Cụ nhà em năm nay gần 100 tuổi nhưng minh mẫn, chả nhầm tí gì. Hay kể chuyện.
Chuyện là cái hồi cấm buôn bán, (cấm tất ngành nghề kinh doanh tư nhân). Cụ ông nhà em vào chiến trường (Cụ ông oánh cả Pháp lẫn Mỹ). ở nhà cụ bà nhà em tẩn tảo nuôi con, dậy học và thêm vụ là đi buôn lậu
Cụ có kể lại, cứ đêm thì cụ nhà em đạp xe đi mua gạo, đậu tương ... về bán lại cho người cùng làng nấu rượu, rồi mang rượu đi đổi cho địa phương quanh vùng lấy thóc, gạo, đậu tương. (Quê em là làng nghề truyền thống nấu rượu từ thời cổ. Bác nào quê Hải Dương chắc cũng nghe danh Làng Phú Lộc quê em.)
Bố em còn bé cũng phải đi 1 xe đạp nhỏ để trở hàng cùng Bà em.
Cụ kể rằng, có hôm leo dốc đê, bố em bé quá đạp mãi ko lên dốc được, thì gặp đoàn quân hành quân xúm lại giúp đưa bố em lên. Các chú hỏi chuyện bố em thì biết ông em đang đi chiến trường. Biết chuyện các bác các chú bế xốc bố em truyền tay nhau đưa lên đê, chú thì rắt xe cho lên tận mặt đê, quyến luyến ko dời. Bà em cũng đc các chú đẩy xe lên dùm mặt đê. Nghe đoạn này em thấy sao mà thắm tình quân dân thế. Bà em và bố em đứng nhìn và vẫy đoàn quân đi xa mới lên đường về.
Bà em lúc đó cứ hỏi chuyện các chú vào chiến trường nào, rồi nhờ chuyển lời vào tới ông em trong chiến trường nếu có gặp đơn vị cuả ông em (ông nội em thời pháp thì em ko rõ đơn vị, nhưng lúc còn chiến đấu trong nam thì thuộc Sư Đoàn 7 Miền Đông Nam Bộ.)
Rồi đi buôn mãi thì cũng có ngày gặp lực lực chức năng chứ. Nghe bà em kể là bà xem xin xỏ mãi các chú ko cho. Khóc quá trời (vì tội to hồi đó mà, còn nguy cơ bị tịch thu hết). Sau các chú cũng hỏi bố em, sao cháu lại đi cùng mẹ. Bố em còn bé nên ngây thơ, kể hết. Đến đoạn nghe ông em đang chiến đấu trong chiến trường. Thế là các chú lại thả cho đi về.
Rồi do buôn bán tẩn tảo, nên bà em cũng có một cơ nghiệp kha khá khi mà ông em phục viên trở về.
Đến đời Bố em, hay làng quê em bây giờ vẫn nấu rượu truyền thống. Cụ nào ghé Hải Dương nhớ thư rượu quên em nhé. Rươu quê em đặt biệt uống êm và ko bao giờ đau đầu.