Em thấy trong thớt này có 1 số ý kiến lôi chuyện "thuộc địa", "thực dân", "chế độ cũ" ra để lấy làm cơ sở cho sự đập bỏ một số công trình cũ/cổ.
Dường như đó là sự hạn chế trong thế giới quan/nhân sinh quan hay sao ấy.
Nói thế này nhé: lịch sử là lịch sử, không thể thay đổi được. Nếu không có những kiến trúc thuộc về quá khứ ấy, thì chúng ta sẽ có những kiến trúc nào tồn tại tới bây giờ.
Quá khứ có thể đau thương, nhưng những gì còn lại mà ta thừa hưởng đó, phải chăn chỉ là nỗi xấu hổ về quá khứ để nhất nhất phải tìm cách xóa sạch (MÀ KHÔNG VÌ VỤ LỢI?).
Thêm nữa, vì sao chúng ta không nhìn nhận là nếu để lại, những công trình ấy mang ý nghĩa "tượng đài chiến thắng", giống như một sự sở hữu của cải do bên thua cuộc để lại, một dạng chiến lợi phẩm cả về vật chất và tinh thần ?
Ở góc nhìn "chiến lợi phẩm" đó, hẳn các cụ không lạ gì câu chuyện Tào Phi lấy Chân thị thời Tam Quốc:
Vào khoảng giữa thời Kiến An (196 - 220) của Hán Hiến Đế, Chân thị kết hôn với Viên Hy, con trai thứ của Viên Thiệu. Không bao lâu sau, Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh bại trong trận chiến Quan Đô, nhà họ Viên chính thức sụp đổ.
Ngay sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi, con trai Tào Tháo, đã nhanh chóng đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ, chiếm lấy người đẹp. Theo sử sách ghi lại, Tào Phi vào Viên phủ thì bắt gặp Chân Mật, vì quá say mê trước nhan sắc của nàng, Tào Phi lập tức cầu xin cha cho phép lấy người đẹp làm chính thất.
Tam quốc diễn nghĩa/Hồi 33
Tháo đến cửa phủ Thiệu, hỏi:
- Có ai đã vào đây không?
Tướng canh cửa thưa:
- Có thế tử ở trong ấy.
Tháo gọi ra quở mắng. Lưu thị ra lạy mà kêu rằng:
- May nhờ có thế tử, nhà thiếp mới được an toàn. Thiếp xin dâng Chân thị để nâng khăn sửa túi, hầu hạ thế tử.
Tháo sai gọi ra, Chân thị sụp xuống lạy, Tháo xem mặt và nói:
- Thực xứng đáng làm dâu ta!
Liền bảo Tào Phi nhận Chân thị làm vợ.