[Funland] Buýt nhanh nghìn tỷ nguy cơ 'vỡ trận'

haonguyenplus

Xe tải
Biển số
OF-341959
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
289
Động cơ
275,910 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình tháy dự án này không khả thi, trừ khi cấm xe máy ở tuyến đường này thì mới nhanh được.
 

linhhatan

Xe buýt
Biển số
OF-183556
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
536
Động cơ
338,827 Mã lực
Nơi ở
Lụa Vạn Phúc
Về cơ bản dự án bíp nhanh đã hoàn thành nhiệm vụ của nó, đó là giúp một số anh kiếm mớ tướng.Trong đám ấy, có anh đã tái đầu cmn tư xong rồi và đương hưởng lạc.Có anh thì cũng lo xong cho con cái học hành thành đạt ở những nơi tử tế.Có anh thì cũng xong giấc mơ con của một đời người, giờ chỉ còn yên phận giữ sức khỏe làm người tử tế.Còn một cơ số anh thì cũng nhậu nhẹt hát hò chơi bời đủ hết mùi đời chết ngay cũng chả ân hận trót làm người Việt Nam.

Chứ thời điểm hình thành ý tưởng và xây dựng dự án, phải thế nào mới tin rằng nó khả thi, nhất là khi nó không dựa vào hoặc nằm trong bất cứ một chiến lược khả thi nào về quy hoạch và phát triển đô thị ở Hà Nội.
đúng cụ ạ, âu cũng thành cái liễn hết rồi, đất nước ko cần phát triển, chỉ cần 1 bộ phận các anh ấy phát triển là thành công của Vịt ngan ta.
Dự án đã khả thi từ mồm các anh ấy rồi.
 

Metallive

Xe đạp
Biển số
OF-386400
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
27
Động cơ
240,260 Mã lực
Tuổi
37
Cái bus nhanh này chưa làm đã nhiều người phản đối rồi.
Dự án làm mãi mà chưa xong, đúng như bao nhiêu người dự tính.
Em dự là dự án bus nhanh và dự án đường sắt trên cao có tiến độ treo như nhau ấy vậy ạ
 

linhhatan

Xe buýt
Biển số
OF-183556
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
536
Động cơ
338,827 Mã lực
Nơi ở
Lụa Vạn Phúc
Đm đường nhựa đang đẹp (Lê Văn Lương) nó cạy hết lên, đổ bê tông đi lập cà lập cập. Buýt cái mẹ gì, bao nhiêu năm nay bao nhiêu triệu lượt phải đi trên đó.
Đường tắc bỏ mẹ ra buýt nhanh chạy vào mũi
mịe, LVL đang đẹp mới tinh, đóng mấy cái bốt cạy lên làm bê tông tắc vài tháng giời, chúng nó ăn đất ăn đường nhựa giỏi thật, Mịe, con Ngọc Trinh sai cmnr nhá, cạp đất ăn mới giàu được.
 

Jack Frost

Xe tăng
Biển số
OF-412068
Ngày cấp bằng
22/3/16
Số km
1,140
Động cơ
231,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chán quá. Chả hiểu các bác quy hoạch kiểu j? Tốn bao nhiêu tiền, thi công tắc hết đường. Làm gần xong thì lại dừng vì chưa khả thi trong lưu thông??? Sao ko nghiên cứu từ trước. Vốn thì ko có, toàn vay ODA rồi rót cho các dự án thế này thì bố ông Nhật cũng ạ các cụ.
Ở Việt mình chưa có cái luật hoặc tiền lệ gọi là "truy thu" "truy tội". Bh cứ lần ra ông nào ký cái quyết định này mà cách chức khi đương nhiệm, nghỉ hưu thì truy trách nhiệm, bồi thường vvv
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,811
Động cơ
9,446 Mã lực
Dành đường riêng nghĩa là rào lại ạ? Thế đến đoạn giao cắt thì làm sao? Hay ko rào, nhân dân nào đi vào thì Bus cứ như xe lu, làm vài lượt thì vài tháng sẽ thoáng ngay?

Sent from my Redmi Note 3 using Tapatalk
 

lengocson211

Xe buýt
Biển số
OF-9492
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
678
Động cơ
540,110 Mã lực
Dự án hàng nghìn tỉ mà chúng nó đem ra thí nghiệm, giờ này cong nghiên cứu phương án thì em đến ạ chúng nó!
 

Sonyentrangminh

Xe điện
Biển số
OF-193905
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
3,098
Động cơ
352,307 Mã lực
Buýt nhanh nghìn tỷ nguy cơ 'vỡ trận'
  • 11:07 27/06/2016
Dự án buýt nhanh (BRT) của Hà Nội trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, triển khai gần 10 năm vẫn chưa thể khai thác. Sắp hết thời hạn, buýt nhanh vẫn chưa có phương án hoạt động.

Các chuyên gia chuyên ngành cho rằng, dự án có nhiều sai lầm nghiêm trọng, có dấu hiệu lãng phí trong đầu tư...

Gọi là “rùa” vì sự chậm trễ của dự án tới 10 năm. Chưa kể, với mật độ giao thông Thủ đô hiện nay, những chiếc xe buýt kiểu này sẽ khó nhanh như mục tiêu đặt ra.



Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.

Sắp hoạt động, chưa có phương án chạy xe
Gần 10 năm triển khai (chưa tính thời gian nghiên cứu trước đó), với nhiều lần gia hạn, mới đây, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội hứa đưa BRT vào chạy thử vào quý III, vận hành chính thức vào quý IV. Tính ưu việt nhất của loại hình này được đăng tải trên trang web chính thức của dự án là: Tốc độ di chuyển nhanh vì chạy trên làn đường riêng.

Tuy nhiên, việc dành làn đường riêng cho BRT, cắt xén từ làn đường hiện hữu hầu hết đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc là lo ngại lớn nhất của giới chuyên gia và người tham gia giao thông.

Đặt lo ngại này với ông Vũ Hà, GĐ Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (trực tiếp quản lý dự án), PV nhận được nội dung trả lời: Đến nay, phương án tổ chức giao thông vẫn đang nghiên cứu, chưa thể công bố. Ông Hà nói thêm: “Bây giờ đang nhờ các giáo viên, chuyên gia đại học GTVT nghiên cứu”.

Vậy Ban vẫn giữ quan điểm cho BRT chạy làn riêng và đạt tốc đột 22 km/h như công bố?

“Vẫn riêng, nhưng sẽ riêng ở một số khu vực phù hợp. Ví dụ qua đường Giảng Võ nhỏ, Giang Văn Minh, Ba La – Yên Nghĩa sẽ đi chung. Các đoạn khác sẽ phối hợp với Đại học GTVT để lên phương án, lộ trình và mục tiêu hướng đến vẫn là 22 km/h”.

Ông có thể bật mí phương án?

Tôi chưa thể công bố, phải báo cáo Thành ủy. Mà các chuyên gia Đại học GTVT đang nghiên cứu.

Khi PV nêu vấn đề: Giá như dự án hoàn thành nhiều năm trước, người dân đi BRT, không mua xe cá nhân thì đường không đến nỗi tắc như hiện nay? Ông Hà không trả lời, hứa cung cấp cho PV các tờ trình nêu lý do các lần gia hạn (Dự án phê duyệt năm 2007, ba lần xin gia hạn). Tuy nhiên, sau nhiều ngày đề nghị, ông Hà vẫn không cung cấp.



Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.

“Khai thác vỡ trận, đừng gọi là BRT”
TS Mai Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế (Đại học GTVT) cho hay: BRT là loại hình vận tải công cộng, quy mô lớn, hiện đại dựa trên nguyên tắc vận hành trên một tuyến đường riêng.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này tại Hà Nội bằng cách “xén” những tuyến đường có mật độ giao thông cao, nhiều giao cắt như tuyến Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương là không đạt chuẩn BRT.

Theo khảo sát của Tiền Phong, toàn tuyến 14,7 km có hơn 30 điểm giao cắt, chưa kể những đoạn đường không có dải phân cách (đoạn từ ngã ba Ba La đến Bến xe Yên Nghĩa; đường Giảng Võ nhỏ, Giang Văn Minh).

“Số lượng các giao cắt trên tuyến quá lớn. Tại các điểm này, nếu ưu tiên cho BRT, các phương tiện khác là thứ yếu sẽ gây ùn tắc cho toàn bộ các phương tiện và cả BRT. Nếu khai thác tần suất cao (dự án đặt ra mục tiêu 10 phút/chuyến) sẽ vỡ trận. Còn không khai thác đúng tần suất, tất nhiên không thể gọi là BRT” – TS Mai Hải Đăng đánh giá.

Về mối quan hệ mật độ phương tiện và làn xe, một thạc sĩ thuộc Tổng Cty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (Tedi) cho hay, trong ngành thiết kế đường bộ luôn phải đếm, dự báo lưu lượng phương tiện để xây dựng làn đường.

“Với những tuyến như Giảng Võ, Láng Hạ, không cần đếm cũng đủ thấy đã quá tải so với quy định. Mỗi bên tuyến có 2 làn, lấy nguyên 1 làn cho buýt nhanh, chắc chắn sẽ ùn tắc nặng nề” - thạc sĩ này nói.

Về vấn đề này, TS Mai Hải Đăng cho rằng, trong trường hợp không có lựa chọn nào khác, việc dành làn đường hiện hữu để dành cho phương tiện công cộng như BRT vẫn có thể chấp nhận được nhưng phải đạt trạng thái cân bằng, không để xảy ra ùn tắc.

Bình luận về ý kiến cho rằng, các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ ùn tắc trước khi thực hiện dự án, TS Mai Hải Đăng nói: “Không cần đến chuyên gia, người dân bình thường cũng thấy việc đưa những xe buýt lớn như con rồng giữa tuyến này sẽ gây kẹt xe. Tôi tin cơ quan phê duyệt, thực hiện dự án cũng biết. Nhưng họ vẫn quyết làm vì lý do nào đó tôi không thể biết?”

Một trong những tham vọng của cơ quan thực hiện dự án là sau khi đưa BRT vào, người đi xe cá nhân sẽ chuyển lên BRT, mặt đường sẽ trở lại thông thoáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả theo cách này, dự án BRT cũng bộc lộ nhiều bất cập từ quy hoạch đến thiết kế chi tiết.

----------------------------------
http://news.zing.vn/buyt-nhanh-nghin-ty-nguy-co-vo-tran-post661028.html

Nghìn tỉ cho một đống chuột bạch.
Chưa làm e đã thấy ko ổn cmn rồi ko nhẽ phải thay xe buýt 2 bên sườn đều có cửa à cụ. Giao thông làm kiểu ko giống ai
 

becareful

Xe buýt
Biển số
OF-354583
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
558
Động cơ
267,710 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân - HN
Các cụ có sai chứ các quan làm sao mà sai được ? Cháu dẫn chứng là lại có đề án tới 2025 cấm xe máy trong nội đô rồi, lúc ấy không chạy bus thì các cụ lên hồ Tây ăn kem bằng gì bây giờ :D....thôi, chờ tới 2025 dự án BRT lại sống bình thường ý mà, các cụ cứ khéo lo chuyện các quan đã dự tính :)))
 

Honda1974

Xe tải
Biển số
OF-193851
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
304
Động cơ
330,468 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ HN
E xin đc tuyên dương a Thảo ah!
Đã góp phần gánh thêm số nợ trên mỗi công dân trong nhiệm kỳ của mình.
Giờ này anh đang ung dung ở sứ nào rồi.
TSB ..... Thằng ....
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Ngay khi xây nhà ga, làm đường em đã gia cát dự sẽ bỏ đi. Có lẽ sẽ thành hiện thực
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
689
Động cơ
236,927 Mã lực
Tuổi
27
Cấm xe máy đi thì may ra mới chạy được. Cũng không nhất thiết cấm, cứ mỗi năm nâng giá 30%, bằng thuế, là vừa có tiền ngân sách, các con giời không chửi gì được :).
 

appleung

Xe điện
Biển số
OF-334782
Ngày cấp bằng
15/9/14
Số km
2,141
Động cơ
293,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
mịe, LVL đang đẹp mới tinh, đóng mấy cái bốt cạy lên làm bê tông tắc vài tháng giời, chúng nó ăn đất ăn đường nhựa giỏi thật, Mịe, con Ngọc Trinh sai cmnr nhá, cạp đất ăn mới giàu được.
Bus là phải chạy trên đường bê tông nó mới nhanh được... Bọn nó ăn gì mà khôn thế ?
 

ancient_egypt

Xe tải
Biển số
OF-340834
Ngày cấp bằng
30/10/14
Số km
230
Động cơ
276,021 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn cái đường tàu điện trên cao mới gọi là vỡ ý cụ. Em cứ chống mắt lên xem nó tồn tại đc bao lâu mà nó chặt miẹ nó hết cây trồng 50-60 năm ở đg nhà em
 

NoCarNoMoney

Xe tăng
Biển số
OF-124685
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
1,193
Động cơ
387,930 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the Net...
Tóm lại là chúng nó ăn hết rồi đúng không các cụ? ăn xong rồi thì đá mẹ nồi đi cho nhanh
Buýt nhanh nghìn tỷ nguy cơ 'vỡ trận'
  • 11:07 27/06/2016
Dự án buýt nhanh (BRT) của Hà Nội trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, triển khai gần 10 năm vẫn chưa thể khai thác. Sắp hết thời hạn, buýt nhanh vẫn chưa có phương án hoạt động.

Các chuyên gia chuyên ngành cho rằng, dự án có nhiều sai lầm nghiêm trọng, có dấu hiệu lãng phí trong đầu tư...

Gọi là “rùa” vì sự chậm trễ của dự án tới 10 năm. Chưa kể, với mật độ giao thông Thủ đô hiện nay, những chiếc xe buýt kiểu này sẽ khó nhanh như mục tiêu đặt ra.



Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.

Sắp hoạt động, chưa có phương án chạy xe
Gần 10 năm triển khai (chưa tính thời gian nghiên cứu trước đó), với nhiều lần gia hạn, mới đây, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội hứa đưa BRT vào chạy thử vào quý III, vận hành chính thức vào quý IV. Tính ưu việt nhất của loại hình này được đăng tải trên trang web chính thức của dự án là: Tốc độ di chuyển nhanh vì chạy trên làn đường riêng.

Tuy nhiên, việc dành làn đường riêng cho BRT, cắt xén từ làn đường hiện hữu hầu hết đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc là lo ngại lớn nhất của giới chuyên gia và người tham gia giao thông.

Đặt lo ngại này với ông Vũ Hà, GĐ Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (trực tiếp quản lý dự án), PV nhận được nội dung trả lời: Đến nay, phương án tổ chức giao thông vẫn đang nghiên cứu, chưa thể công bố. Ông Hà nói thêm: “Bây giờ đang nhờ các giáo viên, chuyên gia đại học GTVT nghiên cứu”.

Vậy Ban vẫn giữ quan điểm cho BRT chạy làn riêng và đạt tốc đột 22 km/h như công bố?

“Vẫn riêng, nhưng sẽ riêng ở một số khu vực phù hợp. Ví dụ qua đường Giảng Võ nhỏ, Giang Văn Minh, Ba La – Yên Nghĩa sẽ đi chung. Các đoạn khác sẽ phối hợp với Đại học GTVT để lên phương án, lộ trình và mục tiêu hướng đến vẫn là 22 km/h”.

Ông có thể bật mí phương án?

Tôi chưa thể công bố, phải báo cáo Thành ủy. Mà các chuyên gia Đại học GTVT đang nghiên cứu.

Khi PV nêu vấn đề: Giá như dự án hoàn thành nhiều năm trước, người dân đi BRT, không mua xe cá nhân thì đường không đến nỗi tắc như hiện nay? Ông Hà không trả lời, hứa cung cấp cho PV các tờ trình nêu lý do các lần gia hạn (Dự án phê duyệt năm 2007, ba lần xin gia hạn). Tuy nhiên, sau nhiều ngày đề nghị, ông Hà vẫn không cung cấp.



Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.

“Khai thác vỡ trận, đừng gọi là BRT”
TS Mai Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế (Đại học GTVT) cho hay: BRT là loại hình vận tải công cộng, quy mô lớn, hiện đại dựa trên nguyên tắc vận hành trên một tuyến đường riêng.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này tại Hà Nội bằng cách “xén” những tuyến đường có mật độ giao thông cao, nhiều giao cắt như tuyến Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương là không đạt chuẩn BRT.

Theo khảo sát của Tiền Phong, toàn tuyến 14,7 km có hơn 30 điểm giao cắt, chưa kể những đoạn đường không có dải phân cách (đoạn từ ngã ba Ba La đến Bến xe Yên Nghĩa; đường Giảng Võ nhỏ, Giang Văn Minh).

“Số lượng các giao cắt trên tuyến quá lớn. Tại các điểm này, nếu ưu tiên cho BRT, các phương tiện khác là thứ yếu sẽ gây ùn tắc cho toàn bộ các phương tiện và cả BRT. Nếu khai thác tần suất cao (dự án đặt ra mục tiêu 10 phút/chuyến) sẽ vỡ trận. Còn không khai thác đúng tần suất, tất nhiên không thể gọi là BRT” – TS Mai Hải Đăng đánh giá.

Về mối quan hệ mật độ phương tiện và làn xe, một thạc sĩ thuộc Tổng Cty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (Tedi) cho hay, trong ngành thiết kế đường bộ luôn phải đếm, dự báo lưu lượng phương tiện để xây dựng làn đường.

“Với những tuyến như Giảng Võ, Láng Hạ, không cần đếm cũng đủ thấy đã quá tải so với quy định. Mỗi bên tuyến có 2 làn, lấy nguyên 1 làn cho buýt nhanh, chắc chắn sẽ ùn tắc nặng nề” - thạc sĩ này nói.

Về vấn đề này, TS Mai Hải Đăng cho rằng, trong trường hợp không có lựa chọn nào khác, việc dành làn đường hiện hữu để dành cho phương tiện công cộng như BRT vẫn có thể chấp nhận được nhưng phải đạt trạng thái cân bằng, không để xảy ra ùn tắc.

Bình luận về ý kiến cho rằng, các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ ùn tắc trước khi thực hiện dự án, TS Mai Hải Đăng nói: “Không cần đến chuyên gia, người dân bình thường cũng thấy việc đưa những xe buýt lớn như con rồng giữa tuyến này sẽ gây kẹt xe. Tôi tin cơ quan phê duyệt, thực hiện dự án cũng biết. Nhưng họ vẫn quyết làm vì lý do nào đó tôi không thể biết?”

Một trong những tham vọng của cơ quan thực hiện dự án là sau khi đưa BRT vào, người đi xe cá nhân sẽ chuyển lên BRT, mặt đường sẽ trở lại thông thoáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả theo cách này, dự án BRT cũng bộc lộ nhiều bất cập từ quy hoạch đến thiết kế chi tiết.

----------------------------------
http://news.zing.vn/buyt-nhanh-nghin-ty-nguy-co-vo-tran-post661028.html

Nghìn tỉ cho một đống chuột bạch.
 

NoCarNoMoney

Xe tăng
Biển số
OF-124685
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
1,193
Động cơ
387,930 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the Net...
Cái này cụ chuẩn rồi. Dân ngu bầu ra 1 lũ Cuốc hội ăn hại nên dân chịu chứ còn gì.
Và giờ đến cuối cùng người ta hỏi : TRÁCH NHIỆM ??? AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO VIỆC NÀY ???. Cầu trả lời sẽ là : Trách nhiệm của toàn dân :))
 
Biển số
OF-399539
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
725
Động cơ
237,958 Mã lực
Tuổi
34
Cái này cụ chuẩn rồi. Dân ngu bầu ra 1 lũ Cuốc hội ăn hại nên dân chịu chứ còn gì.
Cụ quên câu nói huyền thoại của bác Hùng rồi sao : "Quốc hội tức là dân, Quốc hội quyêt sai là dân quyết sai. Dân quyết sai thì dân chịu chứ kỉ luật ai" =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top