Không biết cụ anh là chủ hay là quản lý. Cụ anh là chủ, có quyền đuổi người ta thì người ta cũng có quyền rủ nhau đi chỗ khác làm trước, chưa cần đến lượt cụ anh đuổi. Còn làm hãng to họ phân công ra người nào việc nấy rồi. Như em làm cho tư bẩn thì lao công, bảo vệ là người thuê từ các công ty bên ngoài, không phải trong biên chế của tập đoàn. Mình có ý thức không xả rác lung tung, vứt rác vào thùng rác cho người ta đi dọn là được. Nhân viên vệ sinh họ chỉ lo quét sàn, hành lang. Bàn làm việc của mình họ không được phép động vào. Vậy nên bàn làm việc mình lau chùi sạch sẽ, gọn gàng, sạch sẽ thì mình hưởng.
Trong thông báo tuyển dụng có bắt buộc nội dung dọn dẹp không? Dưới góc độ quản lý, người ta cần nhân viên của mình làm tốt việc chuyên môn được giao hay cần nhân viên ngoan ngoãn, quét dọn cả phòng mình lẫn phòng sếp, rồi thời gian làm việc không có, cuối cùng kết quả kém?
Tất cả những người lớn trong xã hội bây giờ đều từng trải qua một thời trẻ em, có làm trực nhật. Vậy ở ngoài đường giờ sạch sẽ, gọn gàng như các cụ kỳ vọng chưa? Những đối tượng hay xả rác bừa bãi phần nhiều là ai? Cá nhân em thấy chính gen Z bọn nó có ý thức giữ gìn môi trường, vứt rác đúng chỗ hơn người lớn. Vài năm trước em đi qua Hà Nội, đi cả cây số trên đường không có lấy 1 cái thùng rác. Buồn cười là trên tường bao, trụ điện đều vẽ tranh cổ động giữ gìn vệ sinh môi trường, vứt rác vào thùng. Nhưng thùng rác thì không có, rác rưởi tùm lum trên đường, vậy cái ý thức này từ đâu?