Bác nói được câu này thì chắc cũng đồng ý mở rộng thành "Nếu công bằng và thượng tôn pháp luật thì
bên nào sai đến đâu xử đến đấy"
Chẳng có thông tin gì chính thức nhưng
em không tin vụ này sẽ được xử thiên vị cho phía 2B chỉ vì là xxx. Nhà 4B thấy đồn đại là gia đình giám đốc công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, chẳng biết đúng hay sai, nhưng chí ít chắc cũng có quan hệ lợi ích với một số quan chức.
Một thiếu úy quèn, lại có khả năng xuất ngũ cao sau vụ này, chắc chẳng đủ làm lệch cán cân lợi ích của các bên.
Em trích từ
post cũ ở đây: "2B có hành vi vi phạm các điều 11, 12 của Luật GTĐB, còn 4B có hành vi vi phạm điểm a, khoản 1, điều 36."
Liên quan đến tai nạn giao thông, điều 202 của Bộ Luật Hình sự quy định:
- Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
_
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Nếu có luật sư cứng, 4B chỉ có rất ít khả năng bị hình sự hóa hành vi vi phạm của mình vì các điều kiện trong điều luật trên không hoàn toàn thỏa mãn. Tuy nhiên, do luật còn nhiều điểm không rõ ràng, mang nhau ra tòa tranh cãi sẽ mất rất nhiều thời gian và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của phía 4B cũng khá cao. Không kể nếu phía 2B có luật sự ngon hơn, khả năng 4B bị thua trong một phiên xử công bằng không phải là không có.
Ví dụ như gán được hành vi không dừng xe ngay theo luật định - không quản cố ý hay vô tình hay hoảng loạn - vào Khoản 1 Điều 202: "gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của 2B"; và móc được vào điểm đ Khoản 2: "Gây hậu quả rất nghiêm trọng." thì cũng rất rách việc.
Hành vi vi phạm của 2B, nếu hình sự hóa thì cũng đính được vào Khoản 1 Điều 202 trên, nhưng chỉ ở góc độ thiệt hại về tài sản. Mà việc đền bù sửa cản trước này bất quá lên đến đôi ba củ là kịch đường tàu, không thể so sánh bù đắp cho thiệt hại về thân thể của 2B. Chưa kể chẳng may 4B chịu án phải phụng dưỡng lâu dài cho một người chịu thương tật vĩnh viễn thì vụ đấu tranh đòi công lý này được không bằng mất.
Bởi vậy, em thấy phía 4B lựa chọn thỏa hiệp để đè sự việc xuống là khôn ngoan - mà để làm được thế, cũng phải tốn khối ra rồi. Nếu thực sự thỏa hiệp được, vì các bác thấy thông cảm cho 4B, đừng có cố khuyến khích người ta đấu tranh đòi công lý làm gì. Chẳng cần thiên vị bên nào, chỉ cứ luật mà xét thì hai bên đều thiệt hại nặng là điều chắc chắn - kẻ thắng chỉ là ngân sách và các cơ quan công quyền thôi.
(Em rất muốn hỏi bác havu xem ý kiến của bác ấy thế nào. Không thấy bác ấy tham gia gì vào vụ này cả.)