Cái lối sống người Việt do làm lúa nước lâu đời có lẽ thành những tập quán, rồi cách sống, nguyên tắc sống, tâm lý như vậy đi vào đô thị, kinh doanh, cơ quan hành chính...
- quan tâm nhau quá, đến chỗ xét nét, cần thiệp vào đời riêng. Gây khó cho người khác có khi chỉ vì thích như thế, chứ không phải vì lợi.
- thích làm theo lệ chứ không coi trọng luật.
- thôi ghen ăn tức ở, thói cạnh khoé, không thích ai hơn mình.
- cắm mặt vào ruộng, vào mít trâu... Không nhìn xa trông rộng được.
- Hưởng thụ giản đơn, chủ yếu là ăn, cái gì cũng quy về ăn.
V.v...
Cuộc sống tù túng quẫn bách nên không sống thoáng đãng được. Văn hoá thảo nguyên, đồng cỏ có lẽ thoáng hơn chăng?
Cần có thời gian cụ chủ ạ, để cái tâm lý, tập quán thay đổi.
Cuộc sống trong một số khu đô thị mới giờ đây thấy có dáng dấp hiện đại, nhưng nhiều người chê, cho rằng cs khép kín, nhà nào biết nhà nấy, miễn không gây phiền cho nhau như thế là chán ngán, ích kỉ.
Cái gì cũng có hai mặt của nó.
Nhưng tương lai sẽ cơ bản giống như các nước công nghiệp thôi. Sống theo luật. Còn lại thì tôn trọng cs cá nhân. Đời người ngắn ngủi lắm, gây khó khăn cho nhau, gây phiền hà cho nhau, hành nhau chẳng để làm gì, phí phạm thời gian của cả hai. Rộng lượng xởi lởi với nhau để cho nhau cùng thanh thản.
Hình như cái câu xởi lởi trời cho là câu của dân buôn, chứ không phải của nhà nông. XH đi lên thương mại hoá thì rồi sẽ khác đi về tâm lý, tập quán.
Cho nên ta có nhìn thấy những cái chưa vừa ý thì coi như chuyện bình thường và chấp nhận thay đổi từ từ, không nóng vội được. Nghĩ thế cho thoải mái chăng?
Chả biết đúng ý cụ chủ chưa!