Người Việt ý thức rất kém, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân còn chà đạp lên lợi ích của người khác và lợi ích xã hội. Ví dụ đơn giản như đổ rác đúng chỗ quy định nhưng không thực hiện, cứ tiện đâu là vứt rác ở đấy, thế là xã hội lại phải tốn kém thêm chi phí thu gom rác thải, hơn nữa gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đường phố... Không biết đến bao giờ người Việt mới thực sự văn minh.
Đây tặng cụ Nhận định về người xứ đông Lào của cụ
Phạm Tất Thịnh giảng viên trường Học Viện Hành Chính QG này:
1. Nguồn gốc của hắn: Tiểu nông - Mục tiêu cuộc đời: Tiểu chủ - Hành vi: Tiểu xảo - Tư cách: Tiểu nhân - Làm ăn: Tiểu thương - Suy nghĩ: Tiểu trí - Tư tưởng: Tiểu bá.
2. Tình cảm không dào dạt hơn cái ao làng - Nhìn quá ngọn tre là chóng mặt - Chỉ uống nước giếng khơi mới không đau bụng - Một ngày không ăn mắm tôm không chịu được - Phát minh lớn nhất là cải tiến xe công nông - ý nghĩa cuộc đời là ăn miếng dồi chó - Mong ước lớn nhất là sống được hơn người - Sợ nhất là chết không được toàn thây.
3. Nếp sinh hoạt của những người như họ? Một người thì trùm chăn ngủ - nếu hai người thì tổ chức nấu nướng - ba người thì nói xấu người khác - bốn người trở lên thì họ chia bè “đánh nhau”.
4. Những người như họ, hễ chỉ có một thì có khi không rơi xuống hố, hai người thì đào hố bẫy người, có ba người đi với nhau thì có thể hơn một người sẽ rơi xuống hố do chính họ đã đào lên.
5. Hắn ham học nhưng để làm quan chứ không nhằm cải tạo cuộc sống.
6. Họ con chấy cắn đôi khi nghèo khổ, nhưng họ chỉ mong con lợn nhà hàng xóm lăn ra chết.
7. Họ đánh nhau kiểu hội đồng từ sau lưng mà không dám đối mặt đánh nhau trên đấu trường.
8. Trong diễn đàn thì họ ngậm miệng, nhưng bàn thối chuyện ngoài quán nước.
9. Bao nhiêu tinh lực của họ dành cho sự lẩn lách để tồn tại - bởi vậy họ ưa những hình thức phi chính thống.
10. Đi đến đâu họ cũng lập chợ quê mà không thể làm ăn lớn.
11. Họ hay nói tình nghĩa nhưng dễ đánh nhau vỡ đầu vì món lợi nhỏ.
12. Họ cởi gan cởi ruột nhưng phong cách sống rất khép kín.
13. Hắn cười hình hích để tự thưởng cho ý nghĩ của mình hơn là cười tươi với cái hay của người khác - hắn sướt mướt với cái thua thiệt của mình để hằn học với niềm vui của người khác.
14. Hắn coi cái gì cũng là nhỏ mà bỏ qua trong khi hắn không định nghĩa được cái lớn là gì. Việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích.
15. Họ có nhiều sáng kiến nhỏ nhưng không có khả năng biến những cái đó thành hàng hóa cạnh tranh.
16. Hắn vừa sùng ngoại vừa bài ngoại.
17. Hắn có khuynh hướng bới thù trong bạn hơn là tìm bạn trong thù.
18. Hắn rất khó dung nạp và đồng thuận với sự khác biệt.
19. Hắn rất "tinh tướng" vì không biết mình biết người.
20. Hắn luôn nghi ngờ, không phải để nhận thức lại thế giới mà chẳng thực tin vào cái gì.
21. Họ "dàn hàng ngang mà tiến" không hẳn vì sự hăng hái hay dũng cảm mà vì họ khiếp sợ cái đằng sau họ, và để sẵn sàng tranh nhau một cái gì đó phía trước.
22. Hắn có khả năng phi thường biến cái chính thống thành cái phi chính thống, để cái Tà của hắn tha hồ phát triển.
23. Hắn nhìn nhận đánh giá thế giới qua con mắt hấp háy gỉ nhoèn của mình và qua cái vốn hiểu biết "ếch ngồi đáy giếng" và đo vũ trụ bằng đơn vị dao quăng. Hắn bám vào cái thực tế chưa phát triển để thải loại cái lí thuyết phát triển để mong được yên thân.
24. Hắn phân thân biến hóa khôn lường theo cái cách của con sâu rau.
25. Hắn có thể nhẫn nại trong chiến tranh nhưng rất nôn nóng trong hòa bình.
26. Hắn gấp gáp hưởng thụ những sản phẩm văn minh của nhân loại, nhưng nền văn minh lại tự đặt dấu hỏi có nên cho hắn xếp chung hàng không?
27. Hắn rất thích phát ngôn như cãi nhau vì chẳng hiểu cái gì đến nơi đến chốn, chỉ muốn tỏ ra mình có vai trò quan trọng - Giống như chó “sủa ma”.
28. Hắn có thể nói được những lời to tát, có cánh nhưng hắn không thể che giấu được sự tự ti, nhược tiểu.
29. Họ chỉ cần một dúm người cũng có thể làm nên một sự hỗn độn, tạo nên một vụ việc, một sự hư cấu, một sự hủy hoại môi trường. Và mỗi người trong họ đều thấy bế tắc hoang mang trong chính dúm người đó.
30. Trong cộng đồng của họ mọi nghịch tí đều - được coi là đương nhiên, ở đó "Quái" đi với "Quái" là thường. Và họ mất rất nhiều tâm lực để thỏa hiệp, chung sống với những nghịch lí đó để rồi bị giằng xé phân thân.
31. Hôm qua họ từng "Tiếng hát át tiếng bom" - cái chết không khiến cho họ sợ hãi, nhưng rất sợ sự chuyên chế mà họ cũng tích cực góp phần tạo nên như hôm nay - thật về những điều họ đang sống, đang làm như hôm nay.
32. Họ từng đánh thắng oanh liệt nhiều ngoại xâm nhưng họ đã góp phần tạo ra nội xâm rất nhiều lần, để rồi lại phải chống ngoại xâm.
33. Họ định đi? Một người họ không dám đi, hai người họ đi loăng quăng, ba người họ mất cả ngày để bàn xem nên đi đâu, bốn người trở lên thì họ không đi đâu nổi, thế là họ ở nhà cất lên bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
34. Họ đã tạo ra và đứng trong hàng ngũ trí thức: Nói rất hay, nhưng cái hay không có thật - nói rất đúng, nhưng cái đúng không phát triển - Họ học môn bắt Rồng, rồi cũng hiểu ra trên đời không có Rồng, thế là tìm cách dạy lại con cháu môn bắt Rồng để kiếm sống.
35. Hắn không hiểu rõ về bản thân và cội nguồn của mình. Hắn lớn lên trong sự hư danh và dương dương tự đắc.
36. Hắn rất giỏi trong việc tầm thường hóa những khái niệm, những phạm trù thiêng liêng và sáng tạo nên những khảo dị theo kiểu dân dã. 37. Họ du nhập vào nhiều học thuyết, và họ du di giữa các học thuyết đó theo cách của người Bohemieng.
38. Hắn không có tín ngưỡng chính thống, nh ưng mê tín đến mức cực đoan, hắn gán cho Thánh Thần, Trời Phật những thuộc tính của chính hắn. Hắn đã làm quá nhiều điều không đàng hoàng đến mức tâm linh của hắn không yên ổn.
39. Hắn có thể bình tĩnh nằm hầm địa đạo hàng chục năm, nhưng khi trèo lên mặt đất thì hắn rất manh động.
40. Hắn luôn ngộ nhận 99% là của mình, mặc kệ một % còn lại là của ai đó. Hắn thường đuối sức, thỏa hiệp, nản lòng ở những phần trăm cuối cùng.
41. Hắn học rất nhiều nhưng luôn có khuynh - hướng tách rời giữa lí thuyết với thực tiễn. Bởi vậy cái việc học của hắn trở thành hủ nho, cái việc hành của hắn trở thành chắp vá, cái kết quả của hắn thật thảm hại.
42. Khi gặp sự không thuận lợi hắn thường tìm kiếm nguyên nhân từ bên ngoài chứ ít khi phân tích nguyên nhân nội thân, vì vậy hắn thiếu cầu thị, không tiến bộ và đi đến ngộ nhận về bản thân.