờn ( 3phase 380v mà nó hay tụt xuống có 300v, thỉnh thoảng nó còn hay mất pha).
- Nhân lực: tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp
- Nguyên liệu: nếu mà nguyen liệu các cụ phải nhập khẩu thì phải tính tới phương án dự phòng vốn, vì một container nguyên liệu để đến tới xưởng thường phải mất 1-2 tháng.

Thuận lợi
- thị trường nội địa rât lớn ( gần 60tr dân)
- các ngành nghề sxuat thì còn sơ khai, các cụ mà có dịp vào các nhà máy tham quan sẽ thấy. Nên các cụ có thể áp dụng những công nghệ hiện tại của vn qua bên này.
Tuy nhiên vẫn có những xưởng nhà máy rất lớn, máy móc hiện đại được các ông chủ bự bên này đầu tư. Nhưng về con người nhân lực vận hành thì Vn vẫn hơn hẳn
Vd: Bên này có công ty làm tủ điện Hải Nam khá thành công. Cửa nhựa Trung Nam Hải ( thị phần về cửa lớn nhất ở Myanmar, từ thành thị về miền quê)
Công ty tráng gương SanTri cũng đang bắt đầu có lợi nhuận

Thất bại thì e thấy công ty: làm cán tôn, nhập máy phát điện qua bán....

Tóm lại: về sản xuất thì em thấy là cứ đầu tư những món gì mà dân nghèo ( số đông) nó phải dùng, máy móc thì đơn giản thôi, đặc biệt nếu sử dụng nguyen liệu tại chỗ thì khả năng thành công cao
Cụ nào mà sản xuất những mặt hàng là nguyên liệu nhập ở Trung Quốc thì các cụ có thể qua đây mở xưởng rồi lấy trực tiếp nguyen liệu ở Tàu.

Vài dòng trên em xin chia sẻ với các cụ

Ps: cụ nào mà có mặt hàng nào mà có giá tốt, chất lượng vừa phải, phù hợp với dân nghèo số đông( thu nhập vừa tăng được một chút) thì pm nếu được thì hợp tác
Thông tin của cụ tuyẹt vời quá! Mời cụ.
 

vietsonxp

Tháo bánh
Biển số
OF-53708
Ngày cấp bằng
27/12/09
Số km
1,940
Động cơ
465,930 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
<== chả phải đi đâu xa mà cũng đc rất nhiều thông tin. Thanks cụ.
E cũng đang vận động hành lang xin sang đó làm việc 1 time xem thế nào.
Cụ vietsonxp vẫn còn hứng thú Myanmar thì inbox e số cầm chân. E sẽ call cho cụ. Ngoài thứ 3 và thứ 5, e có thể hầu chuyện cụ tất cả các buổi tối từ 19h trở đi.
Dạo này cuối năm em bận quá, cũng chẳng để ý cái còm này của cụ. e ib cho cụ số cầm chân rồi đó.
 

bmw730i

Xe hơi
Biển số
OF-477015
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
162
Động cơ
197,730 Mã lực
Tuổi
48
ủn cụ tối em sẽ theo dõi
 

AcMilan90

Xe tăng
Biển số
OF-145863
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
1,225
Động cơ
383,700 Mã lực
Hóng các cụ xem có việc gì cho em làm với
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
Hôm nay em xin phép lại đào topic lên để lấy tinh thần khởi nghiệp lần 2 ở đất Miến
ps: lần 1 e thất bại cách đây 1 năm


cụ còn ở bên k ạ, cho cháu xin conrtact cháu liên lạc nhé


Không biết có phải cụ nhắc đến bác Lập không? Hôm trước khi bác mất cháu còn ngồi uống bia với bác. Bác bị đột tử mất, cấp cứu không kịp

đội làm cửa nhựa của bác đúng là đội có tiềm lực mạnh. Thị phần cửa nhựa chiếm gần hết Myanamr, từ đô thị đến vùng quê
Chào cụ. Em ở Việt Nam cũng làm về cửa nhựa, cửa nhôm. Đang tìm hiểu về ngành này ở My, để xem có làm đc không. Cũng đang có ý định ra tết này sang đó thăm dò. Cụ có thể có em xin một vài ý kiến đc không ạ!?
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
Cụ cho e hỏi mảng xây dựng làm bên đó có làm được ko ạ? E đang ghỉ nhà nước định đầu tư mở xưởng sản xuất cửa nhựa lõi thép bên đó có được ko ạ?
Gặp đúng cạ. Em đang định ra tết tìm đường sang thăm dò. Em đang làm cửa nhựa, cửa nhôm. Nhưng giờ trong nước khó khăn quá.
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
Bạn bè công ty cũ em đang ở lại làm ăn ngon lắm. CỤ nào đi không? lập 1 tearm sang đó làm ăn.
Cụ lập team đi ra tết ae cùng đi nào? Em tên Tùng ở Vĩnh Phúc, sđt 0985194 tám hai tám.
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
163
Động cơ
293,440 Mã lực
<== Thanks cụ đã chia sẻ câu chuyện. Cái này thì e đồng ý với cụ.
Dân Miến phân chia giàu nghèo cũng lệch lắm.
Và vì Banking chưa phát triển nên tiền mặt sử dụng nhiều.
Bây giờ cụ vẫn ở bên đó hay về HP rồi? Có duyên ae gặp đc nhau chắc cũng sẽ có nhiều cái hay để kể.



<== Cụ máu đến đâu rồi. E đang có kế hoạch sang Miến tìm hiểu thị trường vào đợt cuối năm nay thì nhà có biến nên đang tạm Pending.
E có cậu bạn người bản xứ ở Yangon luôn nên cũng muốn qua chơi và tìm cơ hội đầu tư.
Ra tết cụ có đi ko? em đang tính ra tết sang xem sao?!
 

xecuibap

Xe tải
Biển số
OF-12540
Ngày cấp bằng
8/1/08
Số km
326
Động cơ
525,226 Mã lực
Em xin trả lời các câu hỏi

1. Về câu hỏi cửa nhựa, cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép:

Như em đã nói ở post trước , bên này có doanh nghiệp sản xuất cửa nhựa Vn khá thành công, thị phần lớn.

Và hiện tại e đã thấy thị trường xuất hiện nhiều cửa nhựa lõi thép rồi. Cụ nào làm món này, em xin các cụ chú ý mấy khó khăn sau

- Đa số nguồn hàng nguyên liệu ngành này các cụ nhập ở Tq về, nếu như vậy thì qua bên này các cụ nên tìm cách nhập ở TQ trực tiếp về Miến luôn ( em cũng đã có contact kha khá về việc vận chuyển từ cửa khẩu Miến- TQ về đến Ygon)
- Chi phí xưởng, vận chuyển, xe cộ đi lại....

Riêng món cửa nhựa này, em cũng rất hứng thú, cụ nào QUYẾT TÂM thì có dịp gặp anh em bàn thêm.
Theo em nghĩ, món này đầu tư thời điểm này là đúng thời điểm !

2. Cụ nào ở trên muốn nhập hàng: em có quen biết các công ty có thể lo được thủ tục này. Mật thư em cho số dt. Bản thân em chuẩn bị cũng setup một công ty riêng của em ( người Miến đứng tên)

3. Cụ nào cần phiên dịch, thông dịch viên với giá cả phải chăng ( phiên dịch không chuyên sâu, biết hỏi giá cả này kia) thì em có thể giúp trong khả năng

4. Cụ nào buôn đá quý, em biết mấy mối có thể dắt các cụ đi đến đúng nơi, nguồn hàng xịn.

5. Bên này đội ngũ cò rất đông, cụ thuê nhà, xe.... hay bất cứ điều gì đều phải trả chi phí cò.

6. Một số cụ sx muốn mang hàng sang bên này bán, có hỏi em để nhờ em tư vấn, tìm hiểu giúp. Em xin nói như thế này: mỗi mặt hàng có đặc thù riêng, em không trong ngành hàng đó nên sẽ tìm hiểu rất khó. Cụ nào mà thực sự muốn mang hàng qua bán, em xin nói vài vấn đề:

- thứ nhất: có hàng mẫu, bảng giá, thông tin rõ ràng
- thứ 2: đưa chi phí để đi lại tìm hiểu, em sẽ giúp khi em có thời gian rảnh.

7. Người Việt bên này cũng khá đông, nhưng số lượng người qua mà trực tiếp làm kinh doanh trực tiếp với thị trường Miến rất ít. Đa số qua làm thuê, hay là dịch vụ thầu phụ cho tư bản ( Nhật Hàn) nên cũng không am hiểu rõ về thị trường Miến.

EM XIN NHẤN MẠNH : một việc kinh doanh nếu ở vn cụ dự tính phải bỏ vốn ra 1tỷ, thì bên này cụ cứ cầm chắc 5tỷ nhé. Chi phí nhiều thứ nó đội lên 4-5 lần. Trừ khi các cụ nghiên cứu phải thật kỹ, thật sâu sát. Nên các cụ nào mà tầm vốn 1tỷ trở lại mà muốn đầu tư bên này, phải thật kỹ càng, cẩn thận, chứ không là muối bỏ bể

Hôm qua em có ngồi uống rượu với vài cụ ở lâu bên này, có vài chuyện nói ra hơi buồn cho cộng đồng người Việt Nam mình ở đây:

- Một số người Việt mới sang, cũng chỉ qua vài lần, tìm cách gặp gỡ, khai thác thông tin, xong là qua cầu rút ván. Các cụ đó không biết rằng những người ở lâu họ phải trả giá rất nhiều ( thời gian, tiền bạc...) . Bản thân em cũng thế, mất thời gian, tiền bạc kha khá bên này. Nên nhớ, ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY.

- Một số người Việt ở lâu, lại tìm cách làm dịch vụ, cò để moi tiền của người Việt. Em thấy rất buồn là tại sao người Việt với nhau không bắt tay để tập trung kiếm tiền của thị trường Myanmar 60tr dân. 1% của 60tr dân khác hẳn con số 1% của vài ngàn người Việt Nam ở đây.

Hai điều trên em nói hơi mâu thuẫn của nhau, em xin giải thích thêm. Nhiều người định hướng LÂU DÀI làm dịch vụ, cò hướng đến đối tượng khách hàng là người Việt Nam mới sang là em hoàn toàn không đồng tình. Còn đúng những người Việt mới sang thì ít nhiều phải chịu chi phí cho người ở lâu bên này để ĐƯỢC VIỆC, GIẢM CHI PHÍ, MUA BÀI HỌC VỚI GIÁ RẺ.

- Thêm một trường hợp nữa: vì ham lợi mà sẵn sàng tư vấn cho người mới sang một vấn đề từ 0 thành 1. Em vd: vì căn nhà, hay xưởng chỗ này được tiền cò nhiều nên sẵn sàng tư vấn để ng Việt mới sang họ thuê. Dù nhà, xưởng nó bị ngập, điện chập chờn hay cúp điện. Nên trong việc này là MẤT TIỀN NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC VIỆC. bản thân em thì đi đến một nơi mới em luôn chấp nhận MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC. Còn mà KHÔNG MẤT TIỀN NHƯNG ĐƯỢC VIỆC thì quá hay, quá giỏi + may mắn.


....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top