Em thì thấy với máy Rancilio của mình như thế này: Nếu lượng cà quá nhiều thì có thể cả bánh cà sẽ bị dính lên shower. Ví dụ, nếu rổ đôi 14g em nén 17-18 g thì shower sẽ bị ép chặt với khối cà. Nếu lấy 16g, mặt shower vẫn bị ép sát với khối cà. Trong các trường hợp đó, mặt trên bánh cà nếu rời ra vẫn hằn vết mặt shower và ướt, có một lớp nước mỏng. Đôi khi em bẻ bánh cà ra nhìn (trong thực nghiệm bọn em, xem mẫu kiểu này gọi là xem cross-section) thì thậm chí phần trung tâm ở đáy bánh cà còn có vẻ khô hơn, không bị thấm ướt như xung quanh. Nghĩa là hiện tượng channeling xảy ra rất mạnh, dòng chảy cứ gọi là tồ tồ! Đâm ra có nghịch lý là
càng cho quá nhiều cà thì lại càng bị channeling! Tất nhiên, đó là khi xay cà mịn. Còn nếu xay quá thô, cả khối cà ướt nhão nhoét, thậm chi không thành nổi bánh. Trong cả hai trường hợp, dòng chảy đều to; trường hợp đầu do channeling, trường hợp sau do nước chảy qua các hạt cà thô, hay là có total channels.
Em mất cả cân cà xô (có cả khoảng 150g Comlobia (?) Sidamo của cụ
DrGiang và cũng từng đó của cụ
oldhand có lòng san sẻ) mới rút được sợi dây kinh nghiệm là chỉ cần cho lượng cà
vừa đủ vào rổ khi pha, sao cho khi hứng từ máy xay, gạt ngang miệng rổ, không nén, là vừa đủ lượng cà. Lúc đó mới chuẩn chỉnh mức độ mịn khi xay.
Bài học đơn giản, nhưng vì không làm liền để so sánh, nên không được hệ thống, không tổng kết được, mãi cho tới nay mới vỡ lẽ.
Đợi rang thử cà mua chung, em mới vọc tới lượng crema ra sao. Chứ cà Việt rang sẵn mua siêu thị thì lớp crem tuy kín miệng cốc 80 ml, nhưng khá mỏng, không dám trình với các cụ.