[Funland] Buông bỏ ...

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,837
Động cơ
305,341 Mã lực

Lady in red

Xe buýt
Biển số
OF-511251
Ngày cấp bằng
20/5/17
Số km
882
Động cơ
191,529 Mã lực
Ơ. Lại mở thớt y hệt lần trước à?
 

Trác Mộ Thu

Xe điện
Biển số
OF-448126
Ngày cấp bằng
24/8/16
Số km
4,830
Động cơ
255,610 Mã lực
Tuổi
47
Em vừa trộn xong mấy cối vữa nghỉ giải lao vào xem mợ buông bỏ gì thì cho em xin. :)
 

Menhim1601

Xe container
Biển số
OF-432001
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,803
Động cơ
278,661 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Nhím
Triển luôn mợ ơi, đi cùng tụi em :D

Chúng ta cùng hẹn hò thoai :))
Mai hẹn hò đi chệ ơi:))
Tại mình cũng ko thích ấy chứ ;)) có ảnh đẹp thì thay thoai , tội gì ;))



Gì đới, bao h vại?



Đi buông dư nào bác Trâu ;))
Trưa mai e bận, chiều mai 4h chúng mình cf cùng thým dưới, xong 7h chúng mình lại đi cf ca nhạc. Được Ko các mợ
Cafe ca nhạc 9h mí bắt đầu Tàn ui.
Ib chệ số êm nhớ
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Đọc được trên FB của dịch giả Thiên Lương, thấy cũng hay, mà có vẻ hợp với tiêu đề của mợ chủ. Em trích, và làm gọn một số nội dung mang về đây, bản cụ thể hoàn chỉnh nếu mọi người quan tâm có thể tìm đọc.





Phật tổ vạch ra 4 tiên đề, dịch một cách bí hiểm ra tiếng Việt là Tứ diệu đế, còn tiếng Anh rất trong sáng: Four Noble Truths. Bốn cái này là:

1. Đời là khổ.
2. Khổ vì muốn.
3. Hết muốn hết khổ.
4. Tu tập là con đường diệt ham muốn.

Cả 4 cái này đều là tiên đề của đạo Phật. Chẳng ai chứng minh được chúng cả, và nếu bạn thấy chúng sai thì bạn không nên theo đạo Phật làm gì cho mất công. Vì như vậy cũng như bạn học hình học Euclid mà không tin rằng qua hai điểm bất kỳ thì luôn luôn vẽ được một đường thẳng. Học nữa cũng vô ích.

Tất nhiên cái Truth đầu tiên là gây tranh cãi nhất. Đó quả thật là một quan điểm rất yếm thế, bi quan. Nhưng cũng có lý. Thực ra cuộc đời chúng ta là một cuộc chơi tổng bằng không, ta được cái gì thì sẽ mất đúng cái đó, và chơi xong thì hiển nhiên là ta chẳng có gì cả. Nên Phật tổ mới cho rằng Đời là khổ, nếu bạn có đang sướng thì cũng sẽ đến lúc khổ, chẳng cách nào tránh được cả.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
(Tiếp)

Nếu chúng ta chấp nhận được cái tiên đề đầu tiên của đạo Phật: Đời là khổ, hay nói một cách văn chương: Đời là bể khổ. Thì chúng ta có thể xem xét đến cái tiên đề thứ hai, cũng rất quan trọng: Khổ vì muốn.

Phật tổ cho rằng mọi nỗi khổ của chúng ta là do ham muốn mà ra. Đây là một tiên đề cực kỳ quan trọng cho tư tưởng Phật giáo, nếu bạn mà không đồng ý với điểm này thì coi như không thể thành tín đồ Phật giáo được.

Mỗi khi bạn muốn một thứ gì đó, dù là tinh thần hay vật chất, lập tức bạn vướng vào một cái mà Phật giáo gọi là vòng luân hồi, tức là bạn không thoát ra được cái nỗi khổ mà nó mang lại, nó như một vòng xoáy nước, dìm chết bạn vĩnh viễn.

Ví dụ bạn muốn một cô gái đi, lập tức bạn sẽ khổ, vì nếu bạn không có được cô ấy, coi như xong; nếu có cô ấy, thì bạn có thể mất, nếu mất cũng coi như xong đi; mà nếu không mất thì bạn cũng khổ thôi, quá khổ là đằng khác, cái này ông nào lấy vợ trên 1 năm đều hiểu.

Chẳng có gì trên đời khổ bằng muốn có cô nào lại có ngay được cô đó một cách lâu dài.

Oscar Wilde, người mà tôi đang dịch, có một câu nói nổi tiếng, đúng tinh thần Phật giáo luôn: “There are only two tragedies in life: one is not getting what one wants, and the other is getting it.”

"Đời chỉ có hai bi kịch mà thôi: một là không có được cái mình muốn, và hai là có được nó."

Và chính sự ham muốn sinh ra nỗi khổ, không có ham muốn sẽ không khổ. Như bọn trẻ con mẫu giáo chẳng hạn, không đứa nào khổ vì gái cả, hay con ngựa đực cũng không khổ vì con bò cái. Chính sự ham muốn dẫn sinh linh đến nỗi khổ.

Sự ham muốn sinh ra một phần từ bản năng, một phần từ lòng tham ái, nhưng về bản chất thì đều do sự ngu dốt mà ra, Phật gọi là Vô Minh - là một trạng thái tinh thần gọi nôm na là bạn cứ tưởng cái tôi của mình có ý nghĩa nào đó. Tuy nhiên thực ra cái tôi của bạn tuyệt đối vô nghĩa.

Do bạn tưởng cái tôi của bạn, con người của bạn có một ý nghĩa nào đó, nên bạn mới tham lam, mới muốn sở hữu. Chứ nếu bạn hiểu rằng bạn tuyệt đối vô nghĩa, thì bạn còn sở hữu làm gì, và do đó bạn cũng không còn tham ái nữa.

Quá trình để nhận thức ra sự tuyệt đối vô nghĩa của cái tôi ấy chính là quá trình giải thoát khỏi nỗi khổ. Và cũng như tiên đề thứ nhất, tiên đề thứ hai này không thể chứng minh được, chỉ có ngộ ra được thôi. Tức là tự dưng đến thời điểm nào đó, trí óc bạn bỗng dưng bừng sáng, nhận thức trọn vẹn và đầy đủ về nó, không cần bàn cãi hay cơ sở thực tiễn gì cả. Cái này không thể dạy được, bắt buộc con người phải tự mình tìm ra.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
(Tiếp - Phần này giữ nguyên quan điểm của tác giả, mặc dù có thể cách trình bày không hẳn phù hợp với đa số người đọc)

—————————

Nói tiếp về cái Truth thứ 3 trong Four Noble Truths của đạo Phật. Cái này có thể dịch là: 3. Hết Khổ Hết Muốn.

Như đã nói ở bài trước, Phật tổ cho rằng mọi nỗi Khổ là do Muốn mà ra. Vậy nên muốn chấm dứt được mọi nỗi Khổ thì dĩ nhiên phải chấm dứt mọi ham muốn. Nhưng chấm dứt bằng cách nào?

Có nhiều tôn giáo cho rằng có thể chấm dứt ham muốn bằng cách hành hạ bản thân, thậm chí cắt xẻo. Chẳng hạn một số bộ lạc ở châu Phi cắt âm vật của bé gái vì cho rẳng đó là nơi phát sinh ra sự cực sướng (orgasm) ở đàn bà (tuy nhiên tôi rất nghi ngờ vào điều này), và nếu cắt cái đó đi thì phụ nữ sẽ mất ham muốn tình dục, và do đó nên không Khổ vì chuyện đó nữa.

Ở Ấn Độ có nhiều giáo phái cho rằng hành hạ bản thân sẽ dập tắt ham muốn, chẳng hạn như nhịn đói, cắt xẻo vài bộ phận trên người sẽ giúp họ bớt đi các ham muốn nhất định, và do đó đỡ khổ. Chính Phật tổ cũng đã đi theo con đường ấy, nhịn ăn cho đến lúc người chỉ còn da bọc xương, sờ bụng thấy xương sống, nhưng rốt cuộc cũng chẳng ngộ ra được gì.

Và chính quan điểm của Phật tổ trong cái Truth thứ 3 này là sự khác biệt cốt yếu nhất của Đạo Phật với mọi tôn giáo khác: Phật tổ cho rằng chỉ có một cách diệt ham muốn duy nhất là bằng chính suy nghĩ của con người.

Phật tổ không cho rằng các biện pháp bên ngoài có thể thay đổi được ham muốn, dù có cắt lưỡi đi thì người ta vẫn thèm ăn, cắt dương vật đi thì người ta vẫn thèm gái, và cắt gì chăng nữa cũng không ngăn cản được người ta khỏi lòng tham với danh vọng, tiền tài và chính cái tôi của mình.

Chỉ có một cách để giải thoát là tự thay đổi được suy nghĩ của chính mình!

Tuy nhiên, để tìm được cách thay đổi, thì phải biết cái gì hạn chế con người. Và Phật tổ cho rằng con người bị trói vào các ham muốn bằng một khái niệm mà tiếng Anh dịch rất hay là fetter, trong khi tiếng Việt dịch rất tăm tối là "kiết sử". Dân mình ngu muội về đạo Phật phần lớn là do các bản dịch Phật giáo hết sức tào lao chi khươn. Đọc chẳng hiểu gì hết trơn.

Fetter là gì, các bạn tra từ điển một cái là ra. Đó là sợi dây buộc chân tù nhân, là cái thừng buộc mũi trâu, là cái xích cổ chó, nói chung là những cái trói buộc sinh vật lại, không cho chúng tự do.

Con người bị trói vào ham muốn bằng 10 loại fetters khác nhau, muốn biết chi tiết thì các bạn về nhà mà gúc, thầy không phải bọn sư sãi Việt Nam mà đi dạy chi tiết những cái google có đầy. Nhưng có thể hiểu đơn giản là những loại ham muốn khác nhau thì có các fetter khác nhau để trói bạn lại. Mà cái fetter hay được nói đến nhất chính là cái mà phụ nữ vẫn giấu ở giữa hai ngón chân cái của họ đấy.

10 loại fetters này không cần phải bị cắt ngay ở một kiếp sống, mà có thể mỗi kiếp bạn chỉ cắt được một hai cái. Có những người như Phật tổ thì cắt được một phát hết luôn, nhưng trường hợp ấy cũng giống như trúng Vietlot hai lần liên tiếp, vài ngàn năm mới xảy ra được một lần.

Còn chúng sinh như chúng ta thì có khi mấy chục kiếp vẫn chưa xong cái nào.

Và tính văn chương trong tư tưởng Phật tổ cũng thể hiện qua chính cái chi tiết fetter này: Rốt cuộc thì để giải thoát, thì bạn phải cắt được các sợi xích ràng buộc mình.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là làm sao cắt được các sợi xích, mà vấn đề còn là... cắt để làm gì?

Đấy mới là cái khó nhất trong quá trình tu tập.
 

Stormyman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-1999
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,621
Động cơ
1,290,076 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Buông bát buông đũa là bỏ mâm đứng dậy thôi.. Còn tham sân si thì còn có trách nhiệm với bản thân và người khác.. Buông bỏ nghĩa là bao dung, là tha thứ chứ không phải là mackeno
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Nói cho cùng, đời người là một cuộc hành trình, đẹp ở đường đi chứ ai chả chung đích đến: Cát bụi về với cát bụi - Một nội dung trích ở trên “Cuộc đời chúng ta là một cuộc chơi tổng bằng 0”, cá nhân em cảm thấy đúng.

Nhưng đã là một cuộc hành trình cùng về một điểm đích, thì nói cho cùng “Buông bỏ” hay “Chặt đứt mọi sợi dây xích ràng buộc”, để làm gì? Tu để làm gì?

Nếu đằng nào chả thức thì ngủ làm gì nữa? Đằng nào chả đói thì ăn làm gì nữa? Đằng nào chả chết thì sống làm gì nữa? Bản thân tuyệt đối vô nghĩa thì còn tồn tại làm gì nữa?

Chính những nổi khổ, hỉ nộ ái ố của cuộc sống mới tạo nên cái gọi là Hạnh phúc. “Buông bỏ” để làm gì?
 

Car68

Xe tải
Biển số
OF-566137
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
385
Động cơ
151,082 Mã lực
Tuổi
40
Bất hạnh lắm thì buông bỏ mới là hạnh phúc
 

TomNam

Xe hơi
Biển số
OF-561313
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
177
Động cơ
151,822 Mã lực
Tuổi
51
Em lập thớt để các cụ/mợ vào trao đổi quan điểm của mình về sự "buông bỏ"

Liệu có đúng buông bỏ mọi thứ như tham, sân, si thì sẽ hạnh phúc ko? ( Em ko nói chuyện tình cảm nhé nên các cụ/mợ chém nhẹ tay ;)) )



Được gửi từ IP - Otofun
1. Buông bỏ thì còn phải xem buông bỏ cái gì và trong hoàn cảnh nào, thời gian nào.

2. Buông bỏ được thì sướng bản thân và nhẹ đầu, nhưng vấn đề là liệu cụ chỉ sống cho bản thân hay còn phải có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh nữa?

3. Trẻ thì ko nên buông bỏ mà phải đam mê, phấn đấu thì mới thành công, có câu “người lính tồi là người lính ko có ước mơ làm nguyên soái”. Khi về già đạt được nhiều thứ rồi và cũng ko còn sức, còn thời gian nữa thì ta buông bỏ dần dần, sống cho thanh thản.
 

buôn chổi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-621261
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
380
Động cơ
119,320 Mã lực
Tuổi
33
(Tiếp)

Nếu chúng ta chấp nhận được cái tiên đề đầu tiên của đạo Phật: Đời là khổ, hay nói một cách văn chương: Đời là bể khổ. Thì chúng ta có thể xem xét đến cái tiên đề thứ hai, cũng rất quan trọng: Khổ vì muốn.

Phật tổ cho rằng mọi nỗi khổ của chúng ta là do ham muốn mà ra. Đây là một tiên đề cực kỳ quan trọng cho tư tưởng Phật giáo, nếu bạn mà không đồng ý với điểm này thì coi như không thể thành tín đồ Phật giáo được.

Mỗi khi bạn muốn một thứ gì đó, dù là tinh thần hay vật chất, lập tức bạn vướng vào một cái mà Phật giáo gọi là vòng luân hồi, tức là bạn không thoát ra được cái nỗi khổ mà nó mang lại, nó như một vòng xoáy nước, dìm chết bạn vĩnh viễn.

Ví dụ bạn muốn một cô gái đi, lập tức bạn sẽ khổ, vì nếu bạn không có được cô ấy, coi như xong; nếu có cô ấy, thì bạn có thể mất, nếu mất cũng coi như xong đi; mà nếu không mất thì bạn cũng khổ thôi, quá khổ là đằng khác, cái này ông nào lấy vợ trên 1 năm đều hiểu.

Chẳng có gì trên đời khổ bằng muốn có cô nào lại có ngay được cô đó một cách lâu dài.

Oscar Wilde, người mà tôi đang dịch, có một câu nói nổi tiếng, đúng tinh thần Phật giáo luôn: “There are only two tragedies in life: one is not getting what one wants, and the other is getting it.”

"Đời chỉ có hai bi kịch mà thôi: một là không có được cái mình muốn, và hai là có được nó."

Và chính sự ham muốn sinh ra nỗi khổ, không có ham muốn sẽ không khổ. Như bọn trẻ con mẫu giáo chẳng hạn, không đứa nào khổ vì gái cả, hay con ngựa đực cũng không khổ vì con bò cái. Chính sự ham muốn dẫn sinh linh đến nỗi khổ.

Sự ham muốn sinh ra một phần từ bản năng, một phần từ lòng tham ái, nhưng về bản chất thì đều do sự ngu dốt mà ra, Phật gọi là Vô Minh - là một trạng thái tinh thần gọi nôm na là bạn cứ tưởng cái tôi của mình có ý nghĩa nào đó. Tuy nhiên thực ra cái tôi của bạn tuyệt đối vô nghĩa.

Do bạn tưởng cái tôi của bạn, con người của bạn có một ý nghĩa nào đó, nên bạn mới tham lam, mới muốn sở hữu. Chứ nếu bạn hiểu rằng bạn tuyệt đối vô nghĩa, thì bạn còn sở hữu làm gì, và do đó bạn cũng không còn tham ái nữa.

Quá trình để nhận thức ra sự tuyệt đối vô nghĩa của cái tôi ấy chính là quá trình giải thoát khỏi nỗi khổ. Và cũng như tiên đề thứ nhất, tiên đề thứ hai này không thể chứng minh được, chỉ có ngộ ra được thôi. Tức là tự dưng đến thời điểm nào đó, trí óc bạn bỗng dưng bừng sáng, nhận thức trọn vẹn và đầy đủ về nó, không cần bàn cãi hay cơ sở thực tiễn gì cả. Cái này không thể dạy được, bắt buộc con người phải tự mình tìm ra.
Con đường diệt vong của nhân loại là đây chứ đâu.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Con đường diệt vong của nhân loại là đây chứ đâu.
Tự nhiên ăn gạo lứt, uống nước trong, chờ chết là nhận thức trọn vẹn rồi đấy. Khả năng gọi là hạnh phúc kiểu buông bỏ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top